Đề thi học sinh giỏi năm học 2011-2012 Môn ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 120 phút

doc7 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2114 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi năm học 2011-2012 Môn ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 120 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011-2012
MÔN NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 120 phút 

Câu 1: (2 điểm) 

	Hãy xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:
	"Tôi yêu Sài Gòn da diết (...). Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào một buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở..."	
(Minh Hương, Sài Gòn tôi yêu)

Câu 2: (3 điểm) 
Viết về người mẹ thân yêu của mình , nhà thơ Trương Nam Hương có những câu thơ sau :
	 “Thời gian chạy qua tóc mẹ
	Một màu trắng đến nôn nao.
Lưng mẹ cứ còng dần xuốngCho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi trong lời mẹ hátCó cả cuộc đời hiện ra.Lời ru chắp con đôi cánhLớn rồi con sẽ bay xa.” 	( Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)

Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn (khoảng một trang giấy thi).
	 
Câu 3: (5 điểm)	
	Nhận định về tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, có ý kiến cho rằng: “Tên quan phủ lòng lang dạ thú ấy chính là hiện thân cho bản chất xấu xa, tàn bạo, vô nhân đạo của chế độ phong kiến thối nát thời bấy giờ.”

	Bằng hiểu biết của em về tác phẩm “Sống chết mặc bay” hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

--------------------------Hết------------------------



ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011-2012
MÔN NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 120 phút 
Câu 1: (2 điểm)

	Hãy xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
	 
	 "Nhưng mỗi năm mỗi vắng
	Người thuê viết nay đâu?
	Giấy đỏ buồn không thắm
	Mực đọng trong nghiên sầu."
	( Vũ Đình Liên, Ông đồ)

Câu 2: (3 điểm)

	Ngợi ca sự hy sinh cao đẹp của những người lính trong chiến dịch thành cổ Quảng Trị năm 1972, nhà thơ Lê Bá Dương đã viết:
	
	 "Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ
	Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
	Có tuổi hai mươi thành sóng nước
	Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm."
	(Lê Bá Dương,Lời người bên sông)
Trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn (khoảng một trang giấy thi).
 .
Câu 3: (5 điểm)

Có ý kiến cho rằng: "Chị Dậu và lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám."

	Qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" (Ngô Tất Tố) và "Lão Hạc" (Nam Cao), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.




---------------------Hết------------------
	
	








HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011-2012
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7

Câu 1: (2 điểm)
 - Học sinh chỉ ra được phép tu từ mà tác giả sử dụng trong đoạn văn là điệp ngữ (0.25đ) và điệp cấu trúc câu (0.25đ).
- Tác dụng việc sử dụng biện pháp trên để tác giả bộc lộ tình yêu nồng nàn, thiết tha với thành phố Sài Gòn của mình. (0,5đ)
+ Chính từ tình yêu ấy mà tác giả đã cảm nhận được nhiều vẽ đẹp và nét riêng của thành phố. Đó là sự cảm nhận tinh tế về thiên nhiên khí hậu đặc biệt của Sài Gòn, về không khí, nhịp điều của cuộc sống đa dạng của thành phố trong những thời khắc khác nhau ( Đêm Khuya ……., phố phường náo động, dập dìu xe cộ giờ cao điểm, cái tỉnh lặng của biển Sóng tinh Sương, làn không khí mát dịu, thu sạch) với tác giả cũng trở thành những cái đáng yêu, đáng nhớ. (1đ)
Câu 2: (3 điểm) 	
* Yêu cầu: Học sinh trình bày cảm nhận về đoạn thơ bằng một bài viết ngắn gọn, không yêu cầu phân tích đoạn thơ. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý cơ bản như sau: 
+ Hai khổ thơ trên trong bài "Trong lời mẹ hát" của nhà thơ Trương Nam Hương đã bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về người mẹ:(0.5đ)
+ Hình ảnh người mẹ với mái tóc bạc trắng vì thời gian làm cho tác giả thấy xúc động đến "nôn nao" . (0.5đ)
+ Ý đối lập trong hai câu thơ “Lưng mẹ cứ còng dần xuống – Cho con ngày một thêm cao" như muốn bộc lộ suy nghĩ về lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ. (0.5đ)
+ Người mẹ hy sinh cả cuộc đời cho đứa con thân yêu của mình.(0.5đ)
+ Mẹ đã đem đến cho con cả "cuộc đời" trong lời hát , mẹ chắp cho con “đôi cánh" để lớn lên con sẽ bay đi khắp mọi nẻo đường xa. (0.5đ)
+ Những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về người mẹ thật đẹp đẽ và xúc động biết bao!(0.5đ)
Câu 3: (5 điểm)
	1/ Kỹ năng: 
	- Biết cách làm bài nghị luận chứng minh một nhận định về một tác phẩm văn học.
	- Luận điểm, luận cứ rõ ràng, có sức thuyết phục.
	- Bố cục bài văn chặt chẽ, phân chia đoạn hợp lý, lời văn trong sáng, dễ hiểu; giữa các phần cần có sự liên kết.
	2/ Kiến thức:
	- Trước hết học sinh phải hiểu đúng ý nghĩa Nhận định: Tên quan phủ lòng lang dạ thú ấy chính là hiện thân cho bản chất xấu xa , tàn bạo, vô nhân đạo của chế độ phong kiến thối nát thời đó.
	- Từ việc hiểu đúng ý nghĩa nhận định, các em vận dụng vốn hiểu biết về tác phẩm “Sống chết mặc bay” để chứng minh cho nhận định đó.

	* Dàn bài cụ thể như sau:
	Cụ thể:
Mở bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề .
Thân bài : làm rõ bản chất xấu xa của chế độ phong kiến:
	- Dưới thời phong kiến, quan lại có trách nhiệm chăm lo cho dân như cha mẹ lo cho con cái. Nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” qua hình tượng nhân vật quan phụ mẫu và bọn tùy tùng đã chứng minh cho điều đó. Tóm tắt ngắn gọn sự việc triều đình cử quan đến làng X để giúp dân hộ đê.
- Công cuộc hộ đê của quan:
+ Đi hộ đê mà không đến chỗ xung yếu để chỉ huy, hướng dẫn nhân dân mà lại ở nơi cao ráo, an toàn.
+ Đi giúp dân hộ đê mà dung những đồ dùng, thức đựng, kẻ hầu người hạ như đi hội.
+ Giúp dân hộ đê mà không quan tâm gì đến đê điều, không những thế lại say tổ tôm…
+ Thái độ vô trách nhiệm đến vô nhận đạo, phi nhân tính: Trong khi quan say sưa,
thích thú chơi bài trong đình bao nhiêu thì bên ngoài tính mạng nhân dân đang nguy cấp bấy nhiêu.
	+ Hai lần có người bẩm báo tình hình nguy cấp của khúc đê nhưng quan không những thờ ơ mà còn cáu gắt, dọa bỏ tù...
	+ Quan sung sướng, hạnh phúc với ván bài ù thì bên ngoài đê vỡ với bao cảnh tan thương...
	c. Kết bài: khẳng định lại vấn đề.
	2/ Biểu điểm:
Điểm 5: Cho bài văn đảm bảo những yêu cầu trên, có khả năng lập luận tốt. 
Điểm 4: Cho những bài văn đảm bảo những yêu cầu trên nhưng có vài lỗi nhỏ về diễn đạt câu và chính tả.
Điểm 3: Đảm bảo những yêu cầu trên tuy nhiên còn liệt kê chứ chưa phân tích dẫn chứng. văn viết đôi chỗ chưa mạch lạc, còn một vài lỗi về diễn đạt câu và chính tả.
Điểm 2: Tương đối đảm bảo những yêu cầu trên, chủ yếu liệt kê dẫn chứng, lời văn chưa mạch lạc, còn mắc một số lỗi về chính tả và diễn đạt câu.
Điểm 1: Kĩ năng chứng minh chưa tốt, lí lẽ, dẫn chứng sơ sài. Còn sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.

	* Lưu ý: 
	 1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản mang tính định hướng, giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm; tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của học sinh; phát hiện, trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách trình bày khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lý, có sức thuyết phục.(riêng phần tiếng Việt cần căn cứ đúng theo hướng dẫn chấm để ghi điểm) . 
2. Tổng điểm của toàn bài là 10,0 điểm, điểm lẻ đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm chính, giám khảo cần bàn bạc, thống nhất để định ra các thang điểm cụ thể. 
 
	
------------------Hết------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8, NĂM HỌC 2011-2012
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
	
Câu 1: (2 điểm)
	Các biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: điệp từ (mỗi) (0,25đ); Câu hỏi tu từ (người thuê viết nay đâu) (0,25đ); nhân hóa (giấy buồn, mực sầu) (0,25đ)
	Phân tích tác dụng:
Điệp từ : thể hiện sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ (0,25đ). Hình ảnh ông đồ tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố đông người qua nhưng không người thuê viết (0,25đ).
Câu hỏi tu từ: không có lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn… (0,25đ)
Nhân hóa: cái sầu, cái buồn như ngấm vào cả sự vật (giấy, nghiên)(0,25đ), những vật vô tri cũng buồn cùng ông đồ, cũng cảm thấy cô đơn, lạc lõng (0,25đ).
Câu 2: (3 điểm)
	HS có thể diễn đạt bằng những cách khác nhau. Về đại thể, cần nêu được những cảm nhận sau đây: 
1. Hai dòng thơ đầu là lời nhắn nhủ của tác giả với những người hôm nay (Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ) như sợ những mái chèo lên dòng Thạch Hãn làm đau những hài cốt của những người lính liệt sĩ vẫn còn nằm lại đáy sông ( Đáy sông còn đó bạn tôi nằm ). Hai dòng thơ gián tiếp nêu lên sự khốc liệt của chiến tranh và sự hy sinh cao đẹp của những người lính, có cả những người lính vô danh vẫn chưa tìm được hài cốt. Đồng thời thể hiện thái độ trân trọng, tri ân của những người hôm nay về sự hy sinh cao đẹp đó. (1đ)
2. Hai dòng thơ tiếp theo tác giả đã khái quát, nâng cao tầm vóc cao đẹp của sự hy sinh : những người lính hy sinh đã hóa thân vào “ dáng hình xứ sở” ( Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm ). Ý nghĩa của sự hy sinh đó, vì thế tồn tại vĩnh hằng trong lòng nhân dân; đi mãi cùng thời gian và không gian của đất nước, của dân tộc. (1đ)
3.Cảm nhận được một số đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ thiết tha và sâu lắng; nhịp thơ biến đổi từ nhịp 2/2/3 sang nhịp 3/4; thủ pháp hoán dụ ( có tuổi hai mươi), ẩn dụ (thành sóng nước/ vỗ yên bờ bãi )… (1đ)
	
Câu 3: (5 điểm)
1/ Kỹ năng: 
	- Biết cách làm bài nghị luận chứng minh một nhận định về một tác phẩm văn học.
	- Các em phải biết lập luận chặt chẽ, dùng lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng phong phú, cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề. 
	 - Hiểu đúng vấn đề, bố cục mạch lạc, hệ thống luận điểm lôgíc, diễn đạt mạch lạc, quan tâm đến lỗi viết câu và lỗi chính tả.
	- Bố cục bài văn chặt chẽ, phân chia đoạn hợp lý, lời văn trong sáng, dễ hiểu; giữa các phần cần có sự liên kết.



	
2/ Kiến thức: Gợi ý bố cục như sau:
	- Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
	- Thân bài: 
	a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:
	* Chị Dậu: là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng cho người phụ nữ
nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng: 
	- Là một người vợ giàu tình yêu thương (dẫn chứng).
	- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng (dẫn chứng).
	* Lão Hạc: tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân:
	- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng).
	- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng).
	b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng: 
	* Chị Dậu: Số phận điêu đứng: nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh... 
	* Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi làm đồn điền cao su, lão thui thủi sống một mình cô đơn làm bạn với cậu vàng. 
	- Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu vàng, sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử - một cái chết vô cùng đau đớn và dữ dội.
	c. Bức chân dung của chị Dậu và lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm:
	- Nó bộc lộ cách nhìn về nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người....
	- Kết bài: Khẳng định vấn đề.
 3/ Biểu điểm:
Điểm 5: Cho những bài văn đảm bảo những yêu cầu trên, có khả năng lập luận tốt, văn viết trôi chảy, mạch lạc, làm sáng tỏ được vấn đề cần nghị luận. 
Điểm 4: Cho những bài viết đảm bảo những yêu cầu trên nhưng còn vài lỗi nhỏ về diễn đạt câu và chính tả.
Điểm 3: Đảm bảo những yêu cầu trên, văn viết đôi chỗ chưa mạch lạc. Còn một vài lỗi về diễn đạt câu và chính tả.
Điểm 2: Tương đối đảm bảo những yêu cầu trên, luận điểm thuyết phục người đọc; chưa kết hợp hài hòa giữa lý lẽ và dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề, lời văn chưa mạch lạc, còn mắc một số lỗi về chính tả và diễn đạt câu.
Điểm 1: Kĩ năng làm bài nghị luận chưa tốt, luận điểm chưa thuyết phục; lí lẽ, dẫn chứng sơ sài. Còn sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt câu.
* Lưu ý: 
	 1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản mang tính định hướng, giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm; tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của học sinh; phát hiện, trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách trình bày khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lý, có sức thuyết phục.(riêng phần tiếng Việt cần căn cứ đúng theo hướng dẫn chấm để ghi điểm) . 
2. Tổng điểm của toàn bài là 10,0 điểm, điểm lẻ đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm chính, giám khảo cần bàn bạc, thống nhất để định ra các thang điểm cụ thể. 



--------------------------Hết--------------------------




 

File đính kèm:

  • docDE THI HSG 678 MOI SUU TAMdoc.doc