Đề kiểm tra môn: Sinh học – lớp 8 - Trường THCS Đồng Hóa

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn: Sinh học – lớp 8 - Trường THCS Đồng Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường THCS Đồng Hóa 
kì kiểm tra chất lượng học sinh giỏi năm học 2011 - 2012
Nhóm sinh học 
đề kiểm tra môn : sinh học – lớp 8
Họ và tên: ...............................
...................................Lớp: 8.....
Câu 1.(2,5 điểm)
 a. Phõn tớch những đặc điểm tiến hoỏ của hệ cơ người so với hệ cơ thỳ?
 b. Sự mỏi cơ là gì? nguyên nhân của sự mỏi cơ và biện pháp chống mỏi cơ? 
Câu 2.(3 điểm)
 a. Cho cỏc sơ đồ chuyển húa sau.
a1. Tinh bột Mantụzơ a2. Mantụzơ Glucụzơ 
a3. Prụtờin chuỗi dài Prụtờin chuỗi ngắn a4. Lipit Glyxờrin và axit bộo .
Em hóy cho biết cỏc sơ đồ chuyển húa trờn xẩy ra ở những bộ phận nào trong ống tiờu húa.
	b. Giải thích vì sao Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng Prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ không bị phân huỷ.
 c . Thức ăn xuống tới ruột non còn chịu sự biến đổi lí học nữa không? Nếu có thì biểu hiện như thế nào? Các thành phần nào tham gia hoạt động? Ruột non cú cấu tạo như thế nào để phự hợp với chức năng tiờu húa và hấp thụ thức ăn.
Câu 3.( 2 điểm)
	a. Mô tả sự khuếch tán O2 và CO2 ở phổi và ở tế bào?
	b. Dung tớch của phổi khi ta hớt vào và thở ra bỡnh thường và thở ra gắng sức phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
Câu 4.(5,5 điểm)
a. Nêu cấu tạo phù hợp với chức năng của hồng cầu?
b. Miễn dịch là gì? Nêu đặc điểm của từng loại miễn dịch, cho ví dụ ? 
c. Khi quan sát sơ đồ hệ tuần hoàn người dựa vào hiểu biết của mình em hãy nêu cách xác định và chức năng động mạch, mao mạch, tĩnh mạch. Tĩnh mạch nào trong vòng tuần hoàn chứa máu đỏ tươi ? Tại sao ?.
d. Hãy giải thích: 
 - Các yếu tố giúp sự vận chuyển máu liên tục và theo một chiều trong mạch?
	 - Giải thích vì sao máu AB là máu chuyên nhận, máu O là máu chuyên cho?
Câu 5.(4,5điểm)
 	a. Trình bày nguyên nhân, con đường lây nhiễm, triệu chứng, hậu quả và cách phòng tránh bệnh đau mắt hột.
b. Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Cho ví dụ?
c. Vì sao nói: tuyến tuỵ là tuyến pha?
d. Lượng đường trong máu được giữ ổn định do đâu?
Câu 6 (1,5 điểm)
Thành phần của nước tiểu đầu khác với máu như thế nào ?Vì sao có sự khác nhau đó 
 Câu 7(1 điểm) Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong một giờ đã đẩy đi được 315lít máu.Hãy tính:
a. Số lần mạch đập trong một phút?
b. Thời gian hoạt đông của một chu kì co dãn tim?
phòng giáo dục và đào tạo 
kì kiểm tra chất lượng học sinh giỏi năm học 2010 - 2011
kim bảng
đáp án – biểu điểm – hướng dẫn chấm
môn : sinh học – lớp 8
Câu 
Nội dung
Điểm
Câu 1
2,5 điểm
a. (1, 5điểm)
Những đặc điểm tiến hoỏ:
+ Thể hiện qua sự phân hoá ở cơ chi trên và tập trung ở cơ chi dưới 
Cơ chi trên phân hoá thành các nhóm cơ phụ trách những cử động linh hoạt của bàn tay, ngón tay đặc biệt là cơ ngón cái rất phát triển. 
Cơ chi dưới có xu hướng tập trung thành nhóm cơ lớn, khoẻ ( như cơ mông, cơ đùi.) 
-> giúp cho sự vận động di chuyển ( chạy, nhảy..) linh hoạt và giữ cho cơ thể có tư thế thăng bằng trong dáng đứng thẳng. 
- Ngoài ra, ở người còn có cơ vận động lưỡi phát triển giúp cho vận động ngôn ngữ nói 
 - Cơ nét mặt mặt phân hoá giúp biểu hiện tình cảm qua nét mặt
b. (1 điểm)
- Sự mỏi cơ là hiện tượng cơ làm việc nhiều quá sức làm giảm biên độ co cơ dẫn đến ngừng.
- Nguyên nhân của sự mỏi cơ là do cơ của cơ thể không được cung cấp oxy nên tích tụ axit lăctic đầu độc cơ làm cơ mỏi.
- Biện pháp chống mỏi cơ:
	+ Lao động vừa sức.
	+ Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
0,25
0,25
0,25
0,25
0, 5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
 3,0 điểm
a. (0,5điểm)
 a1. Xảy ra ở miệng, dạ dày thời gian đầu và ruột non 
 a2. Xảy ra ở ruột non 
 a3. Xảy ra ở dạ dày 
 a4. Xảy ra ở ruột non
b. (0,5điểm)
- ở dạ dày có enzim tiêu hoá Prôtêin là enzim pepsin.
- Các tế bào tiết chất nhày ở cổ tuyến vị tiết chất nhày phủ lên bề mặt niêm mạc ngăn cách tế bào niêm mạc với enzim pepsin.
c. (2 điểm)
- Thức ăn xuống tới ruột non vẫn còn chịu sự biến đổi lí học .
- Biểu hiện: 
 + Sự tiết dịch tiêu hoá do tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột tiết ra để hoà loãng thức ăn và trộn đều dịch tiêu hoá. 
 + Muối mật (dịch mật) tách khối L thành giọt nhỏ, biệt lập với nhau, tạo nhũ tương hoá.
 + Các cơ trên thành ruột co bóp nhào trộn thức ăn ngấm đều dịch tiêu hoá và tạo lực đẩy thức ăn xuống phần tiếp theo của ruột.
* Ruột non cú cấu tạo như thế nào để phự hợp với chức năng tiờu húa và hấp thụ thức ăn.
- Ruột non rất dài ở người trưởng thành từ 2,8 – 3m à Tổng diện tớch bề mặt rất lớn (400 – 500 m2). Ruột non cú cấu tạo gồm 4 lớp (lớp màng bọc ngoài, lớp cơ, lớp dưới niờm mạc và lớp niờm mạc).
- Ruột non cú tuyến ruột tiết ra nhiều enzim giỳp cho tiờu húa cỏc loại thức ăn thành cỏc chất đơn giản glucozơ, axit amin, glyxerin và axit bộo được hấp thụ qua thành ruột vào mỏu để đến cỏc tế bào.
- Lớp niờm mạc cú cỏc nếp gấp với cỏc lụng ruột và lụng cực nhỏ làm cho diện tớch bề mặt bờn trong rất lớn (gấp 600 lần so với diện tớch mặt ngoài)
- Cú hệ thống mao mạch mỏu và mạch bạch huyết dày đặc phõn bố tới từng lụng ruột.
0,125
0,125
0,125
0,125
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
2,0 điểm
a. (1,5điểm)
* Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.
	+ Trao đổi khí ở phổi:
 Nồng độ O2 phế nang lớn hơn nồng độ O2 mao mạch máu nên O2 từ phế nang khuếch tán vào mm máu.
 Nồng độ CO2 mm máu lớn hơn nồng độ CO2 trong phế nang nên CO2 từ mm máu khuếch tán vào phế nang.
	+ Trao đổi khí ở tế bào:
 Nồng độ O2 trong máu lớn hơn nồng độ O2 của tế bào nên O2 từ máu khuếch tán vào tế bào.
 Nồng độ CO2 tế bào lớn hơn nồng độ CO2 trong máu nên CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu.
b. (0,5 điểm)
 Dung tớch của phổi khi ta hớt vào và thở ra bỡnh thường và thở ra gắng sức phụ thuộc 4 yếu tố :Giới tớnh, tầm vúc, tỡnh trạng sức khoẻ, quỏ trỡnh luyện tập
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Câu 4
5,5 điểm
a. (1điểm)
- Cấu tạo phù hợp với chức năng:
+ Hồng cầu không nhân(đ2 này chỉ có ở hồng cầu người) giúp tiết kiệm được năng lượng của cơ thể cung cấp cho hoạt động của hồng cầu ( ko sinh sản, nhân ko hoạt động)
+ Hồng cầu hình đĩa, lõm 2 mặt: làm tăng diện tích tiếp xúc giữa hồng cầu và k2 giúp hồng cầu kết hợp được với nhiều khí hơn.
+ Hồng cầu chứa Hb: là 1 loại sắc tố có khả năng liên kết lỏng lẻo với O2, CO2, nhờ đó mà hồng cầu có thể vận chuyển được khí trong mạch và thực hiện TĐK với tb.
+ Số lượng hồng cầu nhiều: đảm bảo vận chuyển được nhiều khí O2cho tb.
b. (1,5điểm)
 Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc 1 số bệnh nào đó dù sống trong môi trường có virut và vi khuẩn gây bệnh.
- Có 2 loại miễn dịch:
+ Miễn dịch tự nhiên: Có được do bẩm sinh hoặc sau khi bị mắc 1 số lần sẽ không bị mắc lại nữa.
	MD có được 1 cách ngẫu nhiên, bị động từ khi cơ thể mới sinh ra hoặc sau khi bị mắc bệnh.
	VD: con người không bị 1 số bệnh: toi gà. Lở mồm, long móng....
+ Miễn dịch nhân tạo: Có được do tiêm phòng vacxin
	MD có được 1 cách chủ động, không ngẫu nhiên khi cơ thể chưa khỏi bệnh.
	VD: tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván............
c. ( 1 điểm)
* Động mạch: Xuất phát từ tim (Tâm thất) đến đầu mao mạch. 
 + Chức năng : Đưa máu từ tim đến mao mạch.
 Tĩnh mạch : Từ cuối mao mạch đến tim(Tâm nhĩ).
 + Chức năng: Đưa máu từ mao mạch đến tim.
 Mao mạch: Là mạch máu nhỏ nối liền giữa Động mạch Tĩnh mạch.
 + Chức năng: Trao đổi chất và trao đổi khí giữa máu và tế bào.
* Tĩnh mạch phổi vì máu giàu O2, nghèo CO2. 
d. (1,5 điểm)
* Nhờ các yếu tố sau: 
 + Sự co dãn của tim: Tim co tạo lực đẩy máu vào hệ mạch và khi tim dãn ra tạo lực hút máu từ TM về tim.
 + Sự co dãn của ĐM và các cơ thành TM: tạo lực hỗ trợ cho sự co dãn tim
 + Sự thay đổi thể tích và áp suất của lồng ngực khi hô hấp: hỗ trợ cho lực hút và lực đẩy của tim.
 + Các van TM: có trong các TM ở chân giúp máu từ các mạch này di chuyển theo chiều hướng lên để về tim mà không bị chảy xuống do tác dụng của trọng lực.
 *- Máu AB là máu chuyên nhận: Máu AB có chứa cả kháng nguyên A và B trong hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có kháng thể, do vậy máu AB không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ. Vì thế máu AB có thể nhận bất kì loại máu nào truyền cho nó.
 - Máu O không có chứa kháng nguyên trong hồng cầu. Vì vậy, khi được truyền cho máu khác, không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính hồng cầu nên máu O được xem là máu chuyên cho.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5
4,5 điểm
a (1, 25điểm)
1. Nguyên nhân
2. Đường lây
3. Triệu chứng
4. Hậu quả
5. Phòng tránh
- Do 1 loại virut có trong dử mắt gây ra.
- Dùng chung khăn chậu với ngời bị bệnh, tắm rửa trong ao hồ tù hãm.
- Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên.
- Khi hột vỡ thành sẹo làm lông mi quặp vào trong (lông quặm) " đục màng giác " mù loà.
- Giữ vệ sinh mắt.
- Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
b. (1điểm)
 Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến nội tiết:
- Tuyến ngoại tiết: Các tuyến có ống dẫn đưa chất tiết từ tuyến ra ngoài.
 Ví dụ: tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt...
- Tuyến nội tiết: Các tuyến mà các chất tiết ( hoocmôn) tiết ra được ngấm thấm thẳng vào máu, đưa đến các tế bào hoặc các cơ quan làm ảnh hưởng tới các quá trình sinh lí trong cơ quan hay cơ thể. 
 Ví dụ: tuyến yên, tuyến giáp...
c. (1, điểm) 
 Nói: tuyến tuỵ là tuyến pha vì tuyến này vừa đóng vai trò là tuyến ngoại tiết, vừa đóng vai trò là tuyến nội tiết.
 - Tuyến tuỵ là tuyến ngoại tiết: Các sản phẩm tiết theo ống dẫn đổ vào tá tràng giúp cho sự biến đổi thức ăn trong ruột non.
 - Tuyến tuỵ là tuyến nội tiết: Ngoài ra, tuyến tuỵ còn có các tế bào trên đảo tuỵ( tiết hoocmôn glucagôn và tế bào tiết hoocmôn insulin) có chức năng điều hoà lượng đường trong máu.
d. (1,25điểm)
Cơ chế điều hoà đường huyết:
- Tuyến tuỵ:
+Lượng đường trong máu tăng TB b của đảo tuỵ tết ra Insulin biến Glucoz thành Glicôgen dự trữ ở gan và cơ.
+ Lượng đường giảm TB a tiết Glucagon biến Glicôgen thành glucôzơ.
 - Tuyến trên thận tiết ra Hoocmon Ađrênalin, Noađrênalin, Cooctizol có tác dụng điều hoà đường huyết
0,25
0, 25
0,25
0, 25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,2 5
0,25
0, 5
0,25
0,25
0,25
0, 5
Câu 6
 1,5 điểm 
* Thành phần nước tiểu đầu khác máu:
 - Nước tiểu đầu không có các tế bào máu và các protein có kích thước lớn. 
 - Máu có các tế bào máu và protein có kích thước lớn. 
*Giải thích sự khác nhau:
- Nước tiểu đầu là sản phẩm của quá trình lọc máu ở nang cầu thận 
- Quá trình lọc máu ở nang cầu thận diển ra do sự chênh lệch áp suất giữa máu và nang cầu thận ( áp suất lọc) phụ thuộc vào kích thước lỗ lọc 
 - Màng lọc và vách mao mạch vơí kích thước lỗ lọc là 30 - 40 Ả 
 - Nên các tế bào máu và phân tử protein có kích thước lớn nên không qua được lỗ lọc 
 0,25 
 0,25 
 0,25 
 0,25 
 0,25 
 0,25 
Câu 7
 1điểm
Đổi 315 lit = 315000 ml 
a.Số mạch đâp trong 1 giờ là : 315000 : 70 = 4500 (lần)
Số mạch đập trong 1 phút(60giây) là : 4500 : 60 = 75 (lần)
b.Thời gian hoạt động của môt chu kì tim là : 60 : 75 = 0,8 (giây)
(Học sinh có thể làm cách khác nhưng có đáp án đúng vẫn cho diểm tối đa)
0,25 0,25 0,25 0,25

File đính kèm:

  • docDE THI HSG SINH 8 HUYEN KIM BANG HA NAM.doc
Đề thi liên quan