Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2013-2014 môn: ngữ văn 9

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2517 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2013-2014 môn: ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI 	ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

 TRƯỜNG THCS CAO VIÊN 	NĂM HỌC 2013-2014

Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề )

Đề bài:

Câu 1:(4 điểm )

LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN

	Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

	Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
	Người kia hỏi: “ Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá” ? 
	Anh ta trả lời : “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người ”.
	Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
(Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr 160).
 	Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1trang giấy thi) bàn về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống.

Câu 2: (4điểm). Phân tích ý nghĩa chi tiết chiếc bóng trong tác phẩm " Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.

Câu 3: ( 12 điểm). Có ý kiến cho rằng: "Từ một câu chuyện riêng, bài thơ Ánh trăng ( Nguyễn Duy) cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của con người đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu"
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.


******************* Hết ******************



ĐÁP ÁN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9- NĂM HỌC 2013-2014

Câu 1( 4điểm ) 
* Về hình thức: Trình bày bố cục 3 phần rõ ràng, mạch lạc, sạch đẹp, không sai lỗi chính tả, độ dài khoảng 1 trang giấy thi.
* Về nội dung: Bàn về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống.
Câu 2 ( 4 điểm) Yêu cầu bài viết đảm bảo các ý sau:
- Là chi tiết nghệ thuật đắc sắc có vai trò thắt nút, mở nút cho câu chuyện. (1điểm)
- Là đầu mối của truyện, là sự tập trung khái quát hóa, hình tượng hóa tấm lòng, 
sự ngộ nhận và sự hiểu lầm của ba nhân vật: người vợ,đứa con và người chồng. 
(0,5điểm)
- Hoàn thiện thêm vẻ đẹp của Vũ Nương.( yêu chồng, thương con...).( 0,5 điểm )
- Tố cáo XHPK nam quyền độc đoán... ( 1điểm )
- Số phận nhỏ nhoi, mỏng manh, phụ thuộc ...người phụ nữ chỉ như chiếc bóng của người đàn ông. ( 1 điểm )
Câu 3 ( 12 điểm ) Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau: 
* Về mặt hình thức: Đảm bảo bố cục 3 phần rõ ràng; đúng thể loại; diễn đạt mạch 
lạc, trôi chảy; trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả,
* Về mặt nội dung:
a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và ý kiến nêu trong đề bài. ( 2 điểm)
b. Thân bài: ( 8 điểm)
- Giải thích ý kiến: ( 2 điểm)
Một câu chuyện riêng: câu chuyện có thật của cuộc đời tác giả- người đã từng 
gắn bó với vầng trăng từ thuở nhỏ qua thời đi bộ đội; đến khi về sống ở thành 
phố " quen ánh điện cửa gương" thì " vầng trăng đi qua ngõ - ngỡ người dưng qua 
đường". Rồi một lần " Thình linh đèn điện tắt", trong phòng " tối om" nhà thơ "bật 
tunng cửa sổ" vầng trăng tròn", từ đó, bao cảm xúc và suy ngẫm của tác giả về 
những năm tháng gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền 
hậu,..chợt ùa đến.
- Chứng minh: ( 4 điểm )
+ Ba khổ thơ đầu là lời kể rất tự nhiên về mối quan hệ gắn bó, thân thiết như tình 
bạn tri kỉ giữa nhà thơ và vầng trăng trong quãng đời từ thơ ấu đến thời gian đi bộ 
đội, sống và chiến đấu nơi rừng núi. Quan hệ đó tự nhiên mà gần gũi đến nỗi gần 
như đi đâu làm gì cũng có nhau và có lẽ nhà thơ không bao giờ nghĩ rằng sẽ có lúc 
mình quên người bạn tri kỉ, tình nghĩa ấy.Đó là quãng đời "trần trụi ", hồn nhiên, 
chân thật nhất; dẫu thiếu thốn, gian khổ nhưng không thiếu niềm vui, hạnh phúc.
 Vậy mà, cũng rất tự nhiên, anh lại có thể coi người bạn trăng tình nghĩa thuở 
nào " như người dưng qua đường" Vì sao? Vì thay đổi hoàn cảnh sống.... vầng 
trăng vẫn đi qua phố, qua ngõ nhà anh nhưng anh hoàn toàn không biết hoặc hoàn 
toàn dửng dưng, vì anh không còn cần đến nó.
 Ý nghĩa của sự việc kể được kể rộng hơn nhiêu so với chi tiết thật của câu 
chuyện. Đó là khi người ta thay đổi hoàn cảnh sống thì có thể dễ dàng lãng quên 
quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn, gian khổ. Trước vinh hoa phú quý, người ta 
cũng có thể phản bội lại chính mình, thay đổi tình cảm với những chuyện bình 
thường, đương nhiề.
+ Khổ 4: Tình huống mất điện đột ngột trong đêm là một câu chuyện không hiếm 
gặp ở nước ta trong thời điểm tác giả viết Ánh trăng- vốn đã quen với ánh sáng - 
không thể chịu cảnh tối om. Ba từ vội ,bật, tung đặt liền nhau -> sự khó chịu và 
hành động khẩn trương,hối hả tìm nguồn sáng. Vầng trăng tình cờ xuất hiện ngửa 
mặt lên nhìn trời, nhìn trăng... Tình huống đó như một cái cớ khơi gợi tâm trạng và suy ngẫm của tác giả.
+ Hai khổ cuối: "Ngửa mặt lên nhìn mặt"-> tư thế tập trung chú ý, mặt đối mặt, 
cảm xúc dâng trào. Tác giả không cụ thể,trực tiếp mà dùng phép so sánh, các từ 
ngữ có cái gì...diễn tả sự xúc động khi gặp lại vầng trăng, gợi nhớ quá khứ....
 Phân tích nghĩa của hình ảnh vầng trăng " tròn vành vạnh", " im phăng phắc"; 
cái " giật mình"...
- Bình luận: ( 2 điểm ). Đúng như ý kiến đã nêu trong đề bài, từ một câu chuyện 
riêng, bài thơ Ánh trăng ( Nguyễn Duy) là lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình 
cảm với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa; đối với thiên nhiên, đất 
nước, bình dị, hiền hậu.
 Bài thơ không chỉ là câu chuyện riêng của Nguyễn Duy mà còn có ý nghĩa đối 
với cả một thế hệ đã trải qua những năm tháng gian khổ trong chiến tranh, từng gắn bó với thiên nhiên, với nhân dân...nay được sống trong hòa bình và tiếp xúc với nhiều tiện nghi hiện đại văn minh. Hơn nữa bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người bởi nó đặt ra vấn đề thái độ sống đối với quá khứ, với người đã khuất, với cả chính mình khi hoàn cảnh sống thay đổi. Bài thơ nằm trong mạch cảm xúc " uống nước nhớ nguồn", gợi lên đạo lí tình nghĩa thủy chung- một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
c. Kết bài: Nêu cảm xúc, ấn tượng sâu sắc nhất về bài thơ hoặc rút ra bài học sâu 
sắc cho bản thân sau khi học bài thơ. (2 điểm) 

File đính kèm:

  • docDe dap an thi HSG mon Van 9 THCS Cao Vien.doc