Đề tài Kể chuyện vào bài - Một biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Ngữ văn

doc13 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kể chuyện vào bài - Một biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	
LỜI NÓI ĐẦU
Có một thực tế đáng buồn cho những giáo viên dạy Ngữ văn hiện nay là : học sinh chán học văn. Tìm tòi, suy nghĩ để có được một giải pháp khả thi nhằm gây hứng thú cho học sinh là điều bản thân hằng trăn trở. Mà nói đến hứng thú trong giờ học văn lại không thể không nhắc đến phương pháp tạo hứng thú của người dạy. 
Một tiết dạy Ngữ văn cũng như một buổi trình diễn nghệ thuật vậy. Thành hay bại là xét cả quá trình tiết dạy diễn ra. Tuy nhiên, bản thân cứ mỗi lần vào bài cho một tiết dạy thấy hứng khởi thì tiết dạy đó thực sự như ý. Từ đó nghĩ rằng phải có cách để vào bài thật hấp dẫn chứ! Thế là ý tưởng “kể chuyện vào bài” được manh nha, ấp ủ.
Nói cho nho nhã, ông bà ta có câu “Vạn sự khởi đầu nan”, hay dân dã hơn : “Đầu xuôi đuôi lọt”! Vì thế, người viết đề tài này chỉ xin được nói đến công đoạn vài phút đầu tiên của một tiết dạy Ngữ văn mà thôi. Tất nhiên để dẫn dắt vào bài học mới, mỗi thầy cô giáo đều có một phương pháp thường dùng. Nhưng nói rằng vào bài lôi cuốân, hấp dẫn sự tập trung cho học sinh ngay từ đầu tiết dạy thì thật không đơn giản. 
Thi sĩ Xuân Diệu từng viết: “Lí thuyết chỉ là màu xám… và cây đời thì mãi mãi xanh tươi”. Thực tế giảng dạy là cả một quá trình tự hoàn thiện chức năng người thầy. Sau một thời gian thực nghiệm ở cả những lớp các biệt yếu kém, bản thân nhận thấy có thể chia sẻ chút ít kinh nghiệm của mình về vấn đề này nên mạnh dạn trình bày như một sáng kiến kinh nghiệm trong phạm vi hẹp với nhan đề: 
“KỂ CHUYỆN VÀO BÀI - MỘT BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ
 CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN.”
Do khả năng trình bày có hạn,đề tài tuy chẳng phải mới mẻ nhưng bản chất lại thiên về một cách nghĩ, cách làm của cá nhân, nên gặp phải một số hạn chế là điều khó tránh. Chỉ mong sao, với đề tài này, người viết có thể chung tay cùng các thầy cô giáo Trường Cấp 2-3 Đa kia - nhất là những giáo viên dạy Ngữ văn - trong quá trình đưa học sinh trở lại với văn chương, giúp các em có được hứng thú trong những giờ dạy văn mà thầy cô hằng lao tâm khổ tứ.
	Được như thế đã là hạnh phúc lớn lao cho người viết lắm vậy!
Rất mong nhận được sự góp ý chân tình của quý thầy cô trong Trường cũng như tất cả các bạn đồng nghiệp gần xa để đề tài có thể phát triển ở phạm vi rộng hơn...
	Tác giả
	 	 Nguyễn Văn Sinh




A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
	1) Lý do chọn đề tài:
	Bản thân người viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm này cảm thấy cĩ một ngoại lực thơi thúc tìm kiếm một phương án ngõ hầu lơi cuốn được học sinh trong giờ học Ngữ văn, trước hết, sự thơi thúc ấy xuất phát từ thực trạng dạy và học văn hiện nay.
	Ngữ văn trong nhà trường phổ thơng thường được xác định là một mơn học cơng cụ. Nếu căn cứ vào quy chế xếp loại học lực HS, Ngữ văn cịn được xem là mơn chính (cùng với mơn Tốn). Quy định là thế, hiểu với nhau là thế, nhưng cái vai trị “chính” của bộ mơn – trong thực thế dạy-học hiện nay- chưa mấy được thể hiện và phát huy một cách tương xứng.
	Thầy cơ giáo (từ đây được hiểu là giáo viên THPT) hiện đang trực tiếp giảng dạy Ngữ văn cĩ thể chia làm 3 thế hệ: trước năm 1990, từ 1990 đến năm 2005 và từ 2005 đến nay. Tất cả đều được đào tạo từ các trường ĐHSP cơng lập với nhiều hệ khác nhau. Sự thống nhất về quan điểm đối với Ngữ văn và việc giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thơng được thể hiện rất rõ ở tầm vĩ mơ. Nhưng ở gĩc độ vi mơ, ba thế hệ giáo viên song song tồn tại ba dịng kiến thức, ba cách tiếp cận tác phẩm và cĩ thề nĩi là cả ba cách truyền thụ khác nhau. Những buổi tập huấn chung, mang tính “cưỡi ngưa xem hoa” về phương pháp chỉ dừng ở mức độ định hướng, cịn thực dạy thì mỗi người một vẻ.
	Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng ca ngợi “Nghề giáo là một nghề cao quý nhất trong tất cả những nghề cao quý!” Nhưng trước đĩ, tự thân “kỹ sư tâm hồn” đã là một nghề cĩ tính đặc thù cao, đặc thù cả trong đào tạo, trong sản phẩm làm ra, trong mơi trường hoạt động, trong tương quan xã hội…Riêng đối với GV dạy văn, đặc thù cịn bởi nĩ vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Yếu tố nghệ thuật trong GD Ngữ văn ngay từ khi bước vào Trường ĐHSP đã bị xem nhẹ. Giáo sinh ra trường, nhiều người khơng thể dạy Văn được-bởi trong ngơn ngữ giao tiếp của họ khơng thấy cĩ chất văn, mặc dù viết lách rất tuyệt vời và kiến thức cĩ thể rất uyên bác! Đây là một mâu thuẫn nội tại và cũng là một thực tế đáng buồn: cĩ kiến thức, cĩ phương pháp mà khơng thể trở thành thầy giỏi-họ đã đứng nhầm bục giảng một cách oan uổng!
	Đối với bản thân người giáo viên dạy Ngữ văn, khả năng thích nghi với những biến động - mà nhiều nhà giáo dục tâm huyết gọi là những cải cách chĩng mặt trong hơn hai thập niên qua về chương trình, nội dung Ngữ văn trong nhà trường phổ thơng - là chưa cao. Thế hệ thứ nhất cảm thấy khĩ khăn khi phải giảng những bài văn trừu tượng, siêu thực, phải làm quen với những thuật ngữ văn chương vừa thay đổi ngoại diên. Thế hệ thứ hai thì tiến thối lưỡng nan trước những văn phẩm sử thi - anh hùng ca, với nội dung đề cao ý thức bản ngã. Cịn thế hệ thứ ba thì rất khĩ truyền thụ cho học sinh hiểu về hào khí của cha ơng trong văn học trung đại hoặc chất lãng mạn của thơ mới…
	Thêm vào đĩ, việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy Ngữ văn (đối với các mơn tự nhiên thì rất sơi nổi), thì chẳng mấy giáo viên mặn mà. Tinh hoa của cơng nghệ thơng tin đang bị nhiều thầy cơ giáo dạy Ngữ văn cho đứng ngồi cuộc.
	Tất cả những tác động trên đây đang từng ngày từng giờ nhằm vào mơn Ngữ văn. Cho dù là khách quan hay chủ quan, đều gây những hiệu ứng xấu. Mà xấu nhất chính là kết quả này: HỌC SINH CHÁN HỌC NGỮ VĂN.
	Thầy là thế, cịn trị thì sao? 
Trong thời đại bùng nổ thơng tin như hiện nay, các em cĩ đủ điều kiện để tiếp cận với thế giới bên ngồi nhất là trong lĩnh vực văn hĩa văn nghệ, giải trí…một cách nhanh chĩng và hiệu quả. Ngày nay, thật hiếm thấy cĩ em học sinh đọc ngấu nghiến một tập tiểu thuyết dày vài trăm trang - dù đĩ là những ấn phẩm siêu hạng, đang bán chạy nhất trên thị trường sách. Kiến thức cơ bản về ngữ văn nhiều em bị hổng - rất nhiều em khơng viết nổi một lá đơn xin phép nghỉ học cho đủ nội dung và đúng bài bản. Ngơn ngữ nĩi thì cộc lốc, khơng đầu khơng đuơi. Trong giờ học văn thì ngáp ngắn ngáp dài. Thầy yêu cầu trả bài thì đọc thuộc như vẹt. Khi kiểm tra, thi cử thì đạo văn người khác; đánh trắc nghiệm thì “chằm chày may rủi”…
Các em khơng được trang bị một cách đầy đủ phương pháp tiếp cận một tác phẩm. Học theo ý thầy giảng là đã quá lắm rồi (!). Trong trường phổ thơng hiện nay, hiếm khi thấy cĩ một học sinh nêu lên chính kiến của mình về một nhân vật, một hình ảnh thơ, một cách diễn đạt… Các em ngày càng thụ động, xa rời bản chất của người học văn.
Cũng phải nĩi thêm rằng, trong xã hội thị trường hĩa nhiều lĩnh vực như hiện nay, học giỏi Văn khơng bằng giỏi Tốn-Lý-Hĩa-Ngoại ngữ…, cơ hội việc làm, thu nhập cao vẫn là mồi nhử hấp dẫn khiến các em xa dần mơn Văn. Nhiều học sinh cĩ khả năng cảm thụ tốt, hành văn trơi chảy nhưng phụ huynh vẫn khơng mặn mà lắm khi định hướng cho con em mình học chuyên văn chẳng hạn. Học văn chỉ mong sao đừng dưới trung bình cịn đầu tư mạnh vào các mơn tự nhiên…
Lý do thứ hai thơi thúc bản thân là bởi năm học 2008-2009 được BGD chọn là năm học hưởng ứng thiết thực cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mà muốn cĩ sự tích cực từ phía học sinh, nhất thiết phải cĩ sự kích hoạt của người thầy. Vậy sự kích hoạt ấy là gì?
	Cĩ nhiều cách kích hoạt, nhiều giải pháp nhằm khắc phục thực trạng học sinh thụ động và chán học Văn như đã nêu trên. Bản thân, trong hơn mười lăm năm trực tiếp giảng dạy Ngữ văn trung học phổ thơng, tự thấy mình vẫn chưa làm trịn trách nhiệm. “Sản phẩm” tạo ra vẫn cịn nhiều tì vết, chưa được như mong muốn. Rồi thì cố gắng suy nghĩ, mày mị tìm hiểu hầu mong tìm ra một giải pháp nào đĩ để đưa các em về với văn chương. Cĩ những lúc bước vào lớp học, cả lớp hơn 40 học sinh đồng loạt vỗ tay, lịng thật dạt dào vui sướng. Các em đã đặt hết niềm tin và hy vọng vào Thầy. Vậy cịn Thầy?
 	Sau 3 học kì ấp ủ, hình thành ý tưởng, nghiên cứu tài liệu và so sánh đối chiếu qua thực tế giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp, nay bản thân mong muốn được thể hiện tất cả những điều tâm đắc mà những trải nghiệm cá nhân đã qua, đã thực hành và thấy cĩ hiệu quả nhất định. Đĩ là vấn đề làm thế nào để gây hứng thú cho HS trong giờ học Ngữ văn?
	Đây là một vấn đề lớn, trong phạm vi của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm, bản thân người viết chỉ cĩ một mong muốn nho nhỏ là qua 6 tiết dạy ở cả 3 phân mơn, chứng minh rằng: tiết dạy nào người thầy gây được hứng thú cho HS ngay từ lúc vào bài, tiết dạy đĩ cĩ xác suất thành cơng cao! Kể chuyện vào bài để gây hứng thú trong giờ học đối với HS là một cách tạo tâm thế hứng khởi ngay từ đầu tiết học, tiết dạy thành cơng ấy.
	Vì những lẽ trên, đề tài xin được gọi tên khá dài nhưng đầy đủ:
“KỂ CHUYỆN VÀO BÀI-MỘT BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ
CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN”.
	 
	2) Phạm vi tìm hiểu và ứng dụng của đề tài: 
	 Trong nội dung chương trình hiện nay, mơn Ngữ văn THPT (gồm đọc văn; tiếng Việt và làm văn) đã thống nhất và được phân phối đan xen một cách khoa học theo hướng tích hợp cao, nhưng vẫn cĩ sự phân biệt nên cĩ thể gọi là 3 phân mơn.
	 Bước đầu, bản thân thử áp dụng cho mỗi phân mơn 2 tiết (tức 6 tiết dạy cụ thể-tương ứng với 6 câu chuyện chọn lọc được lồng ghép kể vào đầu giờ dạy)
a) Đối với phân mơn đọc văn: Kể hai chuyện:
	 + Chuyện “Lê Lợi vi vương, Nguyễn Trãi vi thần”: dành vào bài cho tiết “Tác gia Nguyễn Trãi”- Lớp 10 (cơ bản);
	 + Chuyện “Ngọn đèn chúc ngược, xe khơng kéo mà chạy”: dành vào bài “Xin lập khoa luật) (trích “Tế cấp bát điều” của Nguyễn Trường Tộ)- Lớp 11(cơ bản).
	b) Đối với phân mơn Làm văn: Kể hai chuyện:
	 + Chuyện “ Giai thoại về đồng chí Lê Đức Thọ và Tiến sĩ Kit-sin-giơ”: dành vào bài tiết : Thao tác lập luận so sánh – Lớp 11(cơ bản).
	 + Chuyện “Tin vịt” : dành vào bài tiết : “Bản tin”- Lớp 11(cơ bản).
	c) Đối với phân mơn Tiếng Việt: Kể hai chuyện:
	 + Chuyện “Lời dặn trên nhãn chai rượu thuốc”: dành vào bài cho tiết tự chọn “Một số lỗi thường gặp-Lỗi về ngữ pháp”-Lớp 10(cơ bản).
	 + Chuyện “Mất”: dành cho vào bài tiết : “Ngữ cảnh”- Lớp 11(cơ bản).
B. NỘI DUNG:
I. Cơ sở khoa học (lý luận) :
Dạy học là một hoạt động nghề nghiệp vừa cĩ tính khoa học vừa cĩ tính nghệ thuật rất cao. Khoa học(yếu tố ĐÚNG-ĐỦ)vì nĩ yêu cầu người dạy phải truyền đạt chính xác và đầy đủ nội dung các đơn vị kiến thức cần đạt cho học sinh thơng qua một phương pháp nhất định với một sự chuẩn bị càng cơng phu càng tốt. Cịn nghệ thuật(yếu tố HAY) vì nĩ địi hỏi người thầy phải thực sự cĩ khả năng truyền được mạch cảm xúc của mình đến với học sinh bằng một chiêu thức cĩ thể nĩi là rất cá tính, nhưng trên một nền tảng kiến văn rộng và một năng lực diễn đạt tuyệt vời. Người dạy Ngữ văn - vì thế, khơng chỉ cĩ dạy ĐÚNG-ĐỦ mà cịn dạy phải dạy HAY mới mong đem lại hứng thú học văn cho học sinh.
 Bản thân cho rằng, trong giờ Ngữ văn, người thầy vừa là biên kịch, đạo diễn, vừa là diễn viên; cịn học sinh tích cực thì phải vừa là khán giả vừa là diễn viên. Xu hướng đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay cho phép chúng ta làm được điều đĩ trong tầm tay. Quan hệ thầy-trị do vậy cĩ tính hơ-ứng cao.
 Bên cạnh đĩ, bài dạy là một tác phẩm khoa học-nghệ thuật, nĩ phải được cơng diễn thì mới tồn tại giá trị. Mà đã cơng diễn thì thành cơng hay thất bại phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đĩ phải kể đến vai trị hàng đầu của đạo diễn(tức người thầy).
 Đề tài này chú trọng đến yếu tố nghệ thuật (một tiêu chí lẽ ra cần phải cĩ đối với mọi người thầy); cịn yếu tố khoa học người viết khơng cĩ điều kiện đề cập. Hơn nữa, đấy đã là tiêu chí bắt buộc cĩ đối với người thầy khi rời ghế trường Sư phạm.
II. Nội dung cụ thể:
 1)Vai trị của những phút đầu tiên trong một tiết học-thời điểm vào bài mới:
	Trước tiên, đĩ là những phút tiền đề quyết định cho khơng khí lớp học: sơi nổi hay trầm lắng, tích cực hay khơng tích cực.
	Thực tế trường lớp của chúng ta hiện nay, khơng phải lớp học nào cũng tồn học sinh ngoan, chăm chỉ và tập trung. Vì thế, như một cỗ máy đầu giờ vận hành, các em cần được kích hoạt một cách đồng bộ về mặt tâm lý. Ngay cả đối với một lớp chỉ cĩ vài em yếu kém, lười học, việc kích hoạt cho cả lớp vẫn là điều rất cần thiết. Làm được điều này, các em sẽ chăm chú lắng nghe, cùng nhau tư duy, và khi câu chuyện bất ngờ kết thúc là lúc khởi đầu cho những kiến thức quan trọng của bài giảng mà các em sắp được lĩnh hội. Cái tâm thế tuyệt vời ấy của học sinh ảnh hưởng rất lớn đến tâm thế của người thầy suốt thời gian cịn lại của tiết dạy.
Và như một hệ quả tất yếu, khi thầy truyền được hứng thú cho trị ngay từ đầu giờ học thì những phút tiếp theo của tiết dạy, như một bộ truyền động được bơi trơn: trị thích thú lắng nghe, tư duy và xây dựng bài học một cách sơi nổi, tính tích cực trong các em như được khuyến khích và khi ấy, nhu cầu tự bộc lộ đến với các em ; thầy say sưa với mạch giảng vốn đã được chuẩn bị rất chu đáo của mình. Thế rồi tiếng trống kết thúc tiết dạy vang lên trong sự tiếc rẻ của các em.
 Cĩ thể nĩi một cách chắc chắn rằng khả năng thành cơng của tiết dạy như thế là rất lớn.
Mọi người đều biết rằng dạy Ngữ văn là dạy khoa học về văn chương. Khoa học văn chương lại gắn liền với phong cách ngơn ngữ nghệ thuật. Đưa được những mẩu chuyện kể vào bài dạy một cách khéo léo, phù hợp với trọng tâm tiết dạy là cả một nghệ thuật, một thủ pháp “đắc nhân tâm”, cĩ khả năng truyền cảm mạnh mẽ - nhất là trong mơi trường sư phạm.
Tục ngữ cĩ câu : “Vạn sự khởi đầu nan”. Khởi đầu của một tiết dạy vẫn cịn khĩ khăn đối với khơng ít giáo viên, nhất là trong những tiết thao giảng hoặc cĩ nhiều đồng nghiệp dự giờ. Một số giáo viên do chuẩn bị bài giảng chưa tốt nên phần này nhiều người loay hoay cả 10 phút mà vẫn khơng dẫn dắt được học sinh vào bài học mới một cách như mong muốn. Bản thân cũng đã từng gặp rắc rối như thế trong một vài tiết dạy.
Đơng đảo nhà giáo chúng ta cũng đã từng nghe những mẩu chuyện vui, châm biếm cách vào bài của một số đồng nghiệp. Đĩ là những lời vào bài khơ khan, “mất lửa”, đơi khi tréo ngoe một cách buồn cười, chẳng ăn nhập gì với bài giảng.
Đối diện với thực tế trên, bản thân nhiều lần trăn trở với suy nghĩ làm sao để tiết dạy Ngữ văn của mình phải thực sự suơn sẻ ngay từ những giây phút đầu tiên. Cuối cùng quyết định nghiên cứu, biên tập các mẩu chuyện, cố gắng thể nghiệm trong một số tiết dạy của mình. Bước đầu thấy cĩ hiệu quả nên đã mạnh dạn đăng kí đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, những mong gĩp một âm thanh nho nhỏ vào trong tiếng vang chung của bài ca sư phạm mà các thầy cơ giáo đang ngày đêm hịa tấu trong sự nghiệp trồng người cao cả của mình. 
 2) Kể chuyện để dẫn dắt vào bài học:(Trọng tâm)
Trong ba học kì vừa qua, bản thân được BGH phân cơng giảng dạy mơn ngữ văn ở cả hai khối lớp 10&11, trong đĩ, đặc biệt cĩ 2 lớp cá biệt yếu. Hầu hết học sinh ở 2 lớp này(10A2-NH 07-08; 10A1-NH 08-09) cĩ học lực yếu kém, lưu ban hoặc thi lại mơn ngữ văn ở lớp 9 rồi được xét tuyển lớp 10.Đa số giáo viên bộ mơn khi vào dạy lớp này đầu cĩ chung một lời than thờ là các em khơng hề cĩ hứng thú học tập. Tất nhiên nguyên nhân dẫn đến thực trạng này thì cĩ nhiều, nhưng bản thân nghĩ rằng, suy cho cùng thì người thầy là đối tượng cần phải nhìn lại mình trước đã.
Từ chỗ nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá lại khả năng sư phạm của mình, bản thân chọn lọc một số tiết dạy để thử nghiệm ý tưởng phục hồi hứng thú học tập cho các em qua cơng đoạn vào bài của tiết dạy. 
Kế hoạch thử nghiệm cụ thể như sau:
a) Đối với phân mơn Đọc văn: Kể hai chuyện:
	 + Chuyện “Lê Lợi vi vương, Nguyễn Trãi vi thần”: dành vào bài cho tiết đầu, phần“Tác gia Nguyễn Trãi” trong bài dạy “Đại cáo bình Ngơ”- Lớp 10 (cơ bản).
	Lời vào bài như sau:
“Buổi đầu đầy khĩ khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến chống quân Minh, nhân dân chưa hưởng ứng vì chưa biết Lê Lợi là ai. Cĩ một người hiền tài đã hiến kế cho chủ tướng Lê Lợi nhằm thu phục lịng dân như sau:
	Cho quân sĩ vào rừng lấy mật ong bí mật viết lên mặt lá cây tám chữ: “LÊ LỢI VI VƯƠNG, NGUYỄN TRÃI VI THẦN”(tức “Lê Lợi là vua, Nguyễn Trãi là tơi”).Lũ kiến gặm vào vết mật ong trên lá cây, làm hiện lên mặt lá rất rõ tám chữ này. Những người tiều phu vào rừng đốn củi trơng thấy rất nhiều lá cây xuất hiện “ý trời”. Một đồn mười, mười đồn trăm, nhân dân khắp vùng kéo nhau đến đầu quân theo Lê lợi kháng chiến ngày càng đơng.
 	Các em biết người hiền tài đã hiến kế “đắc nhân tâm” ấy là ai khơng? Đấy chính là Nguyễn Trãi-tác giả bài cáo cĩ một khơng hai trong lịch sử văn học Việt Nam mà các em sẽ được tìm hiểu ngay sau đây.” 
	 + Chuyện “Ngọn đèn chúc ngược, xe khơng keĩ mà chạy”: dành vào bài “Xin lập khoa luật” (trích “Tế cấp bát điều” của Nguyễn Trường Tộ)- Lớp 11(cơ bản).
Lời vào bài như sau:
“Vào giữa TK XIX, cĩ một trí thức Việt hết sức đặc biệt, từng được du học các nước phương Tây, được vua Tự Đức cử sang Pháp mua sắm máy mĩc… Giai thoại kể rằng ơng đã từng tấu lên vua về những điều mắt thấy tai nghe ở phương Tây như: xe khơng kéo mà chạy(ơ tơ); đèn khơng dầu, chúc ngược mà vẫn sáng(đèn điện)…và cĩ nhiều văn bản khác đề nghị triều đình cải cách. Nhưng thật đáng tiếc, vua và quần thần lại cho đĩ là những lời sàm tấu, khơng thể tin(!). Nếu khơng thì cĩ lẽ đất nước ta giờ đã tiến xa về khoa học-kĩ thuật.
	Người trí thức đặc biệt ấy chính là Nguyễn Trường Tộ-tác giả của bản điều trần “Tế cấp bát điều”, trong đĩ cĩ văn bản đề nghị với vua và triều đình xin lập khoa luật mà các em sẽ được tìm hiểu trong tiết đọc văn hơm nay.”
	b) Đối với phân mơn Làm văn: Kể hai chuyện:
+ Chuyện “ Giai thoại về đồng chí Lê Đức Thọ và Tiến sĩ Kit-sin-giơ”: dành vào bài tiết : Thao tác lập luận so sánh – Lớp 11(cơ bản).
	Lời vào bài:
“Trong kháng chiến chống Mĩ, vào khoảng thời gian diễn ra Hội nghị Pa-ri bàn về chiến tranh Việt Nam, phía ta cử đồng chí Lê Đức Thọ làm trưởng đồn đàm phán, phía Mĩ cử đại diện là ngoại trưởng, tiến sĩ Kit-sin-giơ. Kit-sin-giơ người to cao cịn Bác Thọ thì vĩc người nhỏ nhắn.
	Một lần cùng đi vào Hội trường, Kit-sin-giơ nĩi:
	- Dù sao thì ngài vẫn thấp hơn tơi một cái đầu! (hàm ý chê bác Thọ ít học hơn ơng ta).
	Xong buổi họp, khi vào buồng nghỉ ở khách sạn, lúc cả hai đã nằm nghỉ lưng trên giường, Bác Thọ nĩi với Kit-sin-giơ:
	- Thực ra, ngài chỉ dài hơn tơi một cái đầu mà thơi! (Ý nĩi Kit-sin-giơ chỉ to xác mà thơi chứ trí tuệ thì chưa chắc ai hơn ai).
	Cả hai nhân vật nổi tiếng trên đều sử dụng một phương pháp lập luận rất phổ biến trong đời sống ngơn ngữ của con người-đĩ là lập luận so sánh với nhiều tầng ngữ nghĩa hết sức thâm thúy.
 	Vậy bản chất của thao tác lập luận này ra sao? Thầy sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu trong tiết học làm văn hơm nay.”
	 + Chuyện “Tin vịt” : dành vào bài tiết : “Bản tin”- Lớp 11(cơ bản).
Lời vào bài:
“Xưa cĩ người đi câu gặp may, câu được cả chục con vịt trời. Về đến nhà, chịm xĩm đến chia vui và hỏi thăm kinh nghiệm. Anh ta liền kể một mạch:
	- Cĩ gì đâu! Các bác biết khơng, tơi câu cả chục con vịt mà chỉ tốn đúng một miếng mồi thơi đấy!
	Mọi người trố mắt ngạc nhiên. Anh ta kể tiếp:
 	- Thế này nhé, tơi dùng một cục thịt mỡ trịn trịn mĩc vào lưỡi câu. Con vịt thứ nhất đớp mồi và ngay lập tức trơn tuột ra sau hậu mơn. Con vịt thứ hai lại đớp rồi tuột, đớp…tuột…Cứ thế, cả mười con xâu gọn vào dây câu của tơi. 
	Biết là gặp kẻ khốc lác, mọi người lảng ra về. Từ đĩ, người ta gọi những thơng tin kiểu như thế là “Tin vịt”!
	Ngày nay, một bản tin trên báo chí cần phải chính xác, khách quan. Người đọc khơng thể chấp nhận loại “Tin vịt” như trên.
Tiết học làm văn hơm nay sẽ giúp các em nắm được đặc trưng cũng như cách viết một bản tin theo đúng yêu cầu của một văn bản báo chí.” 
	c) Đối với phân mơn Tiếng Việt: Kể hai chuyện:
	 + Chuyện “Lời dặn trên nhãn chai rượu thuốc”: dành vào bài cho tiết tự chọn “Một số lỗi thường gặp-Lỗi về ngữ pháp”-Lớp 10(cơ bản)
Lời vào bài:
	* GV nêu tình huống:
	Trên nhãn của một chai rượu thuốc cĩ ghi lời dặn của nhà sản xuất như sau: “Khi ăn cơm khơng được uống thứ rượu này”(khơng dùng dấu câu).
	Nếu em là người mua chai rượu trên, em chọn cách uống nào?
	* HS sẽ trả lời(1, 2 hoặc 3 cách uống) như sau:
	- “Khi ăn cơm, khơng được uống thứ rượu này”(uống trước hoặc sau khi ăn)
 - “Khi ăn cơm khơng, được uống thứ rượu này”(uống khi chỉ ăn cơm khơng-khơng cĩ thức ăn hoặc khơng độn ngơ, khoai…)
 - “Khi ăn cơm khơng được, uống thứ rượu này”.(uống khi biếng ăn). (!)
	* Lời dặn trên đây của nhà sản xuất mắc lỗi gì trong cách diễn đạt? Tại sao một thơng tin lại cĩ đến ba cách hiểu khác nhau như thế?...cĩ lẽ các em đã rõ.
Để giúp các em tránh được những lỗi tương tự khi phát ngơn, tiết tự chọn về tiếng Việt hơm nay, thầy trị chúng ta cùng tìm hiểu “Một số lỗi thường gặp-Lỗi về ngữ pháp”.
	 + Chuyện “Mất”: dành cho vào bài tiết : “Ngữ cảnh”- Lớp 11(cơ bản).
Lời vào bài:
	“Cĩ một người cha rất cẩn thận, trước lúc đi vắng, dặn đứa con trai nhỏ tuổi hễ thấy ai đến kiếm ba thì đưa ngay cho người ấy mảnh giấy này. Đứa con vâng lời và nhét mảnh giấy vào túi. 
	Vài giờ sau, lúc đang mải chơi thì cĩ người khách lạ đến hỏi:
- Bố cĩ nhà khơng hả cháu?
 Thằng bé giật mình lục ngay túi áo, mặt biến sắc, trả lời:
- Mất rồi bác ạ! (mất mảnh giấy)
Đến phiên người khách biến sắc, hỏi dồn:
- Ối giời ơi! Khổ chưa! Thế mất lúc nào?(tưởng bạn chết đột ngột)
- Dạ mới mất!...
Các em thấy, qua đoạn hội thoại trên, hai nhân vật cĩ hiểu nhau khơng? Vì sao? Bài học tiếng Việt về Ngữ cảnh sau đây sẽ giúp các em thấy rõ bản chất của những vấn đề ngơn ngữ tương tự câu chuyện trên.”
 3) Thực tiễn ứng dụng và hiệu quả:
	Những mẩu chuyện trên được biên tập từ nhiều nguồn khác nhau, đều ngắn gọn, súc tích và giáo viên phải tự biên tập để trình bày một cách phù hợp với phần vào bài của một tiết dạy. Hiệu quả càng cao khi giáo viên cĩ giọng kể truyền cảm, lơi cuốn; ngữ điệu khi nghiêm trang, khi hĩm hĩnh một cách linh hoạt.
	Nội dung câu chuyện cĩ tác dụng lơi cuốn sự tập trung của học sinh gần như ngay lập tức bởi kịch tính cao. Cĩ thể trong lớp đã cĩ em từng nghe qua câu chuyện của thầy, nhưng khơng vì thế mà bớt đi sự hào hứng. Hiệu ứng im lặng xảy ra. Trong lớp chỉ cịn giọng kể lúc trầm lúc bổng của thầy, cho đến khi nút kịch cuối cùng của câu chuyện được mở ra. Một tiếng “Ồ!” đồng thanh hoặc một chuỗi cười tự nhiên bật ra rồi ngay lập tức cả lớp lại yên lặng. Tiết học bắt đầu đi vào quỹ đạo tốt đẹp của nĩ.
	Bản thân người viết đã liên tục sử dụng biện pháp này trong rất nhiều tiết dạy, qua nhiều năm học và với nhiều lớp học sinh khác nhau. Tất cả đều thành cơng, khơng cĩ ngoại lệ.
	Cũng xin được nĩi thêm, về lí thuyết, tất cả các tiết dạy, kể cả tiết trả bài viết, mọi giáo viên Ngữ văn đều cĩ thể vào bài một cách lơi cuốn bằng cách kể chuyện, miễn là nắm được mấu chốt của vấn đề.
 Vấn đề mấu chốt để đảm bảo chắc chắn việc kể chuyện vào bài cĩ hiệu quả gây hứng thú cho HS, đĩ là:
a) Cần xác định tiêu chí cho mẩu chuyện:
 Nội dung câu chuyện phải liên quan mật thiết với yêu cầu của bài học; ngắn gọn, súc tích và kịch tính cao; cĩ ý nghĩa giáo dục nhất định…
b) Giáo viên phải sưu tầm, tự biên tập và tự kể sao cho phù hợp, linh hoạt; 
c) Giọng kể phải rõ ràng, cĩ ngữ điệu, truyền cảm và hấp dẫn (kể cả khi dạy với sự hỗ trợ của máy chiếu). 
C. KẾT LUẬN:
1)Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối với việc giáo dục, dạy học:
Chương trình Ngữ văn 10, 11 hiện nay với trọng tâm là văn học trung đại-một thời kì văn học mà rất nhiều giáo viên bộ mơn cho là khĩ truyền thụ đối với thầy và khĩ lĩnh hội đối với trị. Nhưng bù lại, lịch sử trung đại cĩ vơ số chuyện kể, giai thoại về con người cũng như văn chương. Nếu đầu tư cơng sức để thiết kế tốt bài giảng - mà trước tiên là phần vào bài suơn sẻ, mạch lạc- tâm thế của cả thầy và trị sẽ rất thoải mái và đầy tự tin để đi nốt các phần trọng tâm của tiết dạy mà khơng cịn cảm giác lo lắng về nhưng bài giảng thuộc thời kì văn học xa xưa này. 
Một số giáo viên rất ngại khi phải thao giảng tiết Làm văn bởi bản chất khơ khan của nĩ. Thực ra, nếu thực sự nắm bắt được nghệ thuật giảng dạy, tiết làm văn cũng cĩ thể ướt át, hấp dẫn khơng kém. Qua nội dung các mẩu chuyện kể, học sinh dần hình thành nếp học tập trung khi thấy thầy vào lớp-một kết quả đáng giá khi thực tế việc làm ồn trong lớp vẫn thường xuyên gây bận tâm cho các thầy cơ giáo.
Lẽ tất nhiên hiệu quả của đề tài này khơng thể là tồn bích được. Nếu chỉ vào bài suơn sẻ cịn sau đĩ thì tẻ nhạt, lúng túng, thiếu chính xác, khơng đầy đủ…thì sao cĩ tiết giảng thành cơng được! Ý nghĩa của đề tài này chỉ gĩi gọn-xin nhấn mạnh- chỉ gĩi gọn trong những phút đầu khi giáo viên vào bài mới mà thơi! Nĩ chỉ là một tiền đề, một mĩn ẩm thực khai vị trong bữa đại tiệc là tiết dạy ngữ văn (nếu cĩ thể ví được như thế).
2) Những nh

File đính kèm:

  • docSANGKIENKINHNGHIEM.doc
Đề thi liên quan