Đề thi giao lưu học sinh giỏi Các môn Lớp 5 - Trường Tiểu học Đại Kim

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giao lưu học sinh giỏi Các môn Lớp 5 - Trường Tiểu học Đại Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục quận hoàng mai Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
 Trường tiểu học đại Kim Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Bộ câu hỏi giao lưu học sinh giỏi lớp 5
Vòng 1: (5 câu hỏi)
Câu hỏi môn Khoa học:
 Vì sao cá voi được xếp vào loại động vật có vú?
Sống dưới nước
Đẻ con và nuôi con bằng sữa, có máu nóng.
Thở bằng mang
Thở bằng phổi
 Đáp án: B- D
 Cá voi được xếp vào loại động vật có vú vì chúng đẻ con, nuôi con bằng sữa, có lớp da để tránh sự toả nhiệt của cơ thể. Chúng thở bằng phổi qua 2 lỗ mũi trên đỉnh đầu của nó. Cứ khoảng 10 đến 15 phút nó phải trồi lên mặt nước để thở.
Câu hỏi môn Địa lí:
 Phần đất liền của nước ta giáp với các nước:
Lào, TháI Lan, Cam-pu- chia
Trung Quốc, Lào, TháI Lan
Lào, Trung Quốc, Cam-pu- chia
Trung Quốc, TháI Lan, Cam-pu- chia.
Đáp án: C
Câu hỏi về Lịch sử:
 Chiến thắng này đã đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội nguỵ quyền Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước.
 Chiến thắng đó là chiến thắng nào sau đây?
Điện Biên Phủ
30- 4- 1975
Bạch Đằng
 Biên giới Thu- Đông 1950.
Đáp án: B
Câu hỏi môn Tiếng Việt:
 Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ đồng nghĩa với siêng năng?
Chăm chỉ, năng nổ, cần cù, chịu khó, tích cực.
Chuyên cần, say sưa, cần cù, cần mẫn, hăng hái.
Chịu khó, chăm chỉ, chuyên cần, cần cù.
Đáp án: C
Câu hỏi môn Toán:
 Có hai hình hộp chữ nhật. Các kích thước của hình hộp thứ nhất gấp đôi các kích thước tương ứng của hình hộp thứ hai. Hỏi thể tích của hình hộp thứ nhất gấp mấy lần thể tích của hình hộp thứ hai?
2 lần
4 lần
6 lần
8 lần.
Đáp án: D
Vòng 2: (5 câu hỏi)
Câu hỏi môn Tiếng Việt:
Câu 1: Trong bài Tiếng hát mùa gặt (Tiếng Việt 5 tập II), nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
 “Gió nâng tiếng hát chói chang
 Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.”
 Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật ở hai câu thơ trên? Nhờ biện pháp nghệ thuật nổi bật đó, em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ?
 Đáp án: Biện pháp nghệ thuật nổi bật ở hai câu thơ là: nhân hoá (thể hiện rõ ở các từ thường chỉ đặc điểm của người là : nâng, liếm). Nhờ biện pháp nhân hoá đó ta thấy được: cảnh mùa gặt ở nông thôn Việt Nam thật vui tươi, náo nức (Gió nâng tiếng hát chói chang); cánh đồng lúa tốt mênh mông hứa hẹn cuộc sống ấm no ( Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời). Những cảnh đó gợi cho ta thấy không khí đầm ấm, thanh bình nơi thôn quê khi mùa gặt đến.
Câu 2: Gạch bỏ một từ không thuộc các nhóm từ đồng nghĩa trong các dòng sau:
lóng lánh, lấp lánh, lung lay, lấp loá.
Oi ả, oi nồng, ồn ã, nóng nực.
ỉ eo, ca thán, ê a, kêu ca.
Đáp án: A. Lung lay B. ồn ã C. ê a
Câu hỏi môn Toán :
 Không làm tính viết dấu: > , = , < vào 
 20,06 : 20,05 20,05 : 20,04
Đáp án: <
 20,06 : 20,05 20,05 : 20,04
 Mà nên 
 Hay 20,06 : 20,05 < 20,05 : 20,04
Câu hỏi môn Khoa học :
 Côn trùng hô hấp bằng gì?
A.Bằng mũi
B. Bằng râu
 C. Các cửa khí nằm ở dưới bụng.
D. Phổi
Đáp án: C : Các côn trùng như (châu chấu) hô hấp nhờ các cửa khí nằm ở dưới bụng. Các cửa khí được thông với các ống nhỏ giống như khí quản của con người. Phần bụng côn trùng có hơn 100 cửa khí để thở.
Câu hỏi môn Mĩ thuật:
 Những màu nào sau đây là màu cơ bản?
A>Đỏ, vàng, xanh lá cây.
B>Vàng, xanh lam, đỏ.
C> Xanh lam, đỏ, tím.
Đáp án : B
Câu hỏi môn Âm nhạc:
Bài hát : “Quốc ca Việt Nam” được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm nào?
Năm 1944
Năm 1945
Năm 1946
Đáp án: A
Câu hỏi môn Tiếng Anh
Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm:
 Where . you yesterday?
A. are B. was C. were
Đáp án: C
C. Vòng 3 (2 câu hỏi)
 Câu 1:
 Có 16 que diêm dài 1cm ; 16 que dài 2cm và 15 que, mỗi que dài 3cm. Hỏi ta có thể xếp tất cả các que đó thành một hình chữ nhật được không ?
Đáp án :
 Ta thấy tổng chiều dài của tất cả các que là : 
 1cm x 16 + 2cm x 16 + 3cm x 15 = 93cm
Số đo chiều dài mỗi que là số tự nhiên. Do đó nếu ta xếp được tất cả các que thành một hình chữ nhật thì chu vi của hình chữ nhật này sẽ là một số chẵn, không thể là 93 cm được.
 Vậy : Không thể xếp được.
Câu 2 : 
 Một gia đình có một số người con. Một người con nói rằng :’’Tôi có một anh trai và một em gái’’. Một người con khác nói rằng : ’’ Tôi không có chị và cũng không có em gái’’. Hỏi gia đình ấy có mấy người con ? Mấy trai ? Mấy gái ?
Đáp án :
 Một người con nói ’’Tôi có một anh trai và một em gái’’. Ta suy ra gia đình này có 3 người con : người con đầu là trai ; người con út là con gái và người nói là người con giữa.
 Một người con khác nói ’’ Tôi không có chị và cũng không có em gái’’. Ta suy ra người nói câu này là người con út. Vì cô ta không có chị nên người con giữa là con trai.
 Vậy gia đình đó có 3 người con : 2 người con trai và một người con gái.
Đại Kim, ngày 16 tháng 3 năm 2009
Hiệu trưởng
 Nguyễn Thành Trung

File đính kèm:

  • docGiao luu HSG lop 5.doc