Đề thi giữa học kì II môn Tiếng việt Lớp 5 (Kèm đáp án)

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì II môn Tiếng việt Lớp 5 (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: ........................................................................................................................................................... 
Lớp:.....................................................................................	Ngày.................... tháng ..................... năm.......	 
Kiểm tra giữa học kì II - Môn tiếng Việt lớp 5
Năm học:..................
-----------------------------
 Điểm đọc:......................... 
 Điểm viết:......................... 
 Điểm TV:.......................... 
 I - Kiểm tra đọc: (10 điểm)
 1) Đọc thành tiếng: (5 điểm)
 2) Đọc hiểu – Luyện từ và câu: (5 điểm) 
 (Thời gian: 20 phút)
A- Đọc thầm:
Chiều ven sông
	Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười. Nhà tôi ở một làng ven sông, tuổi thơ của tôi gắn liền với cái bến nước của làng. Quên sao được những buổi chiều thuyền về đậu kín, tiếng người lao xao trong tiếng hạ buồm cót két và mùi tanh nồng của những tấm lưới giăng dọc bờ cát. ở đó tôi có những thằng bạn cùng lớp nướng cá giỏi như người lớn. Chúng nó thường kéo tôi lên phía cuối làng, chỗ tôi vẫn cắt cỏ hàng ngày, lấy mũi dao bới đất thành cái bếp lò, vơ cỏ khô đốt lên và đặt xâu cá nẹp chạm vào đầu lửa. Trong những phút yên tĩnh của buổi chiều làng, tôi đều nhận thấy mùi cá nướng hanh hao là một thứ phong vị...
	Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm, khoan khoái nằm cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một, mắt lơ đễnh nhìn lên cây gạo độc nhất hoa đỏ rực cuối bãi, trên đó có đàn sáo đen cứ đậu xuống rồi lại tung bay lên, như ta thổi nắm tàn giấy trên lòng bàn tay vậy...
 (Trần Hoà Bình, trích trong tập Chú tắc kè về phố)
B. Dựa theo bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây (Khoanh tròn vào ý đúng):
1 - Tuổi thơ của tác giả gắn với hình ảnh nào của làng quê?
a. Cây đa 
b. Bến nước 
c. Sân đình
2 - Tác giả nhớ và miêu tả lại cái bến nước quê hương qua cảm nhận của những giác quan nào?
	a. Thị giác và thính giác
	b. Thính giác và khứu giác
	c. Cảm giác, thính giác và khứu giác
3 - Tác giả nhớ kỉ niệm gì về những người bạn thuở nhỏ?
	a. Cùng đi cắt cỏ ở cuối làng, đi chăn trâu.
	b. Cùng nghịch ngợm, chơi các trò của trẻ nhỏ.
	c. Cùng bắt cá và nướng cá, bạn nướng cá giỏi như người lớn.
4 - Nội dung của bài đọc là gì?
	a. Tả cảnh chiều ở một làng quê ven sông. 
 b. Những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm gắn bó của tác giả với làng quê ven sông.
	c. Kể lại tuổi thơ của tác giả ở quê hương.
5 - Câu nào dưới đây là câu ghép?
	a. Bấy giờ tôi còn là chú bé lên mười.
	b. Nhà tôi ở một làng ven sông, tuổi thơ tôi đã gắn với cái bến nước của làng.
	c. ở đó, tôi có những thằng bạn cùng lớp nướng cá giỏi như người lớn.
6. Trong câu văn in đậm: ở đó tôi có những thằng bạn cùng lớp nướng cá giỏi như người lớn. Chúng nó thường kéo tôi đi lên phía cuối làng, chỗ tôi vẫn cắt cỏ hàng ngày, lấy mũi dao bới đất thành một cái bếp lò, vơ cỏ khô đốt lên và đặt xâu cá nẹp chạm vào đầu ngọn lửa. Từ chúng nó được dùng để chỉ ai?
	a. Những thằng bạn cùng lớp
	b. Người lớn 
	c. Những người đi đánh cá về
7 - Hai câu văn trên (ở câu hỏi 6) được liên kết với nhau bằng cách nào?
	a. Dùng đại từ thay thế cho từ ngữ ở câu trước.
	b. Dùng từ ngữ đồng nghĩa để thay thế các từ ở câu đứng trước.
	c. Lặp lại từ đã dùng ở câu trước.
8 - Dòng nào dưới đây chỉ dùng các từ đồng nghĩa với yên tĩnh?
	a. Tĩnh mịch, tĩnh lặng, yên lặng
	b. Tĩnh lặng, trầm tĩnh, yên vui
	c. Tĩnh tại, bình tĩnh, tĩnh mịch
9 - Dòng nào dưới đây chỉ gồm các tính từ?
	a. Nướng, bứt
	b. Đỏ rực, tanh nồng
	c. Lưới, bếp lò
Đáp án và biểu điểm chấm
Môn Tiếng Việt - Lớp 5
I - Kiểm tra đọc (10 điểm)
1) Đọc thành tiếng (5 điểm)
2) Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) 
	- Khoanh đúng các câu: 1, 2, 3, 5, 6,7, 8, 9 mỗi câu cho 0,5 điểm.
	- Khoanh đúng câu 4 cho 1 điểm.
	- Đáp án: 
	câu 1 - b, câu 2 - c, câu 3 - c, câu 4 - b, câu 5 - b, 
	câu 6 - a, câu 7 - a, câu 8 - a, câu 9 - b.
II - Kiểm tra viết (10 điểm).
1) Chính tả (5 điểm).
a/ Bài viết: (4 điểm)
- Chữ viết đẹp, không mắc lỗi chính tả (3 điểm)
- Viết sai lỗi trong bài, cứ 2 lỗi trừ 1 điểm (sai, lẫn phụ âm, vần, thanh, thiếu tiếng - những lỗi sai giống nhau tính 1 lần)
- Toàn bài trình bày sạch đẹp, rõ nét (1 điểm).
- Bài viết không đúng kĩ thuật (sai vị trí dấu thanh, khoảng cách, độ cao ...) trừ toàn bài 1 điểm.
b/ Bài tập: (1 điểm) Điền đúng mỗi dòng cho 0,25 điểm
2) Tập làm văn (5 điểm). Đảm bảo các yêu cầu sau:
	- Học sinh viết được một bài văn tả đồ vật theo đúng yêu cầu, đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
	- Viết câu đúng ngữ pháp, bài văn có hình ảnh, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. (Mở bài:1điểm; Thân bài:3 điểm; Kết bài:1 điểm) 
	- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức điểm: 4,5 - 4- 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5.
Biểu điểm môn Toán - Lớp 5
Năm học:....................
Phần 1: (5 điểm) 
Bài 1: (2,5 điểm) Điền đúng mỗi câu cho 0,25 điểm.
Học sinh điền kết quả theo thứ tự sau:
1/ S
6/ S
2/ Đ
7/ S
3/ Đ
8/ Đ
4/ S
9/ S
5/ Đ
10/ Đ
 Bài 2: (2,5 điểm) Khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.
1/ C
2/ C
3/ B
4/ A
5/ C
Phần 2: (5 điểm)
	Bài 1 (2 điểm): Đặt tính và tính đúng mỗi phần được 0,5 điểm.
Bài 2 (2 điểm): Khối chuyên môn thống nhất cho điểm chi tiết.
	Bài 3 (1 điểm): Nếu HS tính nhanh, đúng cho 1 điểm. Nếu chỉ tính đúng nhưng không phải là tính nhanh cho 0,5 điểm.

File đính kèm:

  • docDe thi GKII L5.doc