Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Triệu Lộc

doc4 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 2987 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Triệu Lộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường THCS Triệu Lộc.	ĐỀ THI CHỌN LỌC HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
 NĂM HỌC 2013-2014.MÔN: NGỮ VĂN 9
 Thời gian làm bài 150 phút. 

Điểm
……………………..
Người chấm 1
…………………….
Người chấm 2
……………………..
Mã phách
………………….


 Câu 1 ( 4 điểm):
 Đọc kỹ đoạn thơ sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới:
 Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.
 Hỏi tên rằng : “Mã Giám Sinh”,
Hỏi quê rằng: “ Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
 ( Truyện Kiều- Nguyễn Du )
 Đoạn thơ giới thiệu về ai và về việc gì ? Trong cách trả lời của mình, nhân vật được nói đến trong đoạn thơ đã vi phạm những phương châm hội thoại nào ? Vì sao ?

Câu 2 ( 4 điểm):
Viết một bài văn ngắn ( khoảng 2 trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ cuả bản thân về vấn đề “ Học tập là cuốn vở không có trang cuối”.

Câu 3 ( 12 điểm):
Phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam qua hai bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt) và “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (Nguyễn Khoa Điềm).
 Hết.














HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm




 Câu 1:
(4 điểm)
* Đoạn thơ giới thiệu về Mã Giám Sinh được mụ mối đưa đường đến nhà Kiều để hỏi Kiều về làm vợ.
* Trong cách trả lời của mình, Mã Giám đã vi phạm các phương châm hội thoại:
- Phương châm lịch sự: Trả lời cộc lốc, nhát gừng, thiếu tôn trọng người nghe.
-Phương châm về lượng: Nội dung trả lời chưa đáp ứng yêu cầu của giao tiếp, hỏi tên mà chỉ trả lời họ (Mã) và chức danh( sinh viên trường Quốc Tử Giám ).
-Phương châm về chất : Mã Giám Sinh nói không đúng sự thật bởi vì y là “ viễn khách” mà lại nói là mình” quê ở huyện Lâm Thanh cũng gần”.
1



1

1


1








 Câu 2:
( 4 điểm)
a. Yêu cầu chung: Bài viết hoàn chỉnh, đảm bảo yêu cầu đã đặt ra; thể hiện năng lực viết bài văn nghị luận xã hội; bài viết có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và viết câu.
b. Yêu cầu về nội dung: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng, trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lý, thiết thực , chặt chẽ, có sức thuyết phục và nêu bật được các ý sau:
- Giải thích khái niệm: Học tập( học và luyện tâp để có hiệu quả, có kỹ năng); cuốn vở ( ghi chép những kiến thức hiểu biết trong quá trình học tập). Học tập là cuốn vở không có trang cuối ( học tập là công việc suốt đời, không ngừng nghỉ).
- Con người từ chỗ không biết gì, nhờ quá trình học tập,rèn luyện mà tích lũy tri thức để từ đó áp dụng trong cuộc sống.
- Biển học vô bờ. không ai có thể khẳng định mình đã nắm chắc mọi thứ vì vậy cần phải liên tục học tập.
- Học bằng nhiều hình thức, sao cho phù hợp vời khả năng bản thân và nhất là phải rèn luyện được năng lực tự học. Tận dụng mọi điều kiện để chủ động học tập một cách có hiệu quả nhất.


1,0






0,75


0,75

0,75

0,75

( Chấm điểm tối đa khi đạt được tất cả các yêu cầu đã nêu, chấm 2 điểm khi đạt được 50% các yêu cầu)


Câu 3 (12 điểm):
 I. Yêu cầu và kĩ năng:
 - Bài viết hoàn chỉnh có đầy đủ ba phần ( Mở- Thân- Kết).
 - Nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận văn học.
 - Văn trôi chảy, mạch lạc; không mắc các lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu; chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch, đẹp.
 II. Yêu cầu về kiến thức:
Đề bài yêu cầu sử dụng các bài thơ “ Bếp lửa” ( Bằng việt) và “ Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ” ( Nguyễn Khoa Điềm) làm căn cứ để suy nghĩ, cảm nhận.
Học sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều hướng, nhiều góc độ nhưng cần bám sát yêu cầu trọng tâm: Phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.
Có thể phân tích đồng thời hoặc lần lượt hai bài thơ. Tuy nhiên cần phải xác định rõ luận đề, xây dựng hệ thống luận điểm logic, diễn đạt mạch lạc. Sau đây là một số gợi ý:
+ Người phụ nữ Việt Nam giàu tình yêu thương ( người thân, gia đình, quê hương, dất nước, bộ đội, Bác Hồ,…)
+ Người phụ nữ Việt Nam chịu thương, chịu khó, bền bỉ, nhẫn nại, chăm chỉ, cần cù( trong đời sống gia đình, trong quan hệ với quê hương đất nước,…)
+ Người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh, giàu niềm tin và nghị lực, dũng cảm, kiên cường…
+ Phụ nữ Việt Nam là những người kế thừa và phát huy các phẩm chất truyền thống của dân tộc ( qua các thời đại, qua các tác phẩm…).
+ Thấy được sự đóng góp của hai nhà thơ ( về phong cách) trong việc thể hiện cùng một đề tài về người phụ nữ.
 III. Biểu điểm: 
 + Điểm 12: Bài viết đảm bảo đủ các yêu cầu ở I và II. Bài viết làm nổi bật trọng tâm và có cứ liệu giải quyết theo hệ thống luận điểm, có nhiều cảm nhận tinh tế, văn viết có chiều sâu, tình cảm chân thành, giàu cảm xúc.
 + Điểm 10: Bài làm đáp ứng khá tốt các yêu cầu ở I và II; hiểu và giải quyết vấn đề đúng hướng theo hệ thống luận điểm, tuy nhiên chưa thật sâu sắc về ý. Văn phong tốt, cảm xúc chân thành.
 + Điểm 8: Bài làm đáp ứng được những yêu cầu ở I và II; hiểu và có định hướng giải quyết vấn đề theo hệ thống luận điểm song chưa thật toàn diện và sâu. Văn phong tốt, cảm xúc chân thành.
 + Điểm 6: Bài tỏ ra hiểu yêu cầu ở I và II nhưng chưa hình thành hệ thống luận điểm một cách rõ ràng, phân tích cứ liệu chưa thật trọng tâm. Văn phong khá tốt, cảm xúc chân thành.
 + Điểm 4: Bài làm tỏ ra hiểu được một số yêu cầu cơ bản về nội dung, có một số phát hiện nhưng ý còn chưa phong phú. Văn phong tạm được, cảm xúc khá tốt.
 + Điểm 2: Hiểu chưa thật đúng yêu cầu của đề về nội dung và phương pháp; trình bày,diễn đạt kém.
 + Điểm 0: Bài lạc đề.
Chú ý:
 + Thang điểm chi tiết của tất cả các câu, tổ chấm thảo luận, thống nhất để chấm.
 + Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm linh hoạt, không cứng nhắc, máy móc và giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm chưa thật toàn diện nhưng tỏ ra độc đáo, sáng tạo thể hiện tố chất của một học sinh giỏi. Nếu thí sính làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục thì giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan 
 
-------------- Hết------------------




 











	

File đính kèm:

  • docDe thi HSG tinh Ngu van 9.doc