Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tiểu học vòng huyện huyện năm học 2011 - 2012 môn văn

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tiểu học vòng huyện huyện năm học 2011 - 2012 môn văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD-ĐT ĐỀ THI CHỌN HS GIỎI CẤP TIỂU HỌC VÒNG HUYỆN
 HUYỆN 	 Năm học 2011 - 2012 
 ___________ _________________ _______________________________________________	
Đề chính thức, đã sử dụng 
ĐỀ BẢNG A
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 
Thời gian: 120 phút ( học sinh không phải chép lại đề )
Đề bài:
PHẦN I: Luyện từ và câu:
Cho đoạn thơ sau:
“Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúaNúi uốn mình trong chiếc áo the xanhĐồi thoa son nằm dưới ánh bình minhNgười mua bán ra vào đầy cổng chợCon trâu đứng vờ lim dim mắt ngủĐể lắng nghe người khách nói bô bôAnh hàng tranh kĩu kịt quảy đôi bồTìm đến chỗ đông người ngồi dọn bán” (Trích Chợ Tết – Đoàn Văn Cừ)
Câu 1: (2 điểm) Tìm trong đoạn thơ và xếp các từ ngữ vào 2 cột theo mẫu như sau: 
Động từ
Tính từ
Câu 2: (2 điểm) Tiếp tục tìm trong đoạn thơ trên và xếp các từ ngữ vào 3 cột theo mẫu sau: 
Từ ghép tổng hợp
Từ ghép phân loại
Từ láy
Câu 3: (2 điểm) Tìm trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
	a) Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá lấp lánh.
b) Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời.
Câu 4: (2 điểm) Hãy giải nghĩa từ “đá” trong các câu, các thành ngữ sau:
Chân cứng đá mềm.
Em không đá bóng dưới lòng đường.
Uống nước có nhiều đá sẽ bị viêm họng
Đêm qua, một trận mưa đá làm hư hại nhiều vườn rau màu.
Câu 5: (2 điểm) Đọc đoạn văn sau:
	“Phảng phất trong không khí có thứ mùi quen thuộc, không hẳn là mùi nhang ngày Tết, cũng không phải là thứ mùi nào khác có thể gọi tên được, có lẽ đã lâu lắm, nay tôi lại cảm thấy nó. Thôi tôi nhớ ra rồi…Đó là thứ mùi vị rất đặc biệt, mùi vị của quê hương.” 
	 (Trích Ngày Tết về thăm quê- Nguyễn Khải)
Từ ngữ nào được tác giả lặp lại nhiều nhất trong đoạn văn trên ? Sử dụng biện pháp lặp lại này có tác dụng gì ?
Hãy nêu cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên. 
PHẦN II: Tập làm văn (8 điểm)
	Thắm thoát năm hết, Tết đến, mùa xuân lại về. Em hãy tả cảnh xóm làng, nơi em ở trong mùa xuân và nêu cảm xúc của em trước cảnh mùa xuân về trên quê hương.
* Điểm trình bày và chữ viết: 2 điểm.
------------- HẾT-------------
 PHÒNG GD-ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
 HUYỆN ................. Thi chọn HS giỏi vòng huyện- năm học 2011 - 2012 
 __________________________ __________________________________________________________
Đề chính thức, đã sử dụng 
ĐỀ BẢNG A
PHẦN I: Luyện từ và câu:
Câu 1: ( 2 điểm )
Động từ
Tính từ
Nháy, uốn, thoa, nằm, mua bán, ra vào, đứng, vờ, ngủ, lắng nghe, nói, quảy, tìm đến, ngồi, dọn bán
Tía, hoài, xanh, son, đầy, lim dim, bô bô, kĩu kịt, đông.
- Đúng 15 từ : 1 đ
- 10 từ: 0.75 đ
- 07 từ : 0.5 đ
- 04 từ : 0.25 đ
- Đúng 9 từ : 1 điểm
- 07 từ: 0.75 đ
- 05 từ : 0.5 đ
- 03 từ : 0.25 đ
Câu 2: ( 2 điểm ) 
Từ ghép tổng hợp
Từ ghép phân loại
Từ láy
Bình minh, mua bán, 
ra vào
Tia nắng, ruộng lúa, 
áo the, cổng chợ, 
hàng tranh
Lim dim, bô bô, 
Kĩu kịt
- Đúng 3 từ : 0.5 điểm
- 2 từ : 0.25 đ
- 1 từ : 0 đ
- Đúng 5 từ : 1 điểm
- 4 từ : 0.75 đ
- 3 từ: 0.5 đ
- 2 từ : 0.25 đ
- Đúng 3 từ : 0.5 điểm
- 2 từ : 0.25 đ
- 1 từ : 0 đ
Câu 3: ( 2 điểm )
Câu
Trạng ngữ
Chủ ngữ
Vị ngữ
a)
1 
Điểm
Không có
Mưa
Trời
Mặt trời
(0.5 đ)
đã ngớt
rạng dần
ló ra, chói lọi trên những vòm lá lấp lánh. (0.5 đ)
b)
1 
Điểm
Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, (0.25 đ)
ngát dậy một mùi hương lá tràm
 (0.5 đ)
bị hun nóng dưới mặt trời.
 (0.25 đ)
Câu 4: ( 2 điểm )
Từ “đá” trong các câu, các thành ngữ sau, có ý nghĩa :
a) Chân cứng đá mềm: (đá là từ mang nghĩa gốc, là khoáng chất, rắn, cấu tạo vỏ trái đất. 0,5 đ) 
b) Em không đá bóng dưới lòng đường. (đá là từ đồng âm, có nghĩa dùng chân hất, đẩy mạnh một vật ra xa,…0.5 đ)
c) Uống nước có nhiều đá sẽ bị viêm họng. (đá là từ chuyển nghĩa, có nghĩa là nước được làm đông đặc lại và rắn như đá, 0.5 đ) 
d) Đêm qua, một trận mưa đá làm hư hại nhiều vườn rau màu. (đá là từ chuyển nghĩa, có nghĩa là nước mưa rơi xuống vùng lạnh bị đông đặc lại và rắn như đá, 0.5 đ) 
Câu 5: ( 2 điểm )
Từ “mùi” được lặp lại nhiều lần (0.5 điểm)
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp từ, có tác dụng nhấn mạnh, tăng sức diễn đạt ý tưởng và biểu cảm. (0.5 đ)
b) Tác giả đã miêu tả tình yêu quê hương mãnh liệt của mình qua cảm nhận thứ mùi vị đặc biệt của quê hương. Ai cũng có tình yêu đối với quê hương, là tình cảm thiêng liêng, đặc biệt; mức độ cảm nhận của mỗi người đều rất riêng và rất khác nhau. (1 điểm)
PHẦN II: Tập làm văn: ( 8 điểm)
* 05 yêu cầu bài văn cần đạt:
	1- Viết được bài văn đúng thể loại tả cảnh, có độ dài từ 20 câu trở lên, nội dung miêu tả cảnh vật nơi học sinh đang ở khi mùa xuân về.
	2- Bài làm đúng, đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài đúng theo yêu cầu thể loại văn tả cảnh. ( Giới thiệu – Miêu tả và Nêu cảm nghĩ, kết thúc bài )
	3- Giọng văn mạch lạc, câu văn suôn sẻ, đúng ngữ pháp, sử dụng từ ngữ chính xác. Mô tả được toàn cảnh chung và các cảnh vật chi tiết, nét đặc trưng của mùa xuân: bầu trời, nắng, gió, không khí, cây cối, các loài hoa, chim én,…( có nêu thêm 1 vài cảnh sinh hoạt, có xen kẽ tả người, tả vật hoạt động.v.v…) nêu được cảm xúc của bản thân đối với tình cảm xóm làng quê hương, tình cảm đối với thiên nhiên, đất nước trong không khí xuân về.
	4- Bài có nhiều câu văn hay, quan sát và miêu tả hợp lý, sinh động, ý tưởng phong phú và giàu âm thanh, giàu hình ảnh, màu sắc biết áp dụng các biện pháp nghệ thuật văn học đã học như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, liên tưởng,....
	5- Chữ viết rõ ràng, dễ đọc; bài làm sạch sẽ và không mắc lỗi chính tả.
Điểm 7 - 8 :
Bài văn phải đảm bảo trọn vẹn cả 05 yêu cầu trên.
Điểm 5-6 :
	- Đạt 5 yêu cầu nhưng có vài câu chưa thật hấp dẫn, miêu tả đơn điệu.
 - Đạt khá mục 3, 4; còn thiếu sót, vài câu còn sai về cách dùng từ và còn sai về cú pháp, ngữ pháp.
 - Mắc 1- 2 lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 3-4 :
 - Bài lam đạt trung bình mục 1, 2, 5; mục 3, 4 còn hạn chế, sơ lược.
 - Phần thân bài miêu tả về chi tiết chưa đầy đủ, chưa hợp lý, chưa đúng đặc trưng mùa xuân. Xen kẽ tả người, tả vật xung quanh chưa rõ nét, chưa gây tác dụng. Nêu cảm nghĩ chưa chân thật, chưa có hiệu quả về tác động tình cảm, chưa gây nhiều xúc cảm.
 - Sắp xếp ý miêu tả còn lộn xộn, dùng từ và đặt câu sai 2-3 câu trở lên.
 - Mắc 3-4 lỗi chính tả.
Điểm 2 - 1 :
 - Cả 5 mục yêu cầu rất sơ lược, miêu tả dạng trình bày quan sát đơn điệu.
 - Phần thân bài miêu tả lủng củng, câu luộm thuộm, thiếu tác dụng miêu tả, thiếu nhiều phần chi tiết, nêu cảm nghĩ và cảm xúc của bản thân chưa đầy đủ, trọn vẹn.
 - Về chi tiết các ý miêu tả còn nhầm lẫn, trùng lặp, dùng từ và đặt câu sai 4-5 câu.
 - Mắc 5-6 lỗi chính tả.
Điểm 0:
- Bài làm xa đề, lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng.
Điểm trình bày và chữ viết : 2 điểm.
	 -Đánh giá cách trình bày và chữ viết của toàn bài để cho điểm:
 	+ 2 điểm: trình bày đúng, đẹp, sạch sẽ, chữ viết đẹp, ngay ngắn, thẳng hàng.
	+ 1,5 điểm: trình bày đúng, khá đẹp, sạch sẽ, chữ viết khá đẹp, ngay ngắn, thẳng hàng.
	+ 1 điểm: cách trình bày và chữ viết đạt trung bình, đọc được. Còn sai hình dáng, độ cao, nét chữ chưa thật đều, chưa chân phương. Có 1-2 chỗ dơ, xoá, sửa đè…
+ 0,5 điểm : Bài dơ, trình bày chưa rõ, chưa đúng, chữ viết cẩu thả, không ngay ngắn, khó đọc. 
_________________________

File đính kèm:

  • doctieng viet lop 5.doc