Đề thi học kỳ I năm 2010 - 2011 môn: Công nghệ 8

doc4 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ I năm 2010 - 2011 môn: Công nghệ 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KỲ I 2010-2011
MÔN : CÔNG NGHỆ 8
™¯˜
I. Trắc nghiệm : (4 điểm) (câu a đúng)
Câu 1 : Thước cặp là dụng cụ dùng để :
Đo chiều dài, đường kính, chiều sâu lỗ với những kích thước không lớn lắm.
Đo chiều dài với những chi tiết có kích thước lớn.
Đo đường kính trong, đường kính ngoài với những kích thước không quá 20mm.
Đo các góc vuông.
Câu 2 : Nhóm chi tiết máy có công dụng chung là :
Bánh răng, lò xo, bu lông, đai ốc.	
Bu lông, đai ốc, cụm trước xe đạp.	
Khung xe đạp, trục khuỷa, lò xo.
Ổ bi, kim máy khâu, vòng đệm, côn.
Câu 3 : Dụng cụ gia công gồm :
Cưa, đục, búa, dũa.
Búa, thước cặp, tua vít, cờ lê.	
Êtô, dũa, cưa, thước lá.
Búa, đục, mỏ lết, kìm.	
Câu 4 : Hình cắt dùng để : 
biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể.
biểu diễn hình dạng tổng quát bên ngoài của vật thể.
biểu diễn chiều sâu của lỗ trục.
biểu diễn bề mặt của chi tiết.
Câu 5 : Mối ghép động là :
Mối ghép mà các chi tiết có sự chuyển động tương đối so với nhau.
Mối ghép mà các chi tiết luôn có chuyển động quay so với nhau.
Mối ghép mà các chi tiết luôn có chuyển động tịnh tiến so với nhau.
Mối ghép mà các chi tiết vừa có chuyển động tịnh tiến vừa có chuyển động quay.
Câu 6 : Nội dung của bản vẽ lắp gồm : 
Hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, khung tên
Hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, yêu cầu kỹ thuật.
Hình biểu diễn, khung tên, phân tích chi tiết, tổng hợp.
Hình biểu diễn, khung tên, yêu cầu kỹ thuật, tổng hợp.
Câu 7 : Đối với ren nhìn thấy, để biểu diễn đường giới hạn ren, ta dùng nét gì ?
Nét liền đậm.
Nét liền mãnh.
Nét đứt.
Nét liền đậm và chỉ vẽ ¾ vòng tròn.
Câu 8 : Mối ghép bu lông thường dùng để ghép các chi tiết :
Có chiều dày không lớn lắm và cần tháo lắp.
Có chiều dày lớn.
Chịu lực nhỏ.
Có khả năng chịu lực lớn và không thể tháo lắp.
II. Tự luận : (6 điểm)
Câu 1 : Trình bày các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. Tính chất nào là quan trọng nhất trong gia công cơ khí ? (1đ)
Câu 2 : Tại sao cần biến đổi chuyển động ? (1đ)
Câu 3 : Một bộ truyền động đai đang làm việc. Bánh dẫn có tốc độ quay n1 = 210vòng/phút, bánh bị dẫn có tốc độ quay n2 = 315vòng/phút.
a. Tính tỉ số truyền của bộ truyền động đai trên. (1điểm)
b. Tìm đường kính của bánh bị dẫn, biết đường kính của bánh dẫn D1 = 105mm. (1điểm)
Câu 4 : Hãy vẽ lại ba hình chiếu (hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh) của vật thể sau :
50
20
15
15
50
15
ĐÁP ÁN
II. Tự luận :
Câu hỏi
Nội dung
Điểm
Câu 1 
Vật liệu cơ khí có 4 tính chất cơ bản :
- Tính chất cơ học.
- Tính chất vật lí.
- Tính chất hoá học.
- Tính chất công nghệ.
Trong đó tính chất công nghệ là quan trọng nhất trong gia công cơ khí.
1
Câu 2
Cần có các cơ cấu biến đổi chuyển động để biến đổi một dạng chuyển động ban đầu thành các dạng chuyển động khác cho các bộ phận của máy nhằm thực hiện một nhiệm vụ nhất định.
1
Câu 3
 a) Tỉ số truyền : (1 điểm)
i= n2n1= 315210=1,5
 b) Đường kính của bánh bị dẫn :(1 điểm)
D2= D1i= 1051,5=70 (mm)
D2= n1 . D1n2= 210.105315=70 (mm)
 hay : 
1
1
Câu 4
Đúng hình dạng, vị trí từng hình chiếu
Đúng kích thước
1.5
0.5

File đính kèm:

  • docDe Thi HKI CN8(2).doc