Đề thi học kì I - Môn SInh vật 9

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I - Môn SInh vật 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề nộp phòng GD Sinh 9
Thi kiểm tra học kì I
I/ Mục tiêu tiết học.
Kiến thức
- Củng cố và khắc sâu kiến thức trọng tâm cho học sinh:
+/ Một số khái niệm của đột biến, thường biến.
+/ Một số ứng dụng của đột biến trong chọn giống.
+/ Nguyên nhân cơ bản dẫn đến các bệnh di truyền và tật bẩm sinh.
+/ Biết vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải bài tập
Kỹ năng.
 - Giúp học sinh có kĩ năng phân tích, so sánh, làm việc độc lập, tìm tòi sáng tạo trình bày lời giải.
Thái độ
- Giáo dục học sinh tính trung thực, tự giác.
Mức độ nhận thức
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
ADN và Gen
Cấu trúc không gian ADN; chức năng của ARN
Nguyên tắc bổ sung
Biến dị
 một số khái niệm, một số dạng đột biến.
 ứng dụng của 1 số dạng đột biến.
.
Di truyền học người.
Xác định được nguyên nhân dẫn đến các bệnh di truyền và các tật bẩm sinh ở người.
Các bệnh di truyền ở người.
Biết cách giải bài tập phần di truyền, dựa trên kiến thức xác định kiểu gen ở phần các thí nghiệm của Menđen.
ứng dụng di truyền học
 Các lĩnh vực công nghệ sinh học hiện đại.
Thành tựu nhân giống
Giải thích được vì sao không được áp dụng gây đột biến ở động vật bậc cao.
II/ Thiết lập ma trận hai chiều
 Mức độ
Chủ đề
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
ADN và Gen
2
 1
2
 1
4
 2
Biến dị
2
1
1
0,5
3
1,5
Di truyền học người.
3
 1,5
1
 1
1
 2
5
 4,5
ứng dụng di truyền học
1
 0,5
1
 0,5 
1
 1
3
 2
Tổng
5
2,5
6
3,5
4
4
15
10
III/ Chuẩn bị của thầy và trò
GV: ra đề kiểm tra; nội dung, đáp án, biểu điểm
+/ Nội dung: chương III, IV, V,VI
HS: ôn và trả lời câu hỏi theo SGK, chương III, IV, V,VI
IV/ Tiến trình lên lớp
1/ ổn định tổ chức: 
2/ Nội dung kiểm tra.
Phần TNKQ( 6 điểm)
Câu 1:( 4,5điểm) Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng .
1. Đột biến là gì?
a. Biến đổi xảy ra trong NST và trong ADN
 b. Biến đổi chỉ xảy ra trong ADN
 c. Biến đổi chỉ xảy ra trong NST
 d. Biến đổi chỉ xảy ra trong gen
2. Một đoạn nào đó của 1 NST quay ngược 1góc 180o làm đảo ngược trật tự phân bố của gen trên đoạn NST đó, được gọi là đột biến:
Lặp đoạn b. Đảo đoạn 
c. Mất đoạn d. Chuyển đoạn
3. Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia:
a. Mất đoạn đầu ở NST số 21 ở người
Đảo đoạn NST của tế bào đậu Hà Lan
Mất đoạn NST giới tính X của ruồi giấm
Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính ezim Amilaza thuỷ phân tinh bột.
4. Công nghệ sinh học hiện đại gồm những lĩnh vực nào?:
 1) Công nghệ tế bào thực vật và động vật.
 2) Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi.
 3) Công nghệ lắp ghép và thay thế nội tạng ở động vật.
 4) Công nghệ sinh học xử lí môi trường.
 5) Công nghệ ezim, prôtêin để sản xuất axit amin từ nhiều nguồn nguyên liệu, chế tạo các chất cảm ứng sinh học và thuốc phát hiện chất độc.
 6) Công nghệ gen( công nghệ cao) quyết định sự thành công của cách mạng sinh học.
 7) Công nghệ làm dấm và làm tương.
 8) Công nghệ lên men để sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi trồng trọt và bảo quản.
a. 1, 3,4,5,6,7 c. 2,3,4,5,6,8
b. 3,4,5,6,7,8 d. 1,2,4,5,6,8
5. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp được ứng dụng nhiều để tạo ra giống ở:
 a. Vật nuôi. b. Vật nuôi và vi sinh vật.
 c. Vi sinh vật d. Cây trồng
6. Mỗi chu kì xoắn của ADN có chiều cao là bao nhiêu?
a. 14A0 b. 24A0
c. 34A0 d. 44A0
7. Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?
a. ARN thông tin b. ARN vận chuyển 
c. ARN ribôxôm d. ARN thông tin và ARN vận chuyển 
8. Một gen có 20% số nuclêôtit loại A thì tỉ lệ các loại nuclêôtit còn lại lần lượt là:
a. T= 10%; G=30%; X=40%
b. T= 20%; G=30%; X=30%
c. T= 30%; G=30%; X=20%
d. T= 40%; G=30%; X=10% 
9. Một mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
- A - T- G - X- T - A- G- T - X-
Đâu là mạch bổ sung:
a.- t - a- x - g - a - t - x - a- g-
b. - T - a - x - g - T - A- G- T - g -
c. - T - T- G - X- T - A- G- T - g -
d. - T - a - X - G - T - A- G- a - g -
Câu 2: (1,5 điểm) Hãy sắp xếp các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với cột A.
Các bệnh di truyền (A)
Các đặc điểm của bệnh di truyền ( B)
Ghi kết quả(C)
1. Bệnh Đao
a. da và tóc màu trắng, mắt màu hồng
1..
2. Bệnh Tơcnơ
b. tay có 6 ngón
2..
3.Bệnh bạch tạng
c. bé lùn, cổ rụt, má phệ, si đần
3..
d. người lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển
B. phần TNTL (4 điểm)
Câu 3:(2 điểm)
 Một cặp vợ chồng đều thuận tay phải, mắt nâu sinh được 2 người con:
Thuận tay phải, mắt đen.
Thuận tay trái, mắt nâu.
Tìm kiểu gen của từng người trong gia đình trên. Biết rằng mỗi gen xác định một tính trạng nằm trên một cặp NST thường.
 Câu 4: ( 1 điểm) 
Nguyên nhân nào dẫn đến các bệnh di truyền và các tật bẩm sinh ở người?
Câu 5: (1 điểm)
Vì sao chọn giống bằng gây đột biến thường không được áp dụng ở động vật bậc cao?
V/ Đáp án- biểu điểm
Câu 1:( 2,5 điểm) Khoanh đúng mỗi ý được 0,5 điểm
1.a	2.b	3.d	4.d	5.d 6.c 7.a 8.b 9.a
Câu 2:( 1,5 điểm) Ghép đúng mỗi ý được 0,5 điểm
1.c	2.d	3.a
Câu 3: ( 2 điểm)
Bố mẹ đều thuận tay phải, mắt nâu sinh con thứ nhất mắt đen, con thứ 2 thuận tay trái. Chứng tỏ các tính trạng thuận tay phải và mắt nâu là tính trạng trội.
Ta kí hiệu: mắt nâu N, mắt đen n;
thuận tay phải P, thuận tay trái p 0,5 điểm
 - Con thứ nhất mắt đen có kiểu gen nn( nhận 1n từ mẹ và nhận 1n từ bố). Vậy cả bố và mẹ đều có kiểu gen Nn. 0,25 điểm
 - Con thứ 2 thuận tay trái có kiểu gen pp( nhận 1p từ mẹ và 1p từ bố). Vậy cả bố và mẹ đều có kiểu gen Pp. 0,25 điểm
Con thứ nhất có 1 trong 2 kiểu gen: PPnn ; Ppnn 0,5 điểm
Con thứ 2 có 1 trong 2 kiểu gen: ppNN ;ppNn 0,5 điểm
Câu 4:( 1 điểm)
Nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh di truyền và các tật bẩm sinh ở người là:
Các tác nhân vật lí, hoá học trong tự nhiên
Ô nhiễm môi trường sống.
Rối loạn hoạt động trao đổi chất bên trong tế bào.
Câu 5: ( 1 điểm)
Vì cơ quan sinh sản ở động vật bậc cao nằm sâu trong cơ thể, chúng phản ứng rất nhanh và dễ bị chết khi bị xử lí bằng các tác nhân lí, hoá. Do đó phương pháp chọn giống bằng gây đột biến ở vật nuôi chỉ được sử dụng hạn chế ở nhóm động vật bậc thấp. Đối với động vật bậc cao, thường dùng phương pháp lai hữu tính để tạo ra nguồn biến dị tổ hợp rồi tiến hành chọn lọc.

File đính kèm:

  • docDe thi sinh 9(1).doc