Đề thi học kì I (năm học 2009-2010) môn: công nghệ lớp 11 thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề)

doc2 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I (năm học 2009-2010) môn: công nghệ lớp 11 thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Nguyễn Đáng
Tổ: Công Nghệ 
Giáo viên: Nhan Quốc Cường 
ĐỀ THI HỌC KÌ I
(Năm học 2009-2010)
 Môn: Công Nghệ Lớp 11
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề)
Câu 1: Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì? ( 4 điểm)
Câu 2: Thế nào là độ bền, độ dẻo, độ cứng của vật liệu? Nêu một số vật liệu thông dụng được dùng trong ngành cơ khí? ( 2 điểm)
Câu 3: Trình bày bản chất, ưu điểm, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc? ( 2 điểm)
Câu 4: Nêu bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt? Phoi được tạo ra như thế nào? Để cắt được vật liệu cần đảm bảo điều kiện gì? Góc sắc β có vai trò gì? (2 điểm)
- - - - - Hết - - - - -
 Càng long, ngày11 tháng 11 năm 2009
 Giáo viên ra đề
 Nhan Quốc Cường
Đáp Án
Câu 1
a) Kì nạp
- Pit-tông từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, xupap nạp mở, xupap thải đóng.
- Áp suất trong xi-lanh giảm, hòa khí được nạp vào xi-lanh do sự chênh lệch áp suất.(1đ)
b) Kì nén
- Pit-tông từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, 2 xupap đều đóng.
- Áp suất và nhiệt độ của khí trong xi-lanh tăng, hòa khí được nén.
- Cuối kì nén, hòa khí nạp vào buồng cháy.	 (1đ)
c) Kì cháy – dãn nở
- Pit-tông từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, 2 xupap đều đóng.
- Hòa khí nạp vào buồng cháy cuối kì nén, bugi bật tia lửa điện châm cháy hòa khí, sinh nhiệt, sinh công. (1đ)
d) Kì thải
- Pit-tông từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, xupap nạp đóng, xupap thải mở.
- Pit-tông đi lên đẩy khí thải trong xi-lanh qua cửa thải ra ngoài. Trong xi-lanh diễn ra kì nạp của chu trình mới. (1đ)
Câu 2
a) Độ bền: biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. (0.5đ)
b) Độ dẻo:biểu thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.(0.5đ)
c) Độ cứng: biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. (0.5đ)
d) Các vật liệu thông dụng được dùng trong ngành cơ khí: vật liệu vô cơ, vật liệu hữu cơ, vật liệu compôzit. (0.5đ)
Câu 3:
a) Bản chất của phương pháp đúc
 Rót kim loại lỏng vào khuôn, kim loại lỏng kết tinh và nguội tạo thành sản phẩm có hình dạng và kích thước của lòng khuôn. (0.5đ)
b) Ưu điểm
- Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau.
- Đúc được các vật có khối lượng, kích thước và hình dạng khác nhau.
- Chính xác, năng suất cao, hạ thấp chi phí sản xuất (1đ)
c) Nhược điểm
 Tạo ra các khuyết tật: rỗ khí, rỗ xỉ, vết lõm, nứt, không điền đầy hết lòng khuôn,(0.5đ)
Câu 4 
a) Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt
- Lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt.
- Tạo ra các sản phẩm có độ chính xác và độ bóng bề mặt cao. (0.5đ)
b) Quá trình hình thành phoi
 Dưới tác dụng của ngoại lực, dao tiến vào phôi làm cho lớp kim loại phía trước dao bị dịch chuyển theo các mặt trượt tạo thành phoi. (0.5đ)
c) Điều kiện để vật liệu được cắt: phôi và dao phải chuyển động tương đối nhau. (0.5đ)
d) Vai trò của góc sắc: góc sắc β càng nhỏ, dao càng sắc nhưng dao yếu và chóng mòn./. 
 (0.5đ)
	- - - - - Hết - - - - -

File đính kèm:

  • docDe thi HKI.doc
Đề thi liên quan