Đề thi cuối học kì I Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Tô Hiệu

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi cuối học kì I Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Tô Hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ GIA NGHĨA KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
TRƯƠNG TIỂU HỌC TÔ HIỆU NĂM HỌC 2012-2013 Họ tên  MÔN LỊCH SỬ&ĐỊA LÝ 4
Thời gian: 70 phút
Ngày kiểm tra 26/12/2012
Điểm
Lịch sử
Địa lí
TB
Lời phê của thầy cô
..
PHẦN LỊCH SỬ:
I. Trắc nghiệm: Khoanh vào câu trả lời đúng.( Câu 2 và 3 )
Câu 1. Nối tên nhân vật lịch sử ở cột A với sự kiện lịch sử ở cột B sao cho đúng.
A
B
Đinh Bộ Lĩnh
Tiêu diệt quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
Ngô Quyền
Chống quân xâm lược nhà Tống
Lý Thường Kiệt
Xây thành Cổ Loa
An Dương Vương
Dẹp loạn 12 sứ quân
Lý Công Uẩn
Dời đô ra Thăng Long
Câu 2. Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
A. Do lòng yêu nước, căm thù giặc của Hai Bà Trưng.
B. Do Thi Sách (chồng bà Trưng Trắc ) bị Thái thú Tô Định giết.
C. Do quan quân đô hộ nhà Hán bắt dân ta phải theo phong tục và luật pháp của người Hán.
Câu 3. Quân dân nhà Trần đã mấy lần đánh thắng quân Mông – Nguyên:
A. 2 lần
B. 3 lần
C. 4 lần
Câu 4. Chọn các từ : dân cư không khổ, đổi tên Đại La, ở trung tâm đất nước, cuộc sống ấm no, được dời, từ miền núi chật hẹp vào chỗ chấm của đoạn văn sau cho thích hợp.
	Vua thấy đây là vùng đất ..đất rộng lại bằng phẳng .vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Càng nghĩ, vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau dựng được 
thì phải dời đô .Hoa Lư về vùng đất đồng bằng rộng lớn màu mỡ này. Mùa thu năm ấy, kinh đô  ra thành Đại La . Lý Thái Tổ phán truyền thành Thăng Long.
II. Tự luận:
Câu 1. Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta ?
.
Câu 2. Vì sao nhà Trần được gọi là “triều đại đắp đê” ?
Câu 3. Em biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay ?
PHẦN ĐỊA LÝ:
: I. Trắc nghiệm : Khoanh vào câu trả lời đúng:
Câu 1. Một số dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên là:
A. Kinh
B. Ba-na, Ê-đê, Gia-rai 
C. Dao, Thái, Mông
D. Tày, Nùng
Câu 2. Hoàng Liên Sơn là dãy núi:
A. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn sườn thoải.
B. Cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc.
C. Cao thứ hai nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc
D. Cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc
Câu 3. Trung du Băc Bộ là vùng:
A. Có thế mạnh về đánh cá.
B. Có thế mạnh về trồng chè và cây ăn quả
C . Có diện tích cà phê lớn nhất cả nước
D. Có thế mạnh về khai thác khoáng sản
Câu 4. Vùng đất Tây Nguyên có đặc điểm như thế nào:
A. Cao, bao gồm núi và khe sâu
B. Thấp, bao gồm các đồi với đỉnh tròn, sườn thoải.
C. Cao, rộng lớn bao gồm các cao nguyên xếp tầng cao sàn sàn bằng nhau
D . Cao, rộng bao gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau
Câu 5. Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là: 
A. Người Thái
B. Người Dao
C. Người Mông
D. Người Kinh.
Câu 6. Thành phố Hà Nội ở:
A. Đồng bằng Bắc Bộ
B. Hoàng Liên Sơn
C. Trung du Bắc Bộ
D. Tây Nguyên
II. Tự luận:
Câu 1. Nêu những điều kiện thuận lợi để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai cả nước.
.
Câu 2. Kể tên các cao nguyên ở Tây Nguyên 
Câu 3. Tại sao cần bảo vệ và trồng lại rừng?
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
PHẦN LỊCH SỬ:
I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm )
Câu 1. ( 1 điểm ):
A
B
Đinh Bộ Lĩnh
Tiêu diệt quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
Ngô Quyền
Chống quân xâm lược nhà Tống
Lý Thường Kiệt
Xây thành Cổ Loa
An Dương Vương
Dẹp loạn 12 sứ quân
Lý Công Uẩn
Dời đô ra Thăng Long
Câu 2: ( 0,5 điểm ) :A
Câu 3. ( 0,5 điểm ) :B
Câu 4. ( 1 điểm )
Vua thấy đây là vùng đất trung tâm đất nước đất rộng lại bằng phẳng dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Càng nghĩ, vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau dựng được cuộc sống ấm no thì phải dời đô từ miền núi chật hẹp Hoa Lư về vùng đất đồng bằng rộng lớn màu mỡ này. Mùa thu năm ấy, kinh đô được dời ra thành Đại La . Lý Thái Tổ phán truyền đổi tên Đại Lathành Thăng Long.
II. TỰ LUẬN:
Câu 1. ( 3 điểm ):
- Kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc.
- Mở đầu cho yhời kì độc lập lâu dài của đất nước ta.
Câu 2. ( 3 điểm ):
- Nhà Trần đặt ra chức quan Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê.
- Nhà Trần huy động nhân dân cả nước vào việc sửa đê, đắp đê và bảo vệ đê.
- Các vua nhà Trần cũng có khi tự mình trông nom việc đắp đê.
Câu 3. ( 1 điểm ):
Ăn trầu, đeo hoa tai, đeo vòng đá, vòng đồng, búi tóc,
PHẦN ĐỊA LÍ:
I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm ) Khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm.
CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN
B
B
B
D
D
A
II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm )
Câu 1. ( 3 điểm )
- Có đất phù sa màu mỡ
- Nguồn nước dồi dào
- Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa.
Câu 2. ( 3 điểm ): Đăk Lăk, Kon Tum, Di Linh, Lâm Viên.
Câu 3. ( 1 điểm )
- Giữ nuớc, chống lũ lụt, điều hoà khí hậu.
- Phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn đất.

File đính kèm:

  • docDe thi lich su cuoi hoc ki 1 co dap an lop 4.doc