Một số đề thi học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 5 - Sở GD&ĐT Quảng Trị

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đề thi học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 5 - Sở GD&ĐT Quảng Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỲ THI HỌC SINH GIỎI BẬC TIẺU HỌC
NĂM HỌC 2000-2001
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề )
Câu 1:( 2 điểm)
 	 Nắng tần ngần trên nón trắng chênh chao
Nghe gót bước biết lòng biêng biếc lắm
trời và nước bắt đầu những ngôi sao nhấp nhánh
Bắt đầu nhấp nhánh những ngôi sao
 ( Thi Hoàng –Ghi chép vế chiều )
Em hãy tìm các từ láy trong đoạn thơ trên
Câu 2:(2 điểm)Gạch dưới từ đồng âm khác nghĩa trong mỗi câu sau:
a) Thu Hằng đá phải hòn đá to.
b) Xe chở đương chày tren đường .
c) Chiếc máy bay đang bay giữa bầu trời.
d) Kiến bò trên đĩa thịt bò.
Câu 3:( 2 điểm)
Xác định thành phần trạng ngữ , chủ ngữ , vị ngữ của các câu sau:
Sáng nay , Thu Phương đi về quê.
Nếu em không bị bệnh thì em sẽ đến thăm thầy.
Câu 4:( 2 điểm)
Trong câu tục ngữ “ Chết trong con hơn sống đục” có những cặp từ trái nghĩa nào? Có thể thay thế các từ” trong “ và” đục” bằng những từ nào mà nghĩa cơ bản cuả câu vẫn không thay đổi.
Câu 5:(1điểm)
“ Núi xa lúp xúp chân mây
Bờ sông khép lại, hàng cây thấp dần ”
( Trần Đăng Khoa)
Tìm từ tượng hình trong hai dòngthơ trên?
Câu 6: (9 điểm)
Mùa xuân đến, em thấy cảnh vật và con người tràn đầy sứ sống, tưi vui. Em hãy tả và ghi lại cảm xúc của em về một buổi sáng mùa xuân đầu năm mới./. 
KỲ THI HỌC SINH GIỎI BẬC TIẺU HỌC
NĂM HỌC 2001-2002
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: Hãy tìm các từ ghép trong câu ca dao sau và nêu nhận xét về việc dùng các từ ghép ấy?
“ Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc dỡ hay đỡ đần”
Câu 2: 
“ Nhớ người mẹ nắng cháy lưng,
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”
(Tố Hữu)
“ Địu” nghĩa là thế nào? Tìm một số từ gần nghĩa với từ “địu”. Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ gần nghĩa này?
Câu 3: Hãy xác định thành phần chính của các câu sau:
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Viẹt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
Năm qua, tuy có nhiều khó khăn, nhưng nhà máy vẫn hoàn thành kế hoạch.
Câu 4: Hãy chỉ ra chỗ sai của các câu sau và chữa lại cho đúng:
Bạn Hoa học và ngoan.
Bạn Hương vừa hát hay vừa lười học.
Bạn ấy nấu cơm nước.
Câu 5:
“ Con cò bay lả bay la
Luỹ tre đầu xóm, cây đa giữa đồng
Con đò lá trúc qua sông
Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đong đưa”
( Trích Nghệ nhân Bát Tràng)
Hãy nêu hình ảnh của quê hương được nhắc tới trong đoạn thơ trên. Hình ảnh đó gợi cho em những suy nghĩ gì?
Câu 6: Trong tiết học kể chuyện, cô giáo đang kể câu chuyện “sự tích câu vú sữa” ( kể chuyện lớp 3) thì một bạn bỗng oà khóc.
Em hãy thuật lại tiết học đã gây cho em ấn tượng sâu sắc đó?
KỲ THI HỌC SINH GIỎI BẬC TIẺU HỌC
NĂM HỌC 2002-2003
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề )
Câu 1:- Hãy tìm từ láy có ý nghĩa mạnh thêm của những từ gốc sau:
Vàng, xanh, sạch, tan.
	-Trong những từ sau, từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép;
Xa xưa, xa xa, xa lạ, xa lơ, xa lắc.
Câu 2: Hãy phân biệt nghĩa của từ ngọt trong các câu sau:
Khế chua, cam ngọt
“Đàn ngọt, hát hay” (thành ngữ)
“ Ai ơi chua ngọt đã từng
 Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau” (ca dao)
Câu 3: Hãy xác định bộ phận song song có trong các câu sau và chỉ rõ chúng có chức vụ gì trong câu:
Trê những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói, tiếng cười rộn ràng, vui vẻ.
Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh.
Câu 4: Hãy xác định câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt trong các câu sau:
Phía xa, chân trời đã ửng đỏ.
Một chân trời ửng đỏ phía xa.
Để giúp đỡ bố mẹ, Hải nhận chăm đàn gà.
Vì bố mẹ rất bận nên Hà nhận chăm đàn gà.
Câu 5: “ Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chi là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lá lớn xoè ra, trên đậu khít nhau muôn ngàn con bướm thắm.”
	( Trích Hoa học trò – Xuân Diệu)
	Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để diến tả số lượng rất lớn của hoa phượng; háy nêu tác dụng của những biện pháp ấy. Hình ảnh hoa phượng đã gợi cho em những cảm nghĩ như thế nào?
Câu 6: Nhiều năm nay, chiếc đồng hồ báo thức là người bạn thân thiết của em, giúp đỡ em trong việc học tập và sinh hoạt hàng ngày. Em hãy thay mặt chiếc đồng hồ thuật lại công việc và nê cảm nghĩ của mình./.

File đính kèm:

  • docMot so de thi cap tinh Quang Tri.doc