Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 trung học cơ sở cấp huyện năm học 2011-2012

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 trung học cơ sở cấp huyện năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THANH SƠN
PHÒNG GD & ĐT

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2011-2012




ĐỀ CHÍNH THỨC
 MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề
Đề thi gồm có 1 trang
 Câu 1(4 điểm):
a) Hãy chép những dòng thơ có từ “trăng” trong bài thơ: Đồng chí của Chính Hữu và Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
b) So sánh hình ảnh “trăng” trong hai bài thơ trên.
Câu 2(6 điểm):
 	Viết bài thuyết minh giới thiệu về Nguyễn Du và giá trị của tác phẩm Truyện Kiều.
Câu 3.(10 điểm )
	Cảm nhận về vẻ đẹp của con người trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn 
 Nguyễn Thành Long
...................... Hết ...................

Họ và tên thí sinh.......................... ..Số báo danh.................................
HƯỚNG DẪN CHẤM 
 THI CHỌN HỌC SINH LỚP 9 THCS CẤP HUYỆNNĂM HỌC 2011-2012
MÔN NGỮ VĂN
 
Câu
Đáp án
Điểm


Câu 1(4đ)
a)Hãy chép những dòng thơ có từ “trăng” trong bài thơ: Đồng chí của Chính Hữu và Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
b)So sánh hình ảnh “trăng” trong hai bài thơ trên.


a. Chép chính xác những dòng thơ có từ trăng trong hai bài thơ trên. 
- Ở bài thơ Đồng chí, chép đúng dòng thơ:
+ Đầu súng trăng treo 	
- Ở bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, chép đúng các dòng thơ:
+ Thuyền ta lái gió với buồm trăng 	
+ Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe	
+ Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao	
b. So sánh hình ảnh “trăng” trong hai bài thơ. 
- Giống: “Trăng” trong cả hai bài thơ đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, gần gũi với con người trong cuộc sống chiến đấu và lao động. 
- Khác:
+ “Trăng” trong bài thơ Đồng chí mang vẻ đẹp của tâm hồn lãng mạn, gợi liên tưởng tới hoà bình… 
+ “Trăng” trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là hình ảnh của cảm hứng lãng mạn, trăng góp phần vẽ nên bức tranh biển khơi thi vị, lộng lẫy. Thể hiện niềm vui hào hứng trong lao động của những ngư dân đi đánh cá. 


0.5 đ

0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ


1 đ


0.5 đ

0.5 đ
Câu 2(6đ)
 Viết bài thuyết minh giới thiệu về Nguyễn Du và giá trị của tác phẩm Truyện Kiều


Yêu cầu: Học sinh cần vận dụng kĩ năng làm văn thuyết minh về một tác giả, tác phẩm văn học và những hiểu biết về Nguyễn Du và Truyện Kiều để làm tốt bài văn.
a. Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du và Truyện Kiều:
- Nguyễn Du được coi là một thiên tài văn học, một tác gia văn học tài hoa và lỗi lạc nhất của văn học Việt Nam.
- Truyện Kiều là tác phẩm đồ sộ của Nguyễn Du và là đỉnh cao chói lọi của nghệ thuật thi ca về ngôn ngữ tiếng Việt.
b. Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du :
- Thân thế: xuất thân trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học.
- Thời đại: lịch sử đầy biến động của gia đình và xã hội.
- Con người: có năng khiếu văn học bẩm sinh, bản thân mồ côi sớm, có những năm tháng gian truân trôi dạt. Như vậy, năng khiếu văn học bẩm sinh, vốn sống phong phú kết hợp trong trái tim yêu thương vĩ đại đã tạo nên thiên tài Nguyễn Du.
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du với những sáng tạo lớn, có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm.
c. Giới thiệu về giá trị Truyện Kiều:
* Giá trị nội dung :
- Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về xã hội bất công, tàn bạo.
- Truyện Kiều đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người.
- Truyện Kiều tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.
* Giá trị nghệ thuật :
Tác phẩm là một kiệt tác nghệ thuật trên tất cả các phương diện : ngôn ngữ, hình ảnh, cách xây dựng nhân vật Truyện Kiều là tập đại thành của ngôn ngữ văn học dân tộc.





0,5 đ

0,5 đ


0,5 đ
0,5 đ



0,75 đ

0,5 đ


0,5 đ

0,75 đ

0,75 đ



0,75 đ
Câu 3(10 đ)
Cảm nhận về vẻ đẹp của con người trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long 


*Yêu cầu chung: Bài làm phải đảm bảo yêu cầu cơ bản sau đây
 -Làm đúng kiểu bài nghị luận về truyện, xác định đúng yêu cầu, phạm vi đề.
 -Cảm nhận được vẻ đẹp về con người qua các nhân vật trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, biết liên hệ mở rộng phù hợp.
-Hành văn trôi chảy, trong sáng, có cảm xúc, bố cục hợp lí, luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu..
*Yêu cầu cụ thể
Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách, song phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
Giới thiệu tác giả, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa và khái quát luận đề. 
Vẻ đẹp của các nhân vật:
Nhân vật anh thanh niên: 
-Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc 
-Yêu đời, giàu nghị lực, ham đọc sách, biết sắp xếp tạo cuộc sống phong phú …
-Hiếu khách, chân thành, cởi mở, quan tâm đến mọi người, khiêm tốn 
Nhận xét chung: nhân vật anh thanh niên tiêu biểu cho con người lao động có vẻ đẹp bình dị, thầm lặng mà cao quý; gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu xa …
Các nhân vật khác:
+ Ông hoạ sĩ già: 
-Có tâm hồn nhạy cảm cái đẹp và khao khát đi tìm cái đẹp – đối tượng của nghệ thuật
-Tâm huyết, say mê sáng tạo nghệ thuật
 + Cô kỹ sư trẻ: 
Có tâm hồn đầy nhiệt huyết, khao khát được cống hiến;
Có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về lẽ sống đẹp và vững tin vào con đường mà cô đang đi tới.
 + Ông kỹ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu sét… đều là những người lao động thầm lặng, hết mình 
- Liên hệ mở rộng…
Đánh giá chung:
-Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên, kết hợp độc đáo giữa tự sự, trữ tình với bình luận… Qua đó, nhà văn Nguyễn Thành Long đã khẳng định vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
-Truyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với người đọc. 
* Cách cho điểm:
- Điểm 9-10: Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên
- Điểm 7-8: Bài àm đảm bảo cơ bản các yêu cầu trên, song đôi chỗ chưa thật thuyết phục, còn vài lỗi chính tả, dùng từ…
- Điểm 5-6: Bài làm tương đối đầy đủ các yêu cầu về nội dung, kĩ năng, song còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 3-4: Bài làm có nội dung nhưng chưa chặt chẻ, nhiều chỗ sa vào kể, mắc khá nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 1-2: Bài làm sơ sài, cảm nhận chung chung, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Không làm được gì hoặc viết vài câu chưa rõ ý.












1 đ


1 đ
1 đ

1 đ


1 đ


1 đ



1 đ



1 đ

1 đ



1 đ

Ghi chú:
Hướng dẫn chấm trên đây chỉ có tính chất định hưóng, tổ chấm có thể linh động cho phù hợp với thực tế bài làm của học sinh. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo.


 

File đính kèm:

  • docDe HSG Ngu van lop 9 huyen Thanh Son.doc