Đề thi học sinh giỏi - Môn: Sinh Học - Trường THCS Bích Hòa

doc7 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi - Môn: Sinh Học - Trường THCS Bích Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD ĐT THANH OAI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
 TRƯỜNG THCS BÍCH HÒA NĂM HỌC: 2013-2014
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn: Sinh Học
 (Thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1.(5đ)
Để phát hiện ra quy luật phân ly độc lập của các cặp tính trạng, Men Đen đã tiến hành thí nghiệm như thế nào?
Nêu khái niệm và ví dụ về biến dị tổ hợp? Cơ chế chủ yếu nào tạo nên biến dị tổ hợp? Loại biến dị này xuất hiện ở hình thức sinh sản nào?
Một cá thể chứa 2 cặp gen dị hợp tử (Aa và Bb) nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cá thể đó có kiểu gen như thế nào? Tương ứng với mỗi kiểu gen đó sẽ có những loại giao tử nào được tạo ra?
Câu 2:(3đ)
Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau trong giảm phân có gì khác với trong nguyên phân?
Kết quả của giảm phân I có điểm nào khác căn bản so với kết quả của giảm phân II? Trong hai lần phân bào của giảm phân, lần nào được coi là phân bào nguyên nhiễm, lần nào được coi là phân bào giảm nhiễm?
Câu 3:( 4đ)
So sánh sự khác nhau trong cấu trúc của ADN và Prôtêin?
Protêin liên quan đến những hoạt động sống nào của cơ thể?
Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của Prôtêin ở các thế hệ tế bào con có bị thay đổi không? Vì sao?
Câu 4: (4đ)
Ở một loại thực vật, cho lai giữa cây P thuần chủng cây cao- quả vàng với cây thấp- quả đỏ, thu được F1. Cho F1 lai với nhau được F2 gồm 4 loại kiểu hình với 3648 cây, trong đó có 2052 cây cao- quả đỏ. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng.
Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai và kiểu gen của P.
Không cần viết sơ đồ lai hãy cho biết trong số các cây cao- quả đỏ ở F2, tỉ lệ cây cao- quả đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 5: (4đ)
Xét một cặp NST tương đồng chứa một cặp gen dị hợp là: Aa, mỗi gen đều dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết Hiđrô, gen lặn a có 3240 liên kết hiđrô.
Số lượng từng loại nucleotit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu?
Khi có hiện tượng giảm phân lần I, nhiễm sắc thể phân li không bình thường thì số lượng từng loại nucleotit trong mỗi loại giao tử được hình thành là bao nhiêu
——————————————– Hết ——————————————–
phßng gD ĐT thanh Oai 
 TRƯỜNG THCS BÍCH HÒA 
h­íng dÉn chÊm m«n : SINH HỌC 9
N¨m häc 2013-2014
Câu 1: 5đ
(Tổng= 2,5đ)Để phát hiện ra quy luật phân ly độc lập cuả các cặp tính trạng, Men đen đã tiến hành thí nghiệm như sau: (HS nêu Thí nghiệm: 0,75đ).
+ Lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản là: hạt màu vàng- vỏ trơn lai với hạt xanh- vỏ nhăn được F1 đều có hạt vàng vỏ trơn.
Sau đó, ông cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ là:
9/16 hạt màu vàng- vỏ trơn.
3/16 hạt màu vàng- vỏ nhăn.
3/16 hạt màu xanh- vỏ trơn.
1/16 hạt màu xanh- vỏ nhăn.
+ Xét tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng: (1đ)
Màu sắc hạt: vàng/ xanh= 3/1
Hình dạng hạt: trơn/ nhăn= 3/1.
Tổ hợp 2 cặp TT lại = tích tỉ lệ phân li của 2 cặp TT. Điều đó chứng tỏ 2 cặp tính trạng phân li độc lập với nhau. 0,75đ)
 (Tổng= 1,5đ) 
Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng đã có ở bố mẹ, hình thành kiểu hình mới khác với bố mẹ.(0,5đ)
Ví dụ: (0,5đ) Đậu Hà Lan
P: Hạt màu vàng- vỏ trơn x Hạt màu xanh- vỏ nhăn.
F1: 100% vàng- trơn.
F1 tự thụ phấn:
F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó có 2 loại kiểu hình biến dị tổ hợp là: cây hạt vàng- vỏ nhăn và cây hạt xanh- vỏ trơn.
Cơ chế chủ yếu tạo nên biến dị tổ hợp là: sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và sự tổ hợp tự do của chúng trong quá trình thụ tinh dẫn đến sự tổ hợp lại các nhân tố di truyền đã có ở bố mẹ.
Biến dị tổ hợp thường xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính giao phối.(0,5đ)
Tổng điểm= 1đ
Viết được 3 kiểu gen là: AaBb, AB/ab, Ab/aB. (0,5đ)
Mỗi gen viết được các loại giao tử: (0,5đ)
+ AaBb cho 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab.
+ AB/ab cho 2 loại giao tử: AB, ab.
+ Ab/aB cho 2 loại giao tử: Ab, aB.
Câu 2: (3đ).
 Tổng điểm: 1,5đ (Mỗi ý đúng được 0,5đ)
Các kì
Giảm phân 
Nguyên phân
KĐ
- Các NST kép trong cặp NST tương đồng không xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo
- Có xảy ra kì đầu của lần phân bào 1
KG
- NST kép xếp hành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Các NST kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
KS
- NST kép chẻ dọc thành 2 NST đơn phân li độc lập về 2 cự của TB
GP1: Các NST kép trong cặp NST tương đồng phân li độc lập về 2 cực TB
Tổng điểm: 1,5đ(Mỗi ý đúng 0,5đ)
- Qua giảm phân I, số lượng NST ở mỗi tế bào con giảm đi một nửa nhưng mỗi NST ở trạng thái kép.(0,5đ)
- Qua giảm phân II, từ 1 tế bào chứa n NST kép hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào con chứa n NST đơn) .(0,5đ)
- Trong 2 lần giảm phân: lần I là phân bào giảm nhiễm. Lần II là phân bào nguyên nhiễm.(0,5đ)
Câu 3.( 4đ)
Tổng điểm= 2đ(Mỗi ý đúng được 0,5đ)
So sánh sự khác nhau trong cấu trúc của ADN và Prôtêin:
ADN
Prôtêin
-Có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch đơn. Giữa hai mạch của phân tử ADN các cặp nucleotit liên kết với nhau theo NTBS bằng các liên kết Hiđrô.
- Được cấu tạo từ 4 loại đơn phân. 
- ADN được cấu tạo bởi 5 nguyên tố hóa học: C, H. O, N. P.
- Mỗi phân tử AND gồm nhiều gen
- Khối lượng lớn
- ADN quy định cấu trúc của protein tương ứng
- Protein có cấu trúc xoắn, mức độ xoắn tùy thuộc vào mức độ cấu trúc như bậc 1, 2, 3, 4. 
- Cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin.
-Protein được cấu tạo bởi 4 nguyên tố hóa học: C, H. O, N. 
- Mỗi phân tử Proteein gồm nhiều chuỗi pôlipeptit
- Khối lượng nhỏ
- Cấu trúc của Protein phụ thuộc vào cấu trúc hóa học của ADN.
Tổng điểm= 1.
Protein liên quan đến hoạt động sống của cơ thể như:
- Trao đổi chất: (0,5đ)
+ Enzim mà bản chất là Protein có vai trò xúc tác cho các quá trình TĐC, thúc đẩy các phản ứng sinh hóa xảy ra nhanh chóng.
+ Hoocmon mà phần lớn là Protein có vai trò điều hòa các quá trình TĐC.
(0,5đ) Ngoài ra Protein còn tham gia vào sự vận động của cơ thể, là kháng thể để bảo vệ cơ thể hoặc cung cấp năng lượng khi cơ thể cần.
Tổng điểm= 1đ.
Không(0,5đ)
Lí do: (0,5đ)
Nhờ sự tự nhân đôi đúng mẫu, ADN giữ vững cấu trúc đặc thù của nó qua các thế hệ tế bào, Protein được tổng hợp trên khuôn mẫu của ADN nên Protein cũng giữ vững cấu trúc đặc thù của nó.
Câu 4: (4đ).
a. Xác định quy luật di truyền.
- Xét ti lệ cây cao- quả đỏ ở F2 = 2052/3648 = 9/16 => F2 cho 16 tổ hợp = 4 giao tử đực x 4 giao tử cái => F1 dị hợp 2 cặp gen, các gen phân li độc lập với nhau.(1đ)
- Cây cao- quả đỏ chiếm tỉ lệ 9/16 => tính trạng cây cao, quả đỏ là trội so với tính trạng thân thấp quả vàng(1đ)
Quy ước: (0,5đ)
 A: cây cao, a: cây thấp.
	 B: Quả đỏ, b: quả vàng.
- Cây Ptc Cao, vàng có KG là AAbb
- Cây Ptc thấp, đỏ có KG là aaBB
Viết sơ đồ lai: (1đ) 
Kết luận về Kiểu gen:
 Kiểu hình:
b.0,5đ
Tỉ lệ cây cao, quả đỏ thuần chủng trong tổng số cây cao, quả đỏ ở F2 = 1/9.
Có kiểu gen là: AABB.
Câu 5: (4đ)
Tổng số = 3đ
Theo giả thiết thì 2 gen có chiều dài như nhau = 4080 Ao.
Vậy tổng số nucleotit của mỗi gen là: 4080 x 2 = 2400 (nu) (0,5đ)
	3,4.
Giao tử bình thường gồm 2 giao tử: A, a.(0,5đ)
Trường hợp giao tử chứa gen A: (1đ)
Ta có: 2A + 3G = 3240.
 2A + 2G = 2400. Giải hệ phương trình ta có: 
 A= T= 480 (nu), G= X= 720(nu).
Trường hợp giao tử chứa gen a: (1đ)
Ta có: 2A + 3G = 3240.
 2A + 3G = 2400.
Giải hệ phương trình ta có: A=T= 360(nu), G= X= 840(nu).
b.Tổng số = 1đ
 NST phân li không bình thường có hai loại giao tử là: Aa và 0.(0,5đ)
Giao tử Aa: 0,25đ
 có A=T= 480 + 360= 840(nu).
 G= X= 720 + 840= 1560(nu).
Giao tử 0(0,25đ)
 có: A= T= G= X= 0(nucleotit).

File đính kèm:

  • docDe dap an thi HSG mon Sinh 9 THCS Bich Hoa.doc
Đề thi liên quan