Đề thi giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học số 2 Vĩnh Lâm

doc8 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học số 2 Vĩnh Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kiểm tra đọc hiểu 
Môn Tiếng việt. Thời gian làm bài: 90phút
Họ và tên: . Lớp: .
I. Đọc thầm và làm bài tập (8 điểm).
Đọc bài văn sau:
Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau luỹ tre xanh thẳm.
Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rợi là tuôn chảy những ánh vàng tràn trên sóng lúa trải khắp cánh đồng. ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì luỹ tre được tắm đẫm màu sữa đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Hình như cả thôn em khômg mấy ai ở trong nhà. Nhà nào nhà nấy quây quần, tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu ở giữa sân. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng. Đó đây vang vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gầu nước va vào nhau kêu loảng xoảng. Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có một chú bé đang giận mẹ ngồi trong bóng tối. ánh trăng nhẹ nhàng đậu trên trán mẹ, soi rõ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ. Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ. Một làn gió mát đã làm cho những sợi tóc của mẹ bay bay.
Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em.
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây.
1. Bài văn miêu tả cảnh gì? (1 điểm)
a) Cảnh trăng lên ở làng quê.
b) Cảnh sinh hoạt ở làng quê.
c) Cảnh làng quê dưới ánh trăng.
2. Trăng soi sáng những cảnh vật gì ở làng quê? (1 điểm)
a) Cánh đồng lúa, tiếng hát, luỹ tre.
b) Cánh đồng lúa, luỹ tre, cây đa.
c) Cánh đồng lúa, cây đa, đáy nớc.
3. Dới ánh trăng, ngời dân trong xóm quây quần ngoài sân làm gì?(1 điểm)
a) Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, uống nớc.
b) Ngồi ngắm trăng, hội họp, ca hát.
c) Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, ca hát.
4. Vì sao chú bé hết giận dỗi và bớc nhẹ nhàng lại với mẹ? (1 điểm)
a) Vì dới trăng, chú nhìn thấy vầng trán của mẹ hiện ra rất đẹp.
b) Vì dới ánh trăng, chú thấy làn da nhăn nheo và sự mệt nhọc của mẹ.
c) Vì dới ánh trăng chú thấy làn gió làm những sợi tóc của mẹ bay bay.
5. Dãy từ nào dới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ nhô trong câu “Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau luỹ tre xanh thẳm”? (1 điểm)
a) Mọc, ngoi, dựng.
b) Mọc, ngoi, nhú.
c) Mọc, nhú, đội.
6. Từ nào dới đây là từ trái nghĩa với từ chìm trong câu “ Trăng chìm vào đáy nớc”? (1 điểm)
a) Trôi.	b) Lặn	c) Nổi
7. Trong các dãy câu dói đây, dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa (khác với từ đồng âm)? (1 điểm)
a) Trăng đã lên cao./ Kết quả học tập cao hơn trớc.
b) Trăng đậu vào ánh mắt./ Hạt đậu đã nảy mầm.
c) ánh trăng vàng trải khắp nơi./ Thì giờ quý hơn vàng.
8. Những từ nào là động từ trong câu: “Ai nấy đều ngồi ngắm trăng”? (1 điểm)
a) Ngồi	b) Ngắm	c) Trăng
II. Tự luận (10 điểm)
1. Viết một đoạn văn (6 - 7 câu) nêu những cảm nhận của em khi đọc bài văn trên?
2. Tập làm văn: Em rất yêu ngôi nhà của mình bởi đó là tổ ấm là hạnh phúc đợc sống trong tình yêu thơng của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em. Hãy tả lại ngôi nhà đó của em.
 kiểm tra đọc hiểu 
Môn Tiếng việt. Thời gian làm bài: 35 phút
Họ và tên: . Lớp: .
Đọc thầm và làm bài tập
Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.
Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm.
Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người. Theo Băng sơn
Trỉa:gieo hạt giống vào từng hốc và lấp lên.
B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào trước ý trả lời đúng:
1. Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên?
 a. Làng tôi
 b. Những cánh buồm
 c. Quê hương
2. Suốt bốn mùa dòng sông có đặc điểm gì?
 a. Nước sông đầy ắp.
 b. Những con lũ dâng đầy.
 c. Dòng sông đỏ lựng phù sa.
3. Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với gì ?
 a. Màu nắng của những ngày đẹp trời.
 b. Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng.
 c. Màu áo của những người thân trong gia đình.
4. Cách so sánh trên (nêu ở câu hỏi 3) có gì hay?
 a. Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của những cánh buồm.
 b. Cho thấy cánh buồm cũng vất vả như những người nông dân lao động.
 c. Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương.
5. Câu văn nào trong bài tả đúng một cánh buồm căng gió ?
 a. Những cánh buồm đi như rong chơi.
 b. Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ. 
 c. Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng.
6. Vì sao tác giả nói những cánh buồm chung thủy cùng con người?
 a. Vì những cánh buồm đẩy thuyền lên ngược về xuôi, giúp đỡ con người.
 b. Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay.
 c. Vì những cánh buồm quanh năm, suốt tháng cần cù, chăm chỉ như con người.
7. Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ to lớn ? 
 a. Một từ. ( Đó là từ :.....................................)
 b. Hai từ ( Đó là từ :......................................................................)
 c. Ba từ ( Đó là từ :......................................................................................................)
8. Trong câu “Từ bờ tre làng tôi, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi”, có mấy cặp từ trái nghĩa ? 
 a. Một cặp từ. (Đó là các từ :......................................................)
 b. Hai cặp từ. ( Đó là các từ :..........................................................................................) 
9. Từ trong ở cụm từ phấp phới trong gió và từ trong ở cụm từ nắng đẹp trời trong có quan hệ với nhau như thế nào ? 
 a. Đó là một từ nhiều nghĩa 
 b. Đó là hai từ đồng nghĩa
 c. Đó là hai từ đồng âm.
10. Trong câu “Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi”, có mấy quan hệ từ ? 
 a. Một quan hệ từ.( Đó là từ :.................. .. ..........)
 b. Hai quan hệ từ..( Đó là các từ :..............................................................)
 c. Ba quan hệ từ..( Đó là các từ :................................................................................ ...................)
Trường tiểu học số II vĩnh lâm
Họ và tên: .................................................................. Lớp :5..............
Bài thi giữa kì 1 năm học 2007-2008
 Môn :Tiếng Việt Phần Đọc hiểu - LT&C
 Thời gian : 35 phút ( không kể thời gian giao đề)
Đọc thầm 
Đêm nhìn lên tầng cao 
 Giữa bao nhiêu tinh tú 
 Chúng em tìm ông trăng 
 Giữa bầu trời sáng tỏ 
 Trăng cũng tìm chúng em 
 Chắc là trăng cũng nhớ. 
 Chúng em đi trên phố 
 Có trăng vẫn theo cùng 
 Những khi đèn điện tắt 
 Trăng soi đờng chúng em. 
 Chập tối trăng đi lên 
 Em ngủ rồi trăng xuống 
 - Mẹ ơi mẹ có biết 
 Sao trăng khuyết, trăng đầy? 
 - Trăng khuyết là trăng gầy 
 Lúc buồn trăng khuyết thế 
 Trăng giống nh là mẹ 
 Lúc con h mẹ gầy. 
 - Mẹ ơi, sao có ngày 
 Con ngoan trăng vẫn khuyết
 -Nhng làm sao con biết 
 Có bạn còn cha ngoan !
 Tuy vậy trăng vẫn tròn
 Những đêm rằm mỗi tháng
 Dành cho các bạn ngoan 
 ánh trăng vàng trong sáng
 Vào đêm rằm tháng tám
 Trăng tròn nhất cả năm
 Vì có bao bạn ngoan
 Mong chờ trăng nhiều quá...
 Muốn trăng luôn luôn tròn 
 Phải là ngoan tất cả.
 Xuân Quỳnh
B- Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu nhân vào ô trống trớc ý trả lời đúng
 1. Nên chọn tên nào đặt cho bài thơ trên?
 Chúng em tìm ông trăng 
 Trăng đêm rằm tháng tám
 Muốn trăng luôn luôn tròn
 2.Câu thơ nào cho biết bầu trời đêm trăng có rất nhiều sao?
 Giữa bao nhiêu tinh tú.
 Giữa bầu trời sáng tỏ 
 ánh trăng vàng trong sáng 
 3.Mẹ đã giải thích với bạn nhỏ “sao có ngày con ngoan mà trăng vẫn khuyết” nh thế nào?
 Vì trăng buồn
 Vì nơi khác còn có bạn cha ngoan 
 Vì khi đó không phải trăng rằm
 4. Trong bài thơ trăng đợc nhân hóa bằng cách nào?
 Dùng các động từ chỉ hành động thái độ của ngời để kể , tả về trăng
 Dùng các tính từ chỉ đặc điểm của ngời để miêu tả trăng
 Dùng các động từ chỉ hành động, thái độ của ngời để kể, tả về trăng.và dùng đại từ chỉ ngời để chỉ trăng.
 5. Theo lời mẹ bạn nhỏ muốn trăng luôn luôn tròn thì phải làm gì?
 Chờ đến rằm mỗi tháng
 Tất cả các bạn phải ngoan
 Chờ đến rằm tháng tám
 6.Trong đoạn thơ : “ Chập tối trăng đi lên 
 Em ngủ rồi trăng xuống
 - Mẹ ơi mẹ có biết
 Sao trăng khuyết, trăng đầy?”
 có bao nhiêu cặp từ trái nghĩa?
 Một cặp ( Đó là cặp từ.................................................................................................
 Hai cặp (Đó là các cặp từ ................................................................................................ 
 Ba cặp (Đó là các cặp từ ..................................................................................................
 7. Từ “gầy” trong dòng thơ “ Trăng khuyết là trăng gầy” và từ “gầy” trong dòng thơ “ lúc con h mẹ gầy” từ nào đợc dùng với nghĩa gốc , từ nào đợc dùng với nghĩa chuyển?
 “Gầy” trong “ trăng khuyết là trăng gầy” đợc dùng với nghĩa gốc , “gầy” trong “lúc con h mẹ gầy” đợc dùng với nghĩa chuyển.
 “Gầy” trong “ lúc con h mẹ gầy” đợc dùng với nghĩa gốc, “gầy” trong “trăng khuyết là trăng gầy” đợc dùng với nghĩa chuyển . 
 Cả hai từ đều đợc dùng với nghĩa gốc.
 8.Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “đợi chờ”?
 ớc muốn
 mong chờ
 nhớ nhung 
 9. Từ “ trong sáng” thuộc từ loại nào sau đây:
 Danh từ
 Động từ
 Tính từ

File đính kèm:

  • docDe thi doc hieu va LTC.doc