Đề thi học kỳ 2 môn ngữ văn-Lớp 12-năm học 2008 – 2009 thời gian làm bài: 90 phút

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ 2 môn ngữ văn-Lớp 12-năm học 2008 – 2009 thời gian làm bài: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
ĐỀ THI HỌC KỲ II 
MÔN NGỮ VĂN-LỚP 12-NĂM HỌC 2008 – 2009
Thời gian làm bài: 90 phút


I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trình bày những nét chính về cuộc đời của nhà văn Hê-minh-uê ? Nêu tên 2 tác phẩm tiêu biểu của Ông.

Câu 2 (3 điểm): Em có suy nghĩ như thế nào về câu nói: 
“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”
(Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm)

II. PHẦN RIÊNG (5 điểm)

Câu 3a: Theo chương trình chuẩn (5 điểm): 
Cảm nhận của em về nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Câu 3b: Theo chương trình nâng cao (5 điểm): 
Cảm nhận của em về nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải.

-HẾT-



















ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 12

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)

Câu 1:( 2 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được những nét chính về nhà văn Hê-minh-uê:
Là nhà văn vĩ đại nhất của nước Mỹ thế kỉ xx, sinh tại I-li-noi trong một gia đình trí thức...
Ông tự nhận mình là thế hệ mất mát, không hòa nhập với cuộc sống đương thời và đi tìm bình yên trong men rượu và tình yêu.
Sự nghiệp sáng tác của Ông đồ sộ, Ông là một trong những người khai sinh lối viết kiệm lời, kiệm cảm xúc... ,Ông xem tác phẩm nghệ thuật của mình như một tảng băng trôi tức phần nổi thì ít phần chìm thì nhiều, người ta còn gọi là ý tại ngôn ngoại...
Hai tác phẩm tiêu biểu của Ông là Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai...(có thể kể tên tác phẩm khác)

Câu 2:(3 điểm) 
Yêu cầu: 
1- giải thích khái niệm của câu nói: Cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan, thử thách nhưng không nên cúi đầu trước thử thách, gian nan ấy.
2- Chứng minh vấn đề:
+ Cuộc sống nhiều gian nan thử thách nhưng con người không khuất phục.
+ Gian nan, thử thách chính là môi trường để tôi luyện con người
3- Khẳng định, mở rộng bàn bạc vấn đề
- Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ, sinh ra và lớn lên trong một thời đại đầy bão táp nhưng sống thật đẹp và hào hùng.
- Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: Sống không sợ gian nan, phải có nghị lực và bản lĩnh.
- Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: Trong học tập? trong cuộc sống? ...

II. PHẦN RIÊNG (5 điểm)
Câu 3 a:(5 điểm) Đề ra cần cảm nhận được 4 ý:
Hoàn cảnh xuất thân của Việt : Sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước, chịu nhiều mất mát đau thương...
Tính tình: Ngây thơ, hiếu động, hay tranh giành với chị...
Trong việc nhà: Luôn ỷ lại cho chị...
Trong việc nước: Giành chị đi tòng quân trước, dũng cảm trong chiến đấu...
Việt là thành công đáng kể trong cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Thi. Tuy còn hồn nhiên, nhỏ bé với chị nhưng trước kẻ thù, việt lại vụt lớn trong tư thế của người chiến sĩ.
Câu 3b:(5điểm) Yêu cầu học sinh cảm nhận được:
-Bà Hiền là một người Hà Nội, sinh ra và lớn lên mang những phẩm chất tiêu biểu của người Hà Nội...
-Những phẩm chất đẹp của bà hiện lên trong thu xếp nhà cửa và dạy giỗ con cái:
+ Trong hôn nhân: Bà là người phụ nữ nhan sắc, yêu văn chương. Thời con gái giao du với nhiều văn nhân nghệ sỹ...nhưng bà chọn bạn trăm năm là một Ông giáo bậc tiểu học, hiền lành, chăm chỉ...
+ Trong việc sinh con: Cái thời người Việt nam thích sinh nhiều con “Một con một của ai từ” thì bà Hiền lại quyết định chấm đứt sinh đẻ ở tuổi 40...
+ Trong việc quản lý gia đình: Bà luôn là người chủ động, hiểu rõ vai trò quan trọng của người vợ, người mẹ...
+ Trong việc nuôi dạy con cái: Bà dạy con từ lúc còn nhỏ, dạy từ chuyện ngồi ăn, cầm bát, cầm đũa, múc canh...cái chuẩn trong suy nghĩ của bà với con cái là”lòng tự trọng.” Vì thế bà bằng lòng cho con trai (Dũng) đi chiến đấu, không muốn nó bám vào sự hy sinh của bạn bè. Có lòng tự trọng sẽ có lòng yêu nước, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng...
=> Như vậy bà Hiền là người có bản lĩnh, trung thực, không lãng mạn, viễn vông, giàu lòng tự trọng. Những phẩm chất ấy được nhào nặn từ truyền thống gia đình, từ kinh nghiệm sống... bà là” hạt bụi vàng” của Hà nội.

-HẾT-

File đính kèm:

  • docDe Thi hoc ky 2.doc