Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện - Môn thi: Sinh Học

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện - Môn thi: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT CON CUÔNG
 ĐỀ CHÍNH THỨC
 (Đề thi gồm 01 trang)
 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
	 NĂM HỌC 2012-2013
	 MÔN THI: Sinh học
 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề ra:
Câu 1:(4 điểm)
1) Biến dị tổ hợp là gì? Những cơ chế nào làm phát sinh biến dị tổ hợp? Vì sao ?
2) Sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O ở người do 3 gen chi phối I(A), I(B), I(O). Viết kiểu gen quy định các nhóm máu trên.
Câu 2:(5 điểm)
 1) Thể dị bội là gì? Nêu các dạng thường gặp? Cho ví dụ?
2) Nêu những điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường.
Câu 3:(3 điểm)
1) Nêu các yếu tố và cơ chế đảm bảo tính đặc trưng và ổn định của ADN ở mỗi loài sinh vật.
2) Vì sao tính đặc trưng và ổn định của ADN chỉ có tính chất tương đối?
Câu 4:(3,5 điểm) 
 Có 3 tế bào sinh dục sơ khai của thỏ cái (2n = 44 NST) nguyên phân số lần bằng nhau, môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 33660 NST. Các tế bào được tạo ra đều bước vào vùng chín giảm phân tạo ra trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng 50%, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng 6,25%.
1) Tính số lần nguyên phân của tế bào sinh dục cái sơ khai.
2) Tính số hợp tử được tạo thành và số tế bào sinh tinh cần thiết cho quá trình thụ tinh trên.
Câu 5:(4,5 điểm) 
 Một gen có chiều dài 0,51µm, có 640 Guanin, gen này nhân đôi một số lần để tạo ra các gen con. Một nửa số gen con trên tham gia tổng hợp mARN (mỗi gen chỉ tổng hợp 1 phân tử mARN). Các phân tử mARN tạo ra chứa tất cả 48000 Ribônuclêôtit.
 1) Tính số lần nhân đôi của gen trên?
 2) Tính số lượng từng loại nuclêôtit tự do môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen?
 3) Giả sử trên mỗi phân tử mARN có 2 Ribôxôm trượt qua không lặp lại. Tính tổng số axit amin trong các phân tử prôtêin hoàn chỉnh được tổng hợp.
- Hết -
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN THI: Sinh học
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
Câu 1
(4 đ)
1)
2,5 đ
* Khái niệm biến dị tổ hợp:
Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng đã có ở bố mẹ theo những cách khác nhau, tạo ra các kiểu hình mới.
 0.5
* Cơ chế làm phát sinh biến dị tổ hợp:
- Sự phân ly độc lập của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử.
 0,5
- Sự tổ hợp tự do của các giao tử trong quá trình thụ tinh.
 0,5
* Giải thích:
- Sự phân ly độc lập của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều loại giao tử có tổ hợp các nhân tố di truyền khác nhau.
 0.5
- Sự tổ hợp tự do của các loại giao tử khác nhau đã tạo ra rất nhiều kiểu hợp tử phát triển thành nhiều kiểu hình, làm phát sinh biến dị tổ hợp.
 0.5
2)
1,5đ
Kiểu gen quy định các nhóm máu:
Nhóm máu O : kiểu gen IOIO
0,25
Nhóm máu A : kiểu gen IAIA hoặc IAIO
0,5
Nhóm máu B : kiểu gen IBIB hoặc IBIO
0,5
Nhóm máu AB : kiểu gen IAIB 
0,25
Câu 2
(5đ)
1)
2,5 đ
* Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có sự tăng, giảm số lượng NST ở một hoặc một số cặp NST nào đó.
Thể dị bội được tạo ra do đột biến dị bội, một dạng đột biến số lượng NST.
 0.5
* Các dạng thường gặp:
-Thể 3 nhiễm: Một cặp NST nào đó có 3 NST.
 0.5
-Thể 1 nhiễm: Một cặp NST nào đó chỉ có 1 NST.
 0.5
- Thể không nhiễm: Thiếu hẳn một cặp NST nào đó.
 0.5
* Ví dụ:
Ở đậu Hà Lan 2n = 14:
- Thể 3 nhiễm: 2n + 1 = 14 + 1 = 15 NST.
- Thể 1 nhiễm: 2n - 1 = 14 - 1 = 13 NST
- Thể không nhiễm: 2n - 2 = 14 - 2 = 12 NST
 (HS lấy VD khác vẫn cho điểm tối đa)
 0.5
2)
2,5đ
Những điểm khác nhau: 
Đặc
điểm
NST thường
NST giới tính
Cấu tạo
- Có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội (2n)
- Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội (2n)
- Luôn sắp xếp thành những cặp tương đồng
- Cặp XY là cặp không tương đồng
- Giống nhau giữa các thể đực và cá thể cái trong loài.
- Khác nhau giữa các thể đực và cá thể cái trong loài.
Chức năng
- Không quy định giới tính của cơ thể
- Quy định giới tính
- Chứa gen quy định tính trạng thường, không liên quan đến giới tính.
- Chứa gen quy định tính trạng có liên quan đến yếu tố giới tính.
 0,5
 0,5
0,5
 0,5
 0,5
Câu 3
(3đ)
1)
0.5đ
* Yếu tố quy định tính đặc trưng và ổn định:
-Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nu trên ADN
0.5
- Tỷ lệ 
0.5
- Hàm lượng ADN trong tế bào
0.5
* Cơ chế:
Tự nhân đôi, phân ly và tổ hợp của ADN trong quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh xảy ra bình thường.
0.5
2)
* Có tính chất tương đối vì:
- Có thể xảy ra đột biến do tác nhân vật lý, hoá học của môi trường làm thay đổi cấu trúc ADN
0.5
- Có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân dẫn đến thay đổi cấu trúc ADN
0.5
Câu 4
(3,5đ)
1)
1đ
Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục cái sơ khai. 
	Ta có: 3(2k - 1)2n = 33660 
0.5
 3(2k - 1) 44 = 33660 Þ 2k = 256 Þ k = 8 
Vậy tế bào sinh dục cái sơ khai đã nguyên phân 8 lần.
0.5
2)
2đ 
Số tế bào con được tạo ra: 256 x 3 = 768 (tế bào).
Số tế bào sinh trứng = số trứng tham gia thụ tinh = 768 (Tế bào) 
0.5
Số trứng được thụ tinh là:
 768 x = 384 (trứng).
0.5
Vậy số hợp tử được tạo thành = số trứng được thụ tinh = Số tinh trùng được thụ tinh = 384 ( hợp tử ). 
0.5
Số tinh trùng được tạo ra là:
 384 x = 6144 ( tinh trùng ) 
0.5
 Vậy số tế bào sinh tinh trùng là : 6144/4 = 1536 ( tế bào).
 (HS làm gộp các bước mà hợp lí vẫn cho điểm tối đa)
0.5
Câu 5
(4,5đ)
1)
1,5
đ
Chiều dài của gen là: 0,51µm = 5100A0
0,25
+ Số Nu của gen là: 5100 x = 3000 (nu)
0,25
+ Số RiboNu của mỗi mARN là: 3000/2 = 1500 (ribonu)
0,25
+ Số phân tử mARN được tạo ra là: 48000/1500 = 32 (phân tử)
0,25
+ Tổng số gen được tạo ra là: 32 x 2 = 64 gen
0,25
+ Số lần nhân đôi 26 = 64. Vậy gen nhân đôi 6 đợt.
0,25
2)
1đ
Ta có: A + G = N/2
 A = N/2 – G = 1500 – 640 = 860 (nu)
0,25
Số lượng Nu từng loại của gen là:
 A = T = 860 (nu)	
 G = X = 640 (nu)
0,25
Số lượng từng loại Nu tự do môi trường đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen:
 A = T = ( 26 – 1).860 = 54180 (nu)
0,25
 G = X = ( 26 – 1).640 = 40320 (nu)
0,25
3)
1,5đ
Số phân tử protein được tổng hợp:
 32 x 2 = 64 (phân tử)
0,5
Số a.a của mỗi phân tử protein hoàn chỉnh:
 (1500/3) – 2 = 498 (a.a)
0,5
Tổng số a.a trong các phân tử protein hoàn chỉnh được tổng hợp là: 498 x 64 = 31872 (a.a).
(HS làm gộp các bước mà hợp lí vẫn cho điểm tối đa)
0,5
Ở một loài đậu, hoa đỏ (gen A) là trội hoàn toàn so với hoa trắng (gen a). Cặp tính trạng này được qui định bởi 1 cặp gen trên nhiễm sắc thể thường. Khi lai 2 cây đậu hoa đỏ không thuần chủng với nhau, thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thì kết quả ở F2 như thế nào?(Không cần viết sơ đồ lai).
Câu 4: (1.5điểm)
1) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm những dạng nào? Nêu nguyên nhân gây ra đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
2)   Nếu tế bào lưỡng bội bình thường có 2n = 20 , thì số NST có trong tế bào của những trường hợp sau là bao nhiêu : Thể tam bội, thể tứ bội, thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể một nhiễm kép.
Câu 6: ( 4 điểm)
 a/ Số hợp tử được tạo thành: 
	Ta có: 2n(2k - 2) = 11176 (k là số lần phân bào.)
 44.(2k - 2) = 11176 Þ 2k = 256 . 
 - Số tế bào sinh trứng là 256. 
 - Số hợp tử được tạo thành là: 
 Số tế bào sinh trứng là 256 có 256 ( trứng ).
 256 x = 128 trứng. Vậy số hợp tử được tạo thành là 128 ( hợp tử ). 
 b/ Số tế bào sinh tinh là: 
 128 hợp tử 128 tinh trùng.
 128 x = 2048 ( tinh trùng ) 
 Vậy số tế bào sinh tinh trùng là : 2048/4 = 512 ( tế bào)
 c/ Số đợt phân bào của tế bào sinh dục cái sơ khai là: 256 = 28 8 ( lần ).
PHÒNG GD & ĐT CON CUÔNG

File đính kèm:

  • docDe thi hoc sinh gioi mon sinh hoc.doc
Đề thi liên quan