Đề kiểm tra Vật lý 10 nâng cao - Học kì 1 - Đề số 11

doc5 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 2691 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Vật lý 10 nâng cao - Học kì 1 - Đề số 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT ĐĂK LĂK KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2006 – 2007 
TRƯỜNG TRẦN QUỐC TOẢN MÔN VẬT LÍ 10 – BAN KHTN
 ***************************************
 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề.
Câu 1. Một vật chuyển động thẳng đều theo trục Ox có phương trình chuyển động là x = xo + vt, với xo 0. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Tọa độ của vật có giá trị không đổi theo thời gian.
B. Vật chuyển động ngược chiều dương của trục toạ độ.
C. Vị trí ban đầu của vật không trùng với gốc toạ độ.
D. Tọa độ của vật có giá trị giảm dần theo thời gian.
Câu 2. Chọn câu sai khi nói về chuyển động thẳng chậm dần đều:
A. Gia tốc luôn có giá trị âm. 
B. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc. 
C. Tích số vận tốc và gia tốc lúc đang chuyển động luôn âm.
D. Gia tốc có giá trị không đổi.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây về chuyển động thẳng đều là sai?
A. Vận tốc tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.
B. Quãng đường đi được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.
C. Quỹ đạo là đường thẳng.
D. Đồ thị tọa độ – thời gian là đường thẳng.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây về gia tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều là sai?
A. Đơn vị của gia tốc là m/s2. 	
B. Vectơ gia tốc luôn cùng hướng vectơ vận tốc.
C. Độ lớn gia tốc luôn không đổi. 	
D. Vectơ gia tốc có hướng không đổi.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây về chuyển động tròn đều là sai?
A. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo. B. Tốc độ góc không đổi.
C. Vectơ vận tốc không đổi. D. Quỹ đạo là đường tròn.
Bài toán 1. (dùng cho Câu 6, Câu 7, Câu 8, Câu 9)
Hai ô tô xuất phát cùng một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 10 km trên một đường thẳng, chuyển động thẳng đều cùng chiều từ A đến B. Tốc độ của ô tô xuất phát từ A là 60 km/h, của ô tô xuất phát từ B là 40 km/h. Chọn trục Ox trùng với đường thẳng đi qua AB, gốc tại A, chiều dương theo chiều từ A đến B, gốc thời gian lúc xuất phát. 
Câu 6. Tọa độ ban đầu của xe xuất phát từ B là: 
A. 0 km. B. 10 km. C. 40 km. D. 60 km.
Câu 7. Quãng đường mà xe xuất phát từ A đi được sau 15 phút là:
A. 150 km. B. 40 km. C. 15 km. D. 10 km.
Câu 8. Phương trình chuyển động của xe xuất phát từ A là:
A. x = 10 + 60.t B. x = 40.t C. x = 60.t D. x = 10 + 40.t
Câu 9. Vị trí hai xe gặp nhau cách A bao nhiêu km?
A. 20 B. 60 C. 40 D. 30
Bài toán 2. (dùng cho Câu 10, Câu 11)
Thả một hòn đá rơ từ độ cao h = 20 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2.
Câu 10. Thời gian rơi của hòn đá là:
A. 2 s B. 4 s C. 0,5 s D. s
Câu 11. Vận tốc của hòn đá lúc chạm đất là:
A. 5 m/s B. 40 m/s C. 20 m/s D. 10 m/s
Bài toán 3. (dùng cho Câu 12, Câu 13)
Một ô tô đang chạy với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh, chuyển động thẳng chậm dần đều, sau 5 s thì vận tốc giảm xuống còn 5 m/s.
Câu 12. Quãng đường ô tô đi được từ khi hãm phanh đến khi dừng lại là:
A. 50 m B. 12,5 m C. 18 m D. 37,5 m
Câu 13. Thời gian từ khi hãm phanh đến khi dừng lại là:
A. 5 s B. 10 s C. 12,5 s D. 9 s
Câu 14. Điều nào sau đây là đúng khi nói về tốc độ góc của vật chuyển động tròn đều?
A. Tốc độ góc luôn thay đổi theo thời gian.
B. Tốc độ góc tỉ lệ thuận với tần số.
C. Đơn vị của tốc độ góc là mét trên giây (m/s).
D. Tốc độ góc tỉ lệ thuận với chu kì quay.
Câu 15. Một hành khách đứng trên toa tàu A nhìn qua cửa sổ sang toa tàu B của đoàn tàu bên cạnh thì thấy toa tàu B chuyển động về phía sau. Tình huống nào sau đây chắc chắn không xảy ra?
A. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước, A chạy nhanh hơn.
B. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước, B chạy nhanh hơn.
C. Toa tàu A chạy về phía trước, toa tàu B đứng yên.
D. Toa tàu A đứng yên, toa tàu B chạy về phía sau.
Câu 16. Hãy chọn câu đúng:
A. Khi chất điểm chuyển động thẳng chỉ theo một chiều thì độ dời () và quãng đường đi được (s) của chất điểm là bằng nhau. 
B. Đồ thị tọa độ – thời gian của vật chuyển động thẳng là đường thẳng. 
C. Vectơ gia tốc của vật chuyển động tròn đều là vectơ có hướng và độ lớn không đổi. 
D. Trong các chuyển động tròn đều có cùng bán kính, chuyển động nào có chu kì càng lớn thì tốc độ dài càng nhỏ. 
Câu 17. Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và độ dời của chuyên động thẳng biến đổi đều?
A. v + v0 = 	B. v – v0 = 	C. v2 + = 2a 	D. v2 – = 2a
Câu 18. Hãy chọn câu đúng:
A. Trong các chuyển động tròn đều có cùng bán kính, chuyển động nào có tốc độ góc càng lớn thì gia tốc hướng tâm càng lớn.
B. Khi chất điểm chuyển động thẳng chỉ theo một chiều thì tốc độ trung bình và vận tốc trung bình bằng nhau. 
C. Ở nơi gần đường xích đạo và nơi gần bắc cực các vật rơi tự do có gia tốc bằng nhau.
D. Vectơ vận tốc của chất điểm chuyển động tròn đều có hướng và độ lớn không đổi.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây về chuyển động thẳng biến đổi đều là đúng?
A. Vectơ gia tốc có hướng và độ lớn không đổi.
B. Vectơ vận tốc có hướng và độ lớn không đổi.
C. Vectơ độ dời có hướng và độ lớn không đổi.
D. Vectơ gia tốc cùng hướng với vectơ vận tốc.
Câu 20. Chọn phát biểu sai:
A. Đồ thị tọa độ – thời gian của chuyển động thẳng đều là đường thẳng.
B. Đồ thị vận tốc của chuyển động thẳng đều là đường thẳng.
C. Đồ thị tọa độ – thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều là đường thẳng.
D. Đồ thị vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều là đường thẳng.
Câu 21. Hai lực đồng quy có độ lớn 9 N và 12 N. Giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?
A. 15 N 	B. 2 N 	C. 1 N 	D. 2 5N
Câu 22. Một chất điểm đứng yên chịu tác dụng của ba lực có độ lớn là 4 N, 5 N và 6 N. Nếu bỏ đi lực 6 N thì hợp lực của hai lực còn lại có độ lớn là
A. 9 N	B. 1 N	C. 6 N	D. 3 N
Câu 23. Cho 2 lực đồng quy có cùng độ lớn 10 N. Góc giữa hai lực đó bằng nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 10 N?
A. 1200 	B. 900 	C. 600 	D. 00 	
Câu 24. Hãy chọn câu đúng.
A. Nếu không có lực nào tác dụng vào vật thì chắc chắn vật đứng yên.
B. Nếu vật đang chuyển động thì chắc chắn có lực tác dụng vào nó.
C. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn là đã có lực tác dụng vào vật.
D. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.
Câu 25. Hãy chọn câu đúng.
Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì
A. vật lập tức dừng lại.	
B. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
C. vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều.
D. vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều.
Câu 26. Một quả bóng bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Lực do quả bóng tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực do tấm kính tác dụng vào quả bóng.
B. Lực do quả bóng tác dụng vào tấm kính bằng lực do tấm kính tác dụng vào quả bóng (về độ lớn).
C. Lực do quả bóng tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực do tấm kính tác dụng vào quả bóng.
D. Lực do quả bóng tác dụng vào tấm kính luôn bằng trọng lượng của quả bóng.
Câu 27. Một lực không đổi F có thể truyền cho vật A gia tốc a1 = 6m/s2, và truyền cho vật B gia tốc a2 = 4m/s2. Nếu ghép chặt hai vật A và B lại thành một vật C thì gia tốc mà lực F truyền cho vật C là:
A. 2,4 m/s2 B. 5 m/s2 C. 2 m/s2	 D. 10 m/s2
Câu 28. Hãy chọn câu đúng.
Khi khối lượng của cả hai vật và khoảng cách giữa chúng đều tăng lên gấp ba lần thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn 
A. giữ nguyên như cũ. 	B. tăng lên chín lần. 	C. giảm đi chín lần. 	D. tăng lên ba lần. 
Câu 29. Lực hút của Trái Đất tác dụng vào vật khi vật ở mặt đất là 40 N, khi vật ở độ cao h là 10 N. Hãy chọn giá trị đúng của h:
A. h = 3R. 	B. h = 2R. 	C. h = R. 	D. h = . 
(R là bán kính Trái Đất)
Câu 30. Để kéo một vật có trọng lượng 10N chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang thì phải dùng một lực bằng 2N. Hệ số ma sát có giá trị là:
A. 0,1 B. 0,2 C. 0,4 D. Một giá trị khác.
Câu 31. Kết luận nào sau đây không đúng với lực đàn hồi của lò xo?
A. Xuất hiện khi lò xo bị biến dạng.
B. Tỉ lệ với độ biến dạng của lò xo.
C. Luôn luôn là lực kéo.
D. Luôn ngược hướng với lực làm cho lò xo biến dạng.
Câu 32. Dùng hai tay để ép hai đầu của một lò xo có độ cứng 100N/m thấy lò xo bị ngắn đi so với chiều dài tự nhiên là 4 cm. Lực ép của mỗi bàn tay khi đó là bao nhiêu?
A. 2 N. B. 4 N. C. 200 N. D. 400 N. 
Bài toán 4. (dùng cho Câu 33, Câu 34, Câu 35, Câu 36)
Tác dụng một lực kéo theo phương ngang, có độ lớn Fk = 0,6 N vào một vật có khối lượng m= 100 g làm cho vật trượt nhanh dần đều trên mặt sàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2.
Câu 33. Trọng lượng của vật bằng bao nhiêu?
A. 1000 N.	B. 100 N.	C. 10 N.	D. 1 N. 
Câu 34. Lực ma sát trượt tác dụng lên vào vật có độ lớn bằng bao nhiêu?
A. 20 N. 	B. 0,2 N.	C. 0,02 N.	D. 2 N.
Câu 35. Gia tốc của vật có độ lớn bằng bao nhiêu?
A. 4 m/s2. 	B. 3 m/s2.	C. 2 m/s2.	D. 1 m/s2.
Câu 36. Nếu vật đang chuyển động mà ngừng tác dụng lực kéo thì vật sẽ chuyển động chậm dần đều với gia tốc có độ lớn bằng bao nhiêu?
A. 4 m/s2. 	B. 3 m/s2.	C. 2 m/s2.	D. 1 m/s2.
Bài toán 5. (dùng cho Câu 37, Câu 38, Câu 39, Câu 40)
Một vật được ném từ mặt đất lên cao với vận tốc v0 = 20 m/s theo phương hợp với phương ngang một góc. Lấy g = 10 m/s2.
Câu 37. Thời gian từ lúc ném đến lúc vật chạm đất là bao nhiêu?
A. 1 s.	B. 2 s.	C. s.	D. s.
Câu 38. Khoảng cách từ vị trí ném đến vị trí vật chạm đất là bao nhiêu?
A. 30 m.	B. m.	C. 15 m.	D. m.
Câu 39. Độ cao cực đại so với mặt đất là bao nhiêu?
A. m.	B. 10 m.	C. 5 m.	D. m.
Câu 40. Vận tốc của vật ngay trước lúc chạm đấtcó độ lớn bằng bao nhiêu?
A. 20 m/s.	B. m.	C. 15 m.	D. m.
SỞ GD & ĐT ĐĂK LĂK KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2006 – 2007 
TRƯỜNG TRẦN QUỐC TOẢN MÔN VẬT LÍ 10 – BAN KHTN
 **************************************
ĐÁP ÁN.
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
C
A
A
B
C
B
C
C
D
A
C
D
B
B
B
D
D
A
A
C
Câu 
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Đáp án
A
C
A
C
C
B
A
A
C
B
C
B
D
B
A
C
B
D
C
A

File đính kèm:

  • doc0607_Ly10nc_hk1_TTQT.doc
Đề thi liên quan