Đề thi Tiếng Việt 5 - Đề 9

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 816 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Tiếng Việt 5 - Đề 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 9
Câu 1: Cho đoạn văn sau:
	“Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương tom tóp, lúc đầu còn loáng thoáng, dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạng thuyền.”
 (Lê Lựu)
a/ Tìm những từ láy có trong đoạn văn trên.
b/ Phân biệt các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.
Câu 2: Ghép các tiếng sau thành 8 từ ghép có nghĩa tổng hợp: giá, lạnh, rét, buốt.
Câu 3: Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau:
a/ Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường.
b/ Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiến, dì tôi lại mua vài cái bánh rợm. (1)
c/ Do học hành chăm chỉ, chị tôi luôn đứng đầu lớp suốt cả năm học.
Câu 4: Tìm vế câu thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu ghép:
a) Cả lớp đều vui,..
b) Cả lớp đều vui:..
c) Tôi về nhà còn
d) Tôi về nhà mà.
Câu 5: Trong bài Về thăm Bác (Tiếng việt 5, tập 1), nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết:
“Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè.”
	Em hãy cho biết: đoạn thơ giúp ta cảm nhận được điều gì đẹp đẽ, thân thương?
Câu 6: Viết bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất của em đối với cô giáo (thầy giáo) trong trường.
GIẢI ĐÁP – GỢI Ý
________________
Câu 1: Tìm đúng 5 từ láy: tom tóp, loáng thoáng, dần dần, tũng toẵng, xôn xao.
b/ Phân loại đúng các từ láy tìm được:
	- Từ láy tiếng: dần dần;
	- Từ láy âm: tom tóp, tũng toẵng, xôn xao;
	- Từ láy vần: loáng thoáng.
Câu 2:Ghép được 8 từ láy có nghĩa tổng hợp: giá lạnh, lạnh giá, lạnh buốt, giá buốt, buốt giá, giá rét, rét buốt.
Câu 3: Xác định các bộ phận chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN), trạng ngữ (TN) ở từng câu:
a/ Khi một ngày mới bắt đầu,/ tất cả trẻ em trên thế giới/ đều cắp sách tới trường.
 TN CN VN
b/ Ở mảnh đất ấy,/ những ngày chợ phiên,/ dì tôi/ lại mau cho vài cái bánh rợm.
 TN1 TN2 CN VN
c/ Do học hành chăm chỉ,/ chị tôi/ luôn đứng đầu lớp suốt cả năm học.
 TN CN VN
Lưu ý: Cần ghi rõ TN1, TN2 ở câu b.
Câu 4: Điền được vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép. Ví dụ:
a/ Cả lớp đều vui, ai cũng tươi cười hớn hở.
b/ Cả lớp đều vui: đội bóng 5A đoạt giải Nhất!
c/ Tôi về nhà còn bạn Hà ở lại gặp cô giáo.
d/ Tôi về nhà mà đầu óc cứ ngĩ về bài toán trên lớp.
Câu 5: Nêu được hai ý cơ bản:
	- Hình ảnh ngôi nhà của Bác Hồ lúc thiếu thời thật đơn sơ giản dị như bao nhiêu ngôi nhà của làng quê Việt Nam: mái nhà tranh nghiêng nghiêng từng trải bao mưa nắng, chiếc giường tre đơn sơ, chiếc võng gai ru mát những trưa nắng hè.
	- Sống trong ngôi nhà đó, Bác Hồ được lớn lên trong tình cảm yêu thương của gia đình: võng gai ru mát những trưa nắng hè.
Câu 6: Bài viết có độ dài khoảng 20 dòng, viết đúng thể loại văn kể chuyện( rõ 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận). Nội dung cần chú ý:
	- Kể lại được một cách rõ ràng, đầy đủ kỉ niệm sâu sắc nhất của bản thân đối với cô giáo (thầy giáo) trong trường: đó là kỉ niệm về cô giáo (thầy giáo) nào, kỉ niệm đó là gì, sự việc diễn ra thế nào, có những chi tiết nào cảm động hoặc gây ấn tượng sâu sắc đối với em.
	- Nêu được những cảm xúc và suy nghĩ của bản thân về kỉ niệm sâu sắc và đẹp đẽ đối với thầy cô dưới mái trường thân yêu.
	- Diễn đạt rõ ý, dúng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính tả, trình bày sạch sẽ.

File đính kèm:

  • docĐỀ 9.doc