Đề thi học sinh giỏi môn thi: ngữ văn ; lớp: 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2076 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn thi: ngữ văn ; lớp: 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 
Môn thi: Ngữ văn ; LỚP: 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)



Câu 1: ( 4điểm)
a) Huy Cận đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn về con người lao động trên biển khơi bao la trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Hãy chép lại các câu thơ đầy sáng tạo ấy?
b) Đọc hai câu thơ sau:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
 (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
Cho biết nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong hai câu thơ trên? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy?
Câu 2: (4 điểm)
Trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố nhân vật chị Dậu nói với nhân vật cai Lệ bằng ba lượt lời:
- Lượt lời thứ nhất: - “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!”
- Lượt lời thứ hai: - “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”
- Lượt lời thứ ba: - “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”
Từ ba lượt lời trên em hãy cho biết:
a) Từ ngữ xưng hô đã làm cho vai xã hội của các nhân vật thay đổi như thế nào?
b) Sự tuân thủ và không tuân thủ phương châm lịch sự của người nói được thể hiện ra sao?
c) Ý nghĩa của sự thay đổi từ ngữ xưng hô của nhân vật?
Câu 3.: (12 điểm)
Phẩm chất và số phận người phụ nữ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

---Hết---



HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 
Môn thi : Ngữ văn ; LỚP 9

Nội dung
Điểm
Câu 1: (4 điểm)
 a) Chép đúng và đủ các câu thơ viết về con người lao động trên biển khơi bao la bằng bút pháp lãng mạn:
- Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
 - Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng.
 - Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
b) Hai câu thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật: So sánh và nhân hoá. 
- “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”.
-> “Mặt trời” được so sánh như “hòn lửa”.
- “Sóng đã cài then đêm sập cửa”.
-> Biện pháp nhân hoá, gán cho sự vật những hành động của con người: sóng “cài then”, đêm “sập cửa”.
- Tác dụng của biện pháp so sánh: Khác với hoàng hôn trong các câu thơ cổ (so sánh với thơ của Bà Huyện Thanh Quan – Qua Đèo Ngang), hoàng hôn trong thơ Huy Cận không buồn hiu hắt mà ngược lại: rực rỡ, ấm áp.
- Tác dụng của biện pháp nhân hoá: Gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những gợn sóng là then cài cửa. Con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình. Thiên nhiên, vũ trụ bắt đầu đi vào trạng thái nghỉ ngơi, con người lại bắt đầu vào công việc của mình, cho thấy sự hăng say và nhiệt tình xây dựng đất nước của người lao động mới.


1 







0,5


0,5

1



1
Câu 2: (4 điểm)
 a) Từ ngữ xưng hô của nhân vật chị Dậu trong mỗi lượt lời thay đổi đã làm cho vai xã hội của các nhân vật thay đổi:
 - Lượt lời thứ nhất: Xưng hô “cháu”, “ông”=> chị Dậu vai dưới, cai lệ vai trên.
 - Lượt lời thứ hai: Xưng hô “tôi”, “ông” => chị Dậu ngang vai với cai lệ.
 - Lượt lời thứ ba: Xưng hô “bà”, “mày” => chị Dậu vai trên, cai Lệ vai dưới.
b) Chỉ ra sự tuân thủ và không tuân thủ phương châm lịch sự trong các lượt lời : 
 - Lượt lời thứ nhất: Nhân vật đã tuân thủ phương châm lịch sự, thể hiện ở từ ngữ xưng hô “cháu”, “ông” và lời lẽ mang tính chất van xin tha thiết phù hợp với thân phận của chị Dậu trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
 - Lượt lời thứ hai và lượt lời thứ ba: Nhân vật đã không tuân thủ phương châm lịch sự, thể hiện ở từ ngữ xưng hô “tôi”, “ông”; “bà”, “mày” và lời lẽ mang tính chất ra lệnh, thách thức không phù hợp với thân phận của chị Dậu trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. 
c) Sự thay đổi về từ ngữ xưng hô đã thể hiện sự thay đổi trong thái độ và sự phản ứng quyết liệt của nhân vật, từ đó góp phần khắc hoạ rõ diễn biến tâm trạng và tính cách của chị Dậu. 




0,5

0,5

0,5




0,5



1



1
Câu 3: ( 12 điểm)
 * Yêu cầu chung: Trên cơ sở cảm nhận về phẩm chất và số phận Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, học sinh khái quát lên phẩm chất và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Có thể trình bày cảm nhận bằng nhiều cách nhưng cần đáp ứng được một số yêu cầu sau:
1. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm và nhân vật Vũ Nương:
- Tác giả Nguyễn Dữ: là tác giả nổi tiếng ở thế kỉ XVI, học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời.
- Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện dân gian, là một trong 20 truyện của “Truyền kì mạn lục” - một kiệt tác văn chương cổ, từng được ca ngợi là thiên cổ kì bút.
2. Thân bài: Trình bày cảm nhận của em về phẩm chất và số phận của Vũ Nương:
a. Là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp:
Là người mẹ hiền, dâu thảo: một mình nuôi dạy con thơ vừa làm tròn phận sự của một nàng dâu (lấy dẫn chứng)
b. Là người phụ nữ có số phận bất hạnh:
- Nạn nhân của chế độ nam quyền, của chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
- Bị chồng nghi ngờ lòng chung thuỷ chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ. ( chú ý các lời thoại của Vũ Nương).
- Đoạn kết của truyện tuy mang màu sắc cổ tích (kết thúc có hậu) nhưng vẫn không làm mờ đi bi kịch của Vũ Nương: nàng không thể trở về trần gian cùng chồng con.
c. Từ nhân vật Vũ Nương khái quát lên phẩm chất và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
 - Vũ Nương là người phụ nữ mang vẻ đẹp mẫu mực của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, lẽ ra nàng phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn nhưng phải chết oan uổng, đau đớn. 
- Phẩm chất và số phận bi thảm của nàng gợi lên phẩm chất và số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa (liên hệ với các tác phẩm khác: Truyện Kiều, Bánh trôi nước ...).
3. Kết bài:
- Qua nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ cất lên tiếng nói cảm thông, bênh vực người phụ nữ, đồng thời phản ánh, tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô nhân đạo.
- Cảm nghĩ của em sau khi học xong tác phẩm.






2








2


1

1

1



1,5


1,5


2




File đính kèm:

  • docDe thi HSG van 9 co dap an.doc