Đề tham khảo tốt nghiệp THPT năm học 2013 môn Ngữ văn - Trường THPT Trần Cao Vân

doc4 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo tốt nghiệp THPT năm học 2013 môn Ngữ văn - Trường THPT Trần Cao Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ THAM KHẢO TỐT NGHIỆP THPT 
TRƯỜNG THPT TRẦN CAO VÂN	 NĂM HỌC 2013
	Môn: NGỮ VĂN 

	Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề


Câu I. (2,0 điểm)
 Nêu chi tiết thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của bà cụ Tứ khi con trai nhặt vợ về trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân.

Câu II. (3,0 điểm)
 Trình bày suy nghĩ của anh/chị (không quá 600 từ) về câu ngạn ngữ của Gruzia: “Học tập là hạt giống của kiến thức. Kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”

PHẦN RIÊNG (5 điểm)

Câu III.
 Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm:

	 … “Trong anh và em hôm nay
	Đều có một phần Đất Nước
	Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời”…
	(Văn học12 tập 1 NXB GD 2010, tr. 119) 	


------------- Hết ------------






 SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG NAM HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THAM KHẢO TNTHPT 
TRƯỜNG THPT TRẦN CAO VÂN	 Năm học 2012
 MÔN: VĂN

 Câu I: (2 điểm) HS cơ bản nêu được những ‎ ý sau:
- Cụ Tứ nói với con trai và con dâu: “Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”.
- Trong bữa ăn đón dâu, bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng sau này (chuyện mua gà, có đàn gà con…)

* Cách cho điểm: mỗi ý một điểm. Tuỳ mức độ sai sót của học sinh, GV linh động cho điểm.
 	
Câu II: (3 điểm) 
A/ Yêu cầu về kỹ năng: Trên cơ sở nắm được kiến thức cơ bản về câu ngạn ngữ, biết lý giải chi tiết nội dung, ý nghĩa vủa vấn đề, bàn luận đầy đủ các khía cạnh của vấn đề và rút ra bài học nhận thức, hành động. Bài viết có bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
B/ Yêu cầu về kiến thức: Bài viết nêu được các ý sau:
	1. Giải thích ý kiến: (1 điểm)
	- “Hạt giống” chỉ hạt dùng để gây giống, ươm thành cây.
	- Học tập là mầm mống, là điểm khởi đầu ươm nên kiến thức. Kiến thức là cái gốc để ươm nên hạnh phúc - niềm vui và sự thoả nguyện của mỗi người trong cuộc sống.
	- Muốn có hạnh phúc, không có cách nào khác là phải học tập. 
	2. Bàn luận về ý kiến: (2,5 điểm)
	- Học tập là điểm khởi đầu, là mầm mống tạo nên kiến thức. Phải hiểu “học tập” là cả một quá trình miệt mài, nỗ lực, tư duy, kinh qua những khó khăn, thử thách mới có được kiến thức. “Hạt giống” ấy phải được gieo trồng, chăm bón mới mong ngày có kết quả.
	- Kiến thức có được phải trải qua một quá trình tích luỹ, thẩm thấu và ứng dụng vào thực tiễn mới thực sự là nền tảng, cơ sở tạo nên hạnh phúc.
	- Phải tạo ra môi trường thích hợp để những “hạt giống” ấy có thể nảy mầm và phát triển. Nếu chỉ xem việc học tập chỉ là “hạt giống” được cất giữ trong “bao bì” thì chẳng thể có được kiến thức và hạnh phúc.
 	- Học tập phải chọn lọc, tiếp nhận những điều hay, lẽ phải và phải có phương pháp học tập phù hợp với điều hiện xã hội và bản thân để tích luỹ kiến thức. Và phải biết ứng dụng kiến thức để tạo nên cuộc sống tốt đẹp, thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã hội.
	3. Bài học nhận thức và hành động: (0,5 điểm)
	Mỗi người phải coi việc học tập là điểm khởi đầu cũng là quá trình để chiếm lĩnh tri thức và đạt đến hạnh phúc.
	Phải có phương pháp học tập, nỗ lực, không ngừng học tập để tích luỹ kiến thức, và đạt đến đỉnh điểm hạnh phúc.

Câu III: (5 điểm)
A/ Yêu cầu về kỹ năng: Trên cơ sở nắm được kiến thức cơ bản về tác phẩm “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm, biết phân tích những chi tiết, biết cách phân tích để làm nổi đặc điểm nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
B/ Yêu cầu về kiến thức:
 HS có thể trình bày theo nhiều cách, cảm nhận theo nhiều hướng nhưng phải xuất phát từ văn bản, HS phải biết phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
 Sau đây là một số gợi ý
 * Giới thiệu chung về trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm và đoạn thơ cần phân tích.
 * Phân tích: 
- Ý khái quát của đoạn thơ: Đất nước có ngay trong mỗi chúng ta và trong mọi thời đại.
- Biểu hiện cụ thể:
 + Đất nước có mỗi người (trong anh và em có một phần Đất Nước – hài hòa nồng thắm, chúng ta cầm tay mọi người – Đất Nước vẹn tròn to lớn, Đất nước là máu xương của mình…)
 + Đất nước trong hiện tại và niềm tin về tương lai của đất nước (Trong anh và em hôm nay…, Mai này con ta lớn lên – con sẽ mang Đất Nước đi xa…)
 + Ý thức về trách nhiệm đối với sự trường tồn của đất nước (Phải biết gắn bó và san sẻ, phải biết hóa thân…, làm nên đất nước muôn đời)
- Ngôn từ, hình ảnh thơ bình dị, giàu sức gợi. Câu thơ ngắn dài đan xen phù hợp với việc dồn nén và giải bày cảm xúc của tác giả. Từ “Đất Nước” được viết hoa một cách trang trọng.
 * Kết luận:
	- Đoạn thơ có sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình 
	- Đoạn thơ là một cách cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm: Đất Nước không siêu hình, trừu tượng mà ngay trong mỗi người; qua đó khơi dậy trách nhiệm của mọi người đối với đất nước. 
	 
c. Cách cho điểm:
 Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ diễn đạt.
 Điểm 3-4: Đáp ứng được cơ bản những yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt.
 Điểm 2: Bài sơ sài, nặng kể lể, còn sai sót nhiều lỗi diễn đạt.
 Điểm 1: Bài tản mạn, quá rối rắm, tối nghĩa, làm chưa xong.
 Điểm 0: Chưa làm được gì hoặc hoàn toàn lạc đề.
	
------------- Hết ------------


 

File đính kèm:

  • doc1358340012_DE-THI.doc
Đề thi liên quan