Đề thi học sinh giỏi lớp 8 - Môn: Sinh Học - Trường THCS Trực Tĩnh

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 8 - Môn: Sinh Học - Trường THCS Trực Tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục Trực Ninh ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Trường THCS Trực Tĩnh Năm học : 2013 – 2014 
 Môn: Sinh học
 (Thời gian làm bài: 120 phút)
I. Trắc nghiệm: ( 2điểm) Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau và chép vào bài làm của mình :
1.Nhóm các bệnh nào dễ lây qua đường hô hấp:
A. Bệnh thương hàn, bệnh thổ tả B. Bệnh giun sán, bệnh sởi
C. Bệnh Sars, bệnh lao phổi D. Bệnh kiết lị, bệnh AIDS
2. Câu nào dưới đây không được coi là chức năng của hệ tiêu hoá người
A. Xử lí cơ học thức ăn
B. Thuỷ phân thức ăn thành các đơn phân tiêu hoá được
C. Loại bỏ thức ăn không đặc trưng cho loài
D. Giải phóng năng lượng trong quá trình oxi hoá các thành phần thức ăn
3. Vitamin nào giúp gan điều chế tiền Trômbin tham gia vào sự đông máu.
A. Vitamin A B. Vitamin B C. Vitamin E D. Vitamin K
4. Mỗi ngày thận lọc 
 A . 1440 lít máu B. 1540 lit máu C. 1460 lít máu D. 1640 lít máu
5. Nhịp tim đập của người bình thường ở trạng thái nghỉ ngơi là 
 A. 75 lần B. 80 lần C. 85 lần D. 65 lần
Bộ phận nào trong tai làm nhiệm vụ giữ thăng bằng ?
A. Bộ phận tiền đình B. Các ống bán khuyên
C. Ốc tai C. Cả A và B đúng
6. Loại mạch máu nào làm nhiệm vụ dẫn máu lên phổi
 A. Động mạch phổi C. Động mạch chủ
 B. Tĩnh mạch phổi D. Tĩnh mạch chủ
7. Trong các màng sau của cầu mắt, màng nào không bao phủ cả cầu mắt ?
 A. Màng cứng B. Màng Mạch C. Màng lưới D. Màng giác
8.Hooc môn của tuyến trên thận là ?
 A. In sulin B. Cooc tizon C. glucazôn D. Oxitôxin
II.Tự luận: (18 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm): Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần nào? Nêu cấu tạo của các thành phần trong hệ mạch, vì sao lại có sự khác nhau đó?
Câu 2 (2 điểm): Hãy cho biết một chu kỳ co dãn của tim? Vì sao tim hoạt động liên tục, suốt đời mà không mệt mỏi?
Câu 3 (2,5điểm): Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào? Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này?
Câu 6 (3 điểm):
a) Nêu đặc điểm, cấu tạo và chức năng của đại não người? Chứng tỏ sự tiến hóa của người so với động vật khác trong lớp thú?
b) Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, em Dũng đã vô ý thúc mũi kéo làm đứt một số rễ, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào mất? Hãy giải thích cơ sở đó?
Câu 5 (3 điểm):
a) Phân biệt bệnh bướu cổ do thiếu iốt và bệnh Bazơđô?
b) Sơ đồ quá trình điều hòa lượng đường trong máu, đảm bảo giữ Gluco ở mức ổn định nhờ các hooc môn của tuyến tụy?
Câu 6:( 3điểm)
Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày ?
Vì sao protêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không được phân huỷ ?
Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ ‘‘ nhai kỹ no lâu’’
Câu 7: (1,5 điểm) Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống ? Việc bài tiết do các cơ quan nào đảm nhiệm ?
Câu 8: ( 2 điểm) Một người hô háp bình thường là 18 nhịp/1 phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 420 ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 12 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào là 620 ml không khí .
a.Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ich ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu ?
b. So sánh lượng khí hữu ích giữa hô hấp thường và hô hấp sâu ?
c. Ý nghĩa của việc hô hấp thường và hô hấp sâu ?
 ( Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là 150 ml)
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I.Trắc nghiệm: ( 2điểm) Chọn mỗi đáp án đúng cho 0,25 điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
C
D
D
A
A
A
C
B
II. Tự luận : 18 điểm
Câu 1 (2 điểm)
* Hệ tuần hoàn máu gồm các bộ phận chủ yếu: Tim, Hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch và hệ bạch huyết)
(0,5 điểm)
* Hệ mạch gồm có động mạch, tĩnh mạch và mao mạch: 
- Động mạch và tĩnh mạch đều được cấu tạo bởi 3 lớp chính: Biểu bì, cơ trơn và mô liên kết tuy nhiên động mạch dày hơn tĩnh mạch vì động mạch dẫn máu từ tim đến cơ quanphải chịu áp lực lớn còn tĩnh mạch dẫn máu từ cơ quan về tim nên áp lực tác dụng lên thành mạch nhỏ hơn.
(1 điểm)
- Mao mạch chỉ gồm có một lớp biểu bì dẹt để các chất dinh dưỡng và oxi ở trong máu thấm qua đến tế bào và ngược lại chất bài tiết từ tế bào thấm qua nước mô rồi vào máu một cách dễ dàng
(0,5 điểm)
Câu 2: (2điểm)
- Một chu kỳ hoạt động tim gồm 3 pha, khoảng 0,8 giây, pha co 2 tâm nhĩ 0,1 giây; pha co 2 tâm thất 0,2 giây, giãn chung 0,4 giây.
(1điểm)
- Tâm nhĩ co 0,1 giây, ghỉ 0,7 giây, tâm thất co 0,3 giây, nghỉ 0,5 giâythời gian nghỉ ngơi nhiều đủ phục hồi hoạt động
(1điểm)
Câu 3:( 2 điểm)
 Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa cơ thể với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn nước, muối khoáng và oxi từ môi trường ngoài đồng thời thải khí CO2 và chất thải ra môi trường ngoài thông qua hệ tiêu hóa, hệ hô hất, hệ bài tiết.
(1 điểm)
- Sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong, tế bào tiếp nhận các chất dinh dưỡng và oxi từ máu vào nước mô sử dụng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các sản phẩm phân hủy vào môi trường trong để đưa đến các cơ quan bài tiết.
(0,5điểm)
- Mối quan hệ: Trao đổi chất ở cơ thể tạo điều kiện cho trao đổi chất ở tế bào, ngược lại trao đổi chất ở tế bào giúp cho tế bào tồn tại và phát triển là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Như vậy, trao đổi chất ở 2 cấp độ liên quan mật thiết với nhau đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển trao đổi chất là đặc trưng cơ bản của sự sống.
(0,5điểm)
Câu 4: ( 3 điểm)
a) – Khối lượng não so với cơ thể người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú.
- Vỏ náo có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặc chứa các nơron (khối lượng chất xám lớn)
(0,5 điểm)
- Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói và chữ viết).
(0,5 điểm)
b) – Kích thích mạnh một chi trước, chi sau bên nào co thì chứng tỏ rễ trước bên đó còn
(0,5 điểm)
- Kích thích lần lượt chi sau mà không thấy co chi nào cả thì chắc chắn rễ sau bên đó đã đứt.
(0,5 điểm)
* Giải thích: - Rễ trước dẫn truyền xung vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng (cơ chi)
(0,5 điểm)
- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương.
0,5điểm
Câu 5: ( 2,5 điểm)
a) Phân biệt bệnh bướu cổ do thiếu iốt với bệnh Bazơđô: (1điểm)
Bệnh bướu cổ
Bệnh Bazơđô
Nguyên nhân 
(0,5 điểm)
Do thiếu iốt trong khẩu phần ăn, Tirôxin không tiết ra được, tuyến yên tiết hooc môn thúc đẩy tuyến giáp phải hoạt động mạnh
Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều Tirôxin làm tăng quá trình TĐC, tăng tiêu dùng oxi.
Hậu quả và
 cách khắc phục 
(0,5 điểm)
- Tuyến nở to bướu cổ
- cần bổ sung iốt vào thành phần thức ăn.
- Nhịp tim tănghồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân, bướu cổ, mắt lồi
- Hạn chế thức ăn có iốt.
b) (1,5 điểm):
 Khi đường huyết tăng Khi đường huyết giảm
	(+)	(+)
 Đảo tụy
 Tế bào Tế bào 
 (-) (-)
 Insulin
Glucagôn
 Glucozơ Gliconzen	Glucozơ
 Đường huyết giảm Đường huyết tăng 
 đến mức bình thường lên mức bình thường
(+) kích thích (-) kìm hãm
Câu 6: ( 3 điểm)
a. Cấu tạo dạ dày 
 1điểm
- Dạ dày hình túi, dung tích 3 lít
- Dạ dày gồm 4 lớp
+ Lớp màng ngoài
+ Lớp cơ dày khoẻ gồm cơ dọc , cơ vòng và cơ chéo
+ Lớp dưới niêm mạc
+ Lớp niêm mạc có nhiều tuyến tiết dịch vị
b. Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng protein của lớp niêm mạcdạ dày được bảo vệ và không bị phân huỷ là :
- Do chất nhầy có trong dịch vị phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl
1 điểm
c. Khi ta nhai kỹ là làm cho thức ăn được nghiền nhỏ thấm đều dịch vị tiêu hoá thì hiệu suất tiêu hoá càng cao, cơ thể hấp thụ cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn.
1 điểm
Câu 7 : 1,5 điểm
- Bài tiết giúp cơ thể thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
0,75điêm
- Hoạt động bài tiết do phổi thận da đảm nhiệm . trong đó phổi đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết CO2 ; Thận đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết các chất thải khác qua nước tiểu, Da bài tiết mồ hôi.
0,75 điểm
Câu 8: ( 2 điểm) 
Theo bài ra , khi người ta hô hấp bình thường khí lưu thông trong một phút là :
 18 . 420 = 7560 ( ml) ( 0,5 điểm) 
- Lưu lượng khí ở khoảng chết mà người đó hô hấp thường là ( khí vô ích)
 18 . 150 = 2700 ( ml) (0,25 điểm)
- Lượng khí hữu ích 1 phút hô hấp thường là :
 7560 – 2700 = 4500 ( ml) (0,25 điểm)
b. Khi người đó hô hấp sâu 
- Lưu lượng khí lưu thông là :
 12 . 620 = 7460 ( ml) ( 0,25 điểm)
- Lưu lượng khí ở khoảng chết là :
 12 . 150 = 1800 ( ml) (0,25 điểm)
- Lượng khí hữu ích 1 phút người đó hô hấp sâu là :
 7460 – 1800 = 5660 ( ml) (0,25 điểm)
Như vậy lượng khí hô hấp sâu hơn hô hấp thường là:
 5660 – 4500 = 1160 ( ml) (0,25 điểm)
( Đáp án này có 3 trang )

File đính kèm:

  • docDe thi thu HSG Sinh vat 8 20132014.doc
Đề thi liên quan