Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học 9

doc2 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 2787 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
Môn hóa học 9
Thời gian làm bài; 120 phút 
Bài 1
1. Hỗn hợp A gồm MgO, CuO, Al2O3
Cho một luồng khí H2 đi qua hỗn hợp A nung nóng thu được hỗn hợp rắn B;
Cho hỗn hợp B phản ứng hoàn toàn với một lượng dung dịch axit HCl dư thu được dung dịch C và chất rắn D;
Thêm một lượng Magie kim loại vào dung dịch C, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch E và chất rắn F;
Cho chất rắn F phản ứng hoàn toàn với một lượng dung dịch axit HCl dư thu được chất rắn D, dung dịch H và khí I;
Cho dung dịch E phản ứng hoàn toàn với một lượng dung dịch NaOH dư thu được kết tủa K;
Nung kết tủa K đến khối lượng không đổi thu được chất rắn M.
Xác định thành phần của B, C, D, E, F, H, I, K, M có những chất nào?
Viết các phương trình phản ứng hóa học đã xảy ra trong những thí nghiệm trên.
Bài 2 (1,25 điểm):
Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích bằng phương trình hóa học khi:
a. Cho mẩu natri vào cốc chứa dung dịch AlCl3 .
b. Cho đinh sắt vào cốc chứa dung dịch CuSO4.
c. Cho khí CO2 lội chậm, đến dư qua dung dịch nước vôi trong, sau đó cho nước vôi trong vào dung dịch thu được.
Bài 3
Cho hỗn hợp X gồm 3 muối tan: MgSO4, FeSO4 và Fe2(SO4)3.
Trong hỗn hợp X, nguyên tố oxi chiếm 48,485% về khối lượng.
Cho 39,6 gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng đem lọc, tách chất kết tủa và làm khô cẩn thận. Sau đó xác định khối lượng của kết tủa thì thấy cân nặng m gam. 
Tính giá trị của m.
Bài 4 (1,5 điểm): 
Chỉ có các ống nghiệm, đèn còn và các dụng cụ thí nghiệm đơn giản khác có thể diều chế được những khí nào từ các hóa chất sau: MnO2, Cu, Fe, NaNO3 và dung dịch HCl. Viết các phương trình hóa học minh họa.
ĐÁP ÁN
Bài 3
- Hỗn hợp X + dd NaOH tạo ra kết tủa:
PTHH: MgSO4 + 2NaOH => Mg(OH)2 + Na2SO4 (1)
FeSO4 + 2NaOH => Fe(OH)2 + Na2SO4 (2)
Fe2(SO4)3 + 6NaOH => 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4 (3)
- Khối lượng của oxi trong hh X: mO = 48,485/100 x 39,6 = 19,2(g)
- Số mol của oxi trong hh X: nO = 19,2/16 = 1,2 (mol)
-Theo các pt (1),(2),(3) số mol gốc SO4 trong muối bằng ¼ số mol nguyên tử oxi bằng 0,3 mol.
- Khối lượng gốc SO4 là: 0,3 x 96 = 28,8(g)
- Khối lượng hỗn hợp các kim loại trong X = 39,6 – 28,8 = 10,8(g)
- Số mol nhóm OH = ½ số mol của oxi = ½ x 1,2 = 0,6 (mol)
- Khối lượng kết tủa = m kim loại + m nhóm OH = 10,8 + 0,6 x 17 = 21(g)
Đáp số: 21g

File đính kèm:

  • docde thi hsg tinh.doc
Đề thi liên quan