Đề kiểm tra Ngữ văn 9 - Học kì II

doc3 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Ngữ văn 9 - Học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra: Ngữ Văn 9 ( Học kì II)
Đề 1
I/ Trắc nghiệm: (2.0 điểm) Chọn đáp án đúng khoanh tròn 
1.Ai là tác giả của bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”?
A. Vũ Đình Liên
B. Vũ Ngọc Phan
C. Vũ Khoan
D. Vũ Tuyên Hoàng
2.Thành phần biệt lập của câu là gì?
A.Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, nơi chốn được nói tới trong câu.
B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu đề tài, sự việc được nói tới trong câu.
C. Bộ phận không tham gia vào diễn đạt nghĩa sự việc của câu
D.Cả A,B,C đều đúng.
3.Câu nào không sử dụng thành phận biệt lập cảm thán?
A. Có lẽ mai mình sẽ đi chơi. 
B. Trời ơi, bông hoa đẹp quá.
C. Kìa, trời mưa.
D. ô hay, cảnh cũng ưa người nhỉ.
4, Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được bắt nguồn từ cảm xúc nào?
A.Cảm xúc về lịch sử của dân tộc.
B.Cảm xúc về con người Việt Nam.
C. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế.
D. Cảm xúc về vẻ đẹp truyền thống của đất nước.
5.ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu của bài thơ “Muà xuân nho nhỏ”?
A. Xao xuyến, bâng khuâng.
B.Hào hùng, mạnh mẽ.
C.Nghiêm trang, tha thiết.
D.Trong sáng, thiết tha.
6. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? 
“Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
A. Nhân hoá, ẩn dụ.
B. Hoán dụ, ẩn dụ.
C. So sánh, hoán dụ.
D. Cả A, B, C.
7.Dòng nào nêu đủ và đúng nhất nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Sang thu”?
A. Ngôn ngữ trong sáng, cô đọng.
B. Hình ảnh chọn lọc, gợi tình cảm nhiều hơn tả thực. 
C. Lời thơ tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm.
D. ý thơ hàm súc, chứa chan tình cảm.
8.Đâu là điều quan trọng khi viết mở bài cho bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
A. Đánh giá khái quát bài thơ, đoạn thơ.
B. Nêu cảm nhận về bài thơ, đoạn thơ.
C. Phân tích khái quát bài thơ, đoạn thơ.
D. Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ.
II/ Tự Luận: (8.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm): Truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng có những tình huống nào? ý nghĩa của các tình huống đó?
Câu 2: (6.0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau:
 “Mọc giữa dòng sông xanh
 …
 Tất cả như xôn xao”
 (“Mùa xuân nho nhỏ”-Thanh Hải).








Đáp án chấm Kiểm trA HọC Kì ii
MÔN NGữ VĂN LớP 9
đề 1
I,Trắc nghiệm(2 điểm):
1.C 5.D
2.B 6.A
3.A 7.C
4.C 8.D
II,Tự luận(8 điểm):
Câu 1:(2 điểm)
Tình huống chuyện “Chiếc lược ngà” :
 -Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi.
 -ở khu căn cứ ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
 => ý nghĩa: Tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha; tình huống thứ hai biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với đứa con.
Câu 2:(6 điểm)
A. Mở bài:(1 điểm) -dẫn dắt(0.5 điểm)
- Nêu vấn đề nghị luận(0.5 điểm)
Cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước.
B. Thân bài:(4 điểm)
1. Cảm hứng về mùa xuân thiên nhiên:(2 điểm)
 - Mùa xuân của đất trời (hoa nở, chim hót) đơn sơ mà đẹp, phơi phới sức xuân.
 - Cảm xúc của nhà thơ: say mê, yêu mến và trân trọng, tâm hồn hoà vào cảnh vật
2. Cảm hứng về mùa xuân đất nước:(2 điểm)
 - “Lộc” -nghĩa thực
- nghĩa biểu tượng 
 - Hai hình ảnh tiêu biểu cho dân tộc: - người lính cầm súng…
- người nông dân…
 => Sức sống dào dạt của đất nước lúc vào xuân.
C. Kết bài:(1 điểm)
 - Khẳng định lại vấn đề (giá trị của đoạn thơ)
 - Liên hệ, mở rộng.




File đính kèm:

  • docDEDAP AN THI KI 2 VAN 9.doc
Đề thi liên quan