Đề thi học sinh giỏi lớp 8 cấp trường năm học:2011-2012 môn: ngữ văn thời gian: 150 phút

doc9 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1945 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 8 cấp trường năm học:2011-2012 môn: ngữ văn thời gian: 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP TRƯỜNG
 Năm học:2011-2012
 Môn: Ngữ văn
 Thời gian: 150 phút


Câu 1: (2,0 điểm).
	Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận cái hay, cái đẹp của hai dòng thơ sau:
"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."
 ("Quê hương" - Tế Hanh).
Câu 2: (8,0 điểm).
	Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua "Chiếu dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn) và "Nước Đại Việt ta" ("Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi).

Câu 3 : (5,0 điểm)
	Trong buổi lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 vừa qua, em nhận chỉ định thay mặt các bạn học sinh đọc lời chào mừng các thầy cô giáo. Em đã chuẩn bị bài viết như thế nào để thể hiện được nhận thức đúng đắn của mình về ngày 20 – 11, về vị trí vai trò, công lao của thầy cô giáo và bày tỏ lòng biết ơn của mình với thầy cô qua những việc làm cụ thể, thiết thực.
 ( Chú ý : Trong bài viết không được nêu tên trường, lớp, tên thầy cô giáo cụ thể.)

Câu 4: (5 điểm)
Trong tác phẩm “Lão Hạc”, Nam Cao viết:
 “…Chao ôi ! Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Từ các nhân vật: Lão Hạc,ông giáo, vợ ông giáo ,Binh Tư trong tác phẩm “Lão Hạc” ,em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.







ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:

Câu 1: (2,0 điểm).
1. Về hình thức: Đoạn văn phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát; văn viết có cảm xúc.
 2. Về nội dung: Cần nêu và phân tích được những ý sau:
	+ So sánh: "cánh buồm" (vật cụ thể, hữu hình) với "mảnh hồn làng" (cái trừu tượng vô hình). --> Hình ảnh cánh buồm mang vẻ đẹp bay bổng và chứa đựng một ý nghĩa trang trọng, lớn lao, bất ngờ.... (0,4 điểm).
	+ Nhân hóa: cánh buồm "rướn thân..." --> cánh buồm trở nên sống động, cường tráng,... như một sinh thể sống. (0,3 điểm).
	+ Cách sử dụng từ độc đáo: các động từ "giương", "rướn" --> thể hiện sức vươn mạnh mẽ của cánh buồm... (0,2 điểm).
	+ Màu sắc và tư thế "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" của cánh buồm --> làm tăng vẻ đẹp lãng mạn, kì vĩ, bay bổng của con thuyền. (0,2 điểm).
	+ Hình ảnh tượng trưng: Cánh buồm trắng no gió biển khơi quen thuộc ở đây không đơn thuần là một công cụ lao động mà đã trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng; nó trở thành biểu tượng cho linh hồn làng chài miền biển. (0,4 điểm).
	+ Câu thơ vừa vẽ ra chính xác "hình thể" vừa gợi ra "linh hồn" của sự vật. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người dân chài đã gửi gắm vào hình ảnh cánh buồm căng gió. Có thể nói cánh buồm ra khơi đã mang theo hơi thở, nhịp đập và hồn vía của quê hương làng chài. (0,2 điểm).
	+ Tâm hồn tinh tế, tài hoa và tấm lòng gắn bó sâu nặng thiết tha với cuộc sống lao động của làng chài quê hương trong con người tác giả. (0,3 điểm).
Câu 2: (5,0 điểm).
A. YÊU CẦU:
 a. Kỹ năng:
	- Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học.
	- Biết cách xây dựng và trình bày hệ thống luận điểm; sử dụng yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả một cách hợp lí.
	- Bố cục rõ ràng; kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, mạch lạc.
	- Không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp,...
 b. Nội dung:
	* Làm rõ sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua một số tác phẩm văn học yêu nước trung đại (từ thế kỉ XI --> XV): "Chiếu dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn) và "Nước Đại Việt ta" ("Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi).
B.DÀN BÀI: 
1. Mở bài: (0,5đ)
	- Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống lich sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
	- Nêu vấn đề: ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc trong "Chiếu dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn) và "Nước Đại Việt ta" ("Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi).
2. Thân bài:(4 điểm)
 * Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc trong:"Chiếu dời đô", "Hịch tướng sĩ" và "Nước Đại Việt ta" là sự phát triển liên tục, ngày càng phong phú, sâu sắc và toàn diện hơn.(0,5 đ)
 a. (1,25 điểm)Trước hết là ý thức về quốc gia độc lập, thống nhất với việc dời đô ra chốn trung tâm thắng địa ở thế kỉ XI (Chiếu dời đô).
	+ Khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, vững bền, đời sống nhân dân thanh bình, triều đại thịnh trị:
	- Thể hiện ở mục đích của việc dời đô.
	- Thể hiện ở cách nhìn về mối quan hệ giữa triều đại, đất nước và nhân dân.
	+ Khí phách của một dân tộc tự cường:
	- Thống nhất giang sơn về một mối.
	- Khẳng định tư cách độc lập ngang hàng với phong kiến phương Bắc.
	- Niềm tin và tương lai bền vững muôn đời của đất nước.
 b.(1,0 điểm) Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được phát triển cao hơn thành quyết tâm chiến đấu, chiến thắng ngoại xâm để bảo toàn giang sơn xã tắc ở thế lỉ XIII (Hịch tướng sĩ).
	+ Lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, ý chí xả thân cứu nước...(dẫn chứng)
	
	+ Tinh thần quyết chiến, quyết thắng:nâng cao tinh thần cảnh giác, tích cực chăm lo luyện tập võ nghệ.
c.(1,25 điểm) Ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được phát triển cao nhất qua tư tưởng nhân nghĩa vì dân trừ bạo và quan niệm toàn diện sâu sắc về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt (Nước Đại Việt ta).
	+ Nêu cao tư tưởng "nhân nghĩa", vì dân trừ bạo...
	+ Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc:
	- Có nền văn hiến lâu đời.
	- Có cương vực lãnh thổ riêng.
	- Có phong tục tập quán riêng.
	- Có lich sử trải qua nhiều triều đại.
	- Có chế độ chủ quyền riêng với nhiều anh hùng hào kiệt.
--> Tất cả tạo nên tầm vóc và sức mạnh Đại Việt để đánh bại mọi âm mưu xâm lược, lập nên bao chiến công chói lọi...
3. Kết bài:(0,5 đ)
	- Khẳng định vấn đề...
	- Suy nghĩ của bản thân..






Câu:3 (5điểm)
A.Yêu cầu chung:
 Thể loại: Nên chọn kiểu bài phát biểu cảm nghĩ và chứng minh( có thể có giải thích) để làm rõ nhận thức đúng đúng về ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, về vị trí, vai trò, công lao của thầy cô giáo với bao thế hệ học sinh, đồng thời nói lên lòng biết ơn của mình.
 Nội dung chính:
	Cần làm rõ công lao to lớn của thầy cụ giáo và việc làm thiết thực của bản thân để tỏ lòng biết ơn thầy cô.
B.Yêu cầu cụ thể:
 1.Hình thức: xác định đúng thể loại, trình bày mạch lạc, lời lẽ trang trọng, chân thực.
 2.Nội dung: 
 a.Mở bài:(0,5 điểm)
 -Nêu lí do viết bài phát biểu.
 -Cảm nhận chung của em về thầy cô giáo.
 b.Thân bài:(4 điểm)
- Nêu đúng ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam:đó là ngày hội lớn của ngành giáo dục, thể hiện đạo lí của dân tộc “ Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện truyền thống “ tôn sư trọng đạo” của nhân dân ta.(0,5 điểm)
* Nêu đúng vị trí, vai trò của thầy cô giáo trong xã hội:(1 điểm)
- “ Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí”; “ cơm cha áo mẹ chữ thầy” và chứng minh trong lịch sử dân tộc; nghề dạy học, vị trí người thầy luôn được xã hội tôn vinh….
- Thầy cô giáo có nhiệm vụ nặng nề: trồng người( vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người), là kĩ sư tâm hồn, là người dẫn dắt từng bước đi của học sinh, trang bị kiến thức cho học sinh, giáo dục học sinh nên người “ nên thợ, nên thầy” …
* Công lao của thầy cô giáo ( trọng tâm)(1,5 điểm)
	- Thầy cô giáo hết lòng, hết sức với công việc, khắc phục mọi khó khăn của cuộc sống, tận tụy với học sinh, lo lắng chăm sóc từng li, từng tí cho học sinh, như chăm lo cho con cái của mình.
	- Nghề dạy học là nghề tốn nhiều công sức nhất trong mọi nghề( có dẫn chứng, cụ thể, hợp lí)
	- Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người có ích cho xã hội: đó là sản phẩm tốt, không có phế phẩm. thầy giáo đào tạo học sinh hết thế hệ này đến thế hệ khác. Thầy luôn nghiên cứu, học tập không ngừng, tận tụy với việc làm, thức khuya dậy sớm, trăn trở với từng trang giáo án, từng bài học hay( có dẫn chứng kèm theo).
* Tỏ lòng biết ơn bằng những việc làm cụ thể(1 điểm)
- Biết ơn thầy, cô là phải chăm học, xứng đáng con ngoan, trò giỏi, biết vâng lời thầy cụ, biết rèn luyện, khắc phục những sai lầm, khuyết điểm trong học tập, tu dưỡng( có dẫn chứng cụ thể về bản thân, về lớp, về phong trào rèn luyện của trường…)
- Phong trào học tập, rèn luyện của lớp, của trường trong tháng( tuần lễ học tốt chào mừng ngày 20 – 11 .
c.Kết bài(0,5 điểm)
 -Khẳng định lại ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam.
 -Suy nghĩ của bản thân em về nghề giáo.
 
Câu 4: 
 A.Yêu cầu chung:
 Thể loại: Giải thích kết hợp chứng minh.
 Nội dung:Cách nhìn, đánh giá con người cần có sự cảm thông, trân trọng con người.
A.Yêu cầu cụ thể
 1.Mở bài:(0,5đ)
-Dẫn dắt vấn đề:Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội nên việc đánh giá con người phải có sự tìm hiểu cụ thể.
-Đặt vấn đề:Cách nhìn, đánh giá con người qua câu nói trên.
2.Thân bài(4 điểm)
a. Giải thích nội dung của đoạn văn: (1điểm)
+ Lời độc thoại của nhân vật “Ông giáo”- thông qua nhân vật này- tác giả Nam Cao thể hiện cách nhìn, đánh giá đầy sự cảm thông, trân trọng con người:
- Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để cố mà tìm hiểu, xem xét con người ở mọi bình diện thì mới có được cái nhìn đầy đủ, chắt gạn được những nét phẩm chất đáng quý của họ, nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc những kết luận sai lầm về bản chất của con người.
b. Chứng minh ý kiến trên qua các nhân vật:(3 điểm)
+ Lão Hạc: Thông qua cái nhìn của các nhân vật (trước hết là ông giáo), lão Hạc hiện lên với những việc làm, hành động bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm
- Bán một con chó mà cứ đắn đo, suy nghĩ mãi. Lão Hạc sang nhà ông giáo nói chuyện nhiều lần về điều này làm cho ông giáo có lúc cảm thấy “nhàm rồi”.
- Bán chó rồi thì đau đớn, xãt xa, dằn vặt như mình vừa phạm tội ác gì lớn lắm.
- Gửi tiền, giao vườn cho ông giáo giữ hộ, chấp nhận sống cùng cực, đói khổ: ăn sung, rau má, khoai, củ chuối…
- Từ chối gần như hách dịch mọi sự gióp đỡ.
- Xin bả chó.
+ Vợ ông giáo: nhìn thấy ở lão Hạc một tính cách gàn dở “Cho lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lão làm lão khổ chứ ai…”, vô cùng bực tức khi nhìn thấy sự rỗi hơi của ông giáo khi ông đề nghị giúp đỡ lão Hạc “Thị gạt phắt đi”.
+ Binh Tư: Từ bản tính của mình, khi nghe lão Hạc xin bả chó, hắn vội kết luận ngay “Lão…cũng ra phết chứ chả vừa đâu”.
+ Ông giáo có những lúc không hiểu lão Hạc: “Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế ?”, thậm chí ông cũng chua chát thốt lên khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó về để “cho nó xơi một bữa…lão với tôi uống rượu”: “Cuộc đời cứ mỗi ngày càng thêm đáng buồn…” Nhưng ông giáo là người cã tri thức, có kinh nghiệm sống, có cái nhìn đầy cảm thông với con người, lại chịu quan sát, tìm hiểu, suy ngẫm nên phát hiện ra được chiều sâu của con người qua những biểu hiện bề ngoài:
- Ông cảm thông và hiểu vì sao lão Hạc lại không muốn bán chó: Nó là một người bạn của lão, một kỉ vật của con trai lão; ông hiểu và an ủi, sẻ chia với nỗi đau đớn, dằn vặt của lão Hạc khi lão khóc thương con chó và tự xỉ vả mình. Quan trọng hơn, ông phát hiện ra nguyên nhân sâu xa của việc gửi tiền, gửi vườn, xin bả chã, cái chết tức tưởi của lão Hạc: Tất cả là vì con, vì lòng tự trọng cao quý. ông giáo nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc ẩn giấu đằng sau những biểu hiện bề ngoài có vẻ gàn dở, lập dị. 
- Ông hiểu và cảm thông được với thái độ, hành động của vợ mình: Vì quá khổ mà trở nên lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau đồng loại “…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một ngưêi đau chân cã lóc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu ? cái bản tính tốt của ngưêi ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…” . ông biết vậy nên “Chỉ buồn chứ không nì giận”.
® Ông giáo là nhân vật trung tâm dẫn dắt câu chuyện, từ việc miêu tả các nhân vật mà quan sát, suy ngẫm để rồi rót ra những kết luận cã tính chiêm nghiệm hết sức đóng đắn và nhân bản về con ngưêi. Cã thể nãi tác giả Nam Cao đã hoá thõn vào nhõn vật này để đưa ra những nhận xét, đánh giá chứa chan tinh thần nhân đạo về cuộc đêi, con ngưêi. Đây là một quan niệm hết sức tiến bộđịnh hướng cho những sáng tác của nhà văn sau này.
3.Kết bài:(0,5 điểm) 
 -Khẳng định tính triết lí của câu nói trên. Đó cùng là quan niệm sống,tình cảm của tác giả.
-Suy nghĩ của bản thân em...














File đính kèm:

  • docde thi hsg cap truong ngu van 8.doc