Đề thi học kì II môn ngữ văn 6 đề 1Trường THCS Tân Định - Năm học 2005 - 2006

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II môn ngữ văn 6 đề 1Trường THCS Tân Định - Năm học 2005 - 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Tân Định - Năm học 2005 - 2006

Họ và tên: Lớp: 
Đề thi học kì II môn Ngữ văn 6
Đề 1 (Thời gian: 90 phút) 
Lưu ý: Khi thu bài, học sinh nộp đề và giấy thi.
Phần I: Trắc nghiệm: Học sinh làm vào đề bài.	2 điểm
Đọc kỹ đoạn văn sau rồi trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của phương án trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi:
… Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân. 
(Trích SGK Ngữ văn 6 – tập II) 

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
a. Vượt thác
c. Tre Việt Nam
 b. Cây tre Việt Nam 
d. Cô Tô

2. Tác giả đoạn văn trên là ai? 
a. Đoàn Giỏi
c. Thép Mới
 b. Tố Hữu 
d. Nguyễn Tuân

3/ Đoạn văn diễn tả ý gì?
a. Tre gắn bó với con người trong lao động và chiến đấu.
 b. Sự gần gũi, gắn bó của tre với con người trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động sản xuất.
c. Cây tre gắn bó với con người trong quá khứ, hiện tại và cả trong tương lai.
d. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước và có những phẩm chất rất đáng quý.

4. Phép tu từ chủ yếu nào được sử dụng trong đoạn văn?
a. So sánh
c. Hoán dụ
 b. Nhân hóa 
d. ẩn dụ

5. Trong các câu sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?
a. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt.
b. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.

6. Tác phẩm có chứa đoạn văn trên thuộc thể loại nào?	
a. Truyện ngắn
c. Ký
b. Hồi ký
d. Tuỳ bút chính luận

7. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phép so sánh mấy lần?
a. Một lần

b. Hai lần

c. Cả a và b đều sai


8. Nếu viết: “Lượm, một chú bé liên lạc hồn nhiên, yêu đời, gan dạ dũng cảm.” thì câu văn mắc phải lỗi nào?
a. Thiếu chủ ngữ 

b. Thiếu vị ngữ

c. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ


Phần II: tự luận: Học sinh làm vào giấy kiểm tra	 
Câu1: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 câu) trình bày cảm nhận của mình về hình ảnh cây tre qua đoạn trích ở phần trắc nghiệm trên, có sử dụng một phép so sánh (gạch chân phép so sánh đó).	3 điểm 
Câu 2: Học sinh chọn một trong hai đề sau:	5 điểm 
Đề 1: Giờ ra chơi, sân trường em thật là đông vui, náo nhiệt. Hãy viết bài văn tả cảnh giờ ra chơi đó.
Đề 2: Mưa rào đã đem đến cho con người và cảnh vật một sức sống mới. Hãy viết một bài văn tả cảnh trời mưa rào mà em đã có dịp quan sát.
Chúc các em làm bài tốt!
Trường THCS Tân Định - Năm học 2005 - 2006

Họ và tên: Lớp: 
Đề thi học kì II môn Ngữ văn 6
Đề 2 (Thời gian: 90 phút) 
Lưu ý: Khi thu bài, học sinh nộp đề và giấy thi.
Phần I: Trắc nghiệm: Học sinh làm vào đề bài.	2 điểm
Đọc kỹ đoạn văn sau rồi trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của phương án trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.
… Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
(Trích SGK Ngữ văn 6 – tập II) 

1. Đoạn văn diễn tả ý gì? 
a. Cây tre vẫn là người bạn đồng hành thuỷ chung của dân tộc Việt Nam trong tương lai.
 b. Tre gắn bó với con người từ lúc lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay.
c. Tre sát cánh với con người trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
d. Tre gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống.

2. Tác giả đoạn văn trên là ai?
a. Duy Khán
c. Võ Quảng
 b. Thép Mới
d. Tô Hoài

3. Phép tu từ chủ yếu nào được sử dụng trong đoạn văn trên?
a. Hoán dụ
c. Nhân hoá
b. ẩn dụ
d. So sánh

4. Chỉ rõ từ Hán Việt trong các từ sau:
a. Xe tăng 
c. Sắt thép
 b. Hy sinh
d. Đồng lúa

5. Trong các câu sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?
a. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
b. Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê.
c. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
d. Buổi đầu, không một tấc đất trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí.

6. Nếu viết: “Đêm nay Bác không ngủ, một bài thơ hay của Minh Huệ.” thì câu văn mắc phải lỗi nào?
a. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
b. Thiếu vị ngữ
c. Thiếu chủ ngữ

7. “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.” Câu văn trên sử dụng phép tu từ nào?
a. Hoán dụ
c. ẩn dụ
b. So sánh
d. Nhân hoá

8. Câu văn: “Trong lửa đạn, cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước” là câu tồn tại, đúng hay sai?
a. Đúng 
b. Sai

Phần II: tự luận: Học sinh làm vào giấy kiểm tra	 
Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 câu) trình bày cảm nhận của mình về hình ảnh cây tre qua đoạn trích ở phần trắc nghiệm trên, có sử dụng một phép nhân hoá (gạch chân phép nhân hoá đó). 3 điểm 
Câu 2: Học sinh chọn một trong hai đề sau:	5 điểm 
Đề 1: Giờ ra chơi, sân trường em thật là đông vui, náo nhiệt. Hãy viết bài văn tả cảnh giờ ra chơi đó.
Đề 2: Mưa rào đã đem đến cho con người và cảnh vật một sức sống mới. Hãy viết một bài văn tả cảnh trời mưa rào mà em đã có dịp quan sát.
Chúc các em làm bài tốt!

















File đính kèm:

  • docDE THI HKII VAN 6.doc
Đề thi liên quan