Đề kiểm tra môn Công nghệ học kỳ I lớp 8 - Đề số 1

doc6 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Công nghệ học kỳ I lớp 8 - Đề số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA MÔN CÔNG NGHỆ HỌC KỲ I LỚP 8
Đề số 1 (Thời gian làm bài: 45 phút)
A. TRẮC NGHIỆM
I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.(2 điểm)
1. Hình chiếu bằng có hướng chiếu
	A. Từ trước tới	B. Từ trái sang	C. Từ dưới lên	D. Từ trên xuống
2. Đặt hình nón có trục quay vuông góc với hình chiếu đứng. Hình chiếu bằng của nó có dạng là
	A. Hình tròn	B. Hình vuông	C. Tam giác cân	D. Hình chữ nhật
3. Chi tiết nào sau đây không thuộc nhóm chi tiết máy có công dụng chung?
	A. Vòng đệm	B. Xích xe đạp	C. Ổ bi	D. Bu lông
4. Mặt phẳng chiếu cạnh là
	A. Mặt nằm ngang	B. Mặt cạnh bên phải	C. Mặt nằm nghiêng	D. Mặt chính diện
5. Bản vẽ nào sau đây không phải là bản vẽ kĩ thuật?
	A. Bản vẽ nhà	B. Bản vẽ tháo	C. Bản vẽ chi tiết	D. Bản vẽ lắp
6. Mối ghép bằng ren gồm nhóm các mối ghép nào?
	A. Mối ghép bu lông – đinh vít – vít cấy	B. Mối ghép bu lông – then – chốt
	C. Mối ghép bu lông – đinh vít – then	D. Mối ghép vít cấy – then – chốt
7. Nhóm các dụng cụ cơ khí dùng để gia công gồm
	A. Cưa – đục – búa – dũa	B. Kìm – êtô
	C. Cờ lê – mỏ lết – tua vít	D. Thước kẹp – thước lá
8. Tính chất nào sau đây không thuộc tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí?
	A. Tính chất hoá học	B. Tính chất vật lí	C. Tính chất toán học	D. Tính chất công nghệ
II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau. (1 điểm)
1. Đối với ren bị che khuất: Các dường đỉnh ren, ... ... và đường giới hạn ren đều vẽ bằng ... ...
2. Hình lăng trụ đều có hai đáy là ... ... bằng nhau và các mặt bên là ... ... bằng nhau.
B. TỰ LUẬN
Câu 1: (1 điểm) Trình bày quy ước vẽ ren ngoài.
Câu 2: (1,5 điểm) Nêu các loại phép chiếu và tính chất của chúng.
Câu 3: (2,5 điểm) Khối tròn xoay là gì? Nêu các cách tạo thành khối hình trụ, hình nón, hình cầu.
Câu 4: (2 điểm)
a) Nêu vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ kĩ thuật.
b) Vẽ lại đúng vị trí hình chiếu của hình hộp chữ nhật trên bản vẽ.
A
C
B
ĐÁP ÁN
A. TRẮC NGHIỆM
Phần I: mỗi ý chọn đúng được 0,25 điểm
1 – D;	2 – A;	3 – B;	4 – B;	5 – B;	6 – A;	7 – A;	8 – C
Phần II: mỗi chỗ trống điền đúng được 0,25 điểm
1. đường chân ren – nét đứt
2. các đa giác đều – các hình chữ nhật
B. TỰ LUẬN
Câu 1: 1 điểm
Nêu đầy đủ các quy ước vẽ ren ngoài.
Câu 2: 1,5 điểm
Nêu đúng mỗi loại phép chiếu được 0,5 điểm.
Câu 3: 2,5 điểm
– Nêu đúng khái niệm khối tròn xoay được 1 điểm.
– Nêu đúng cách tạo thành của mỗi khối được 0,5 điểm.
Câu 4: 2 điểm
a) Nêu đúng vị trí các hình chiếu được 0,5 điểm.
b) Vẽ đúng vị trí và kích thước mỗi hình được 0,5 điểm
ĐỀ KIỂM TRA MÔN CÔNG NGHỆ HỌC KỲ I LỚP 8
Đề số 2 (Thời gian làm bài: 45 phút)
A. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Trình tự đọc của bản vẽ lắp gồm
	A. Khung tên, bảng kê, yêu cầu kĩ thuật
	B. Khung tên, yêu cầu kĩ thuật, bảng kê, hình biểu diễn.	
	C. Bảng kê, yêu cầu kĩ thuật, hình biểu diễn.	
	D. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp.
Câu 2: Phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được
	A. tô màu hồng	B. kẽ chấm gạch	C. kẽ nét đứt	D. kẽ gạch gạch
Câu 3: Các hình chiếu vuông góc của hình cầu đều là
	A tam giác cân	B hình vuông	C hình tròn	D hình chữ nhật
Câu 4: Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ như sau:
	A. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng
	B. Hình chiếu bằng ở trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên trái hình chiếu đứng
	C. Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng, hình chiếu bằng ở bên trái hình chiếu đứng
	D. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng, hình chiếu cạng ở bên phải hình chiếu bằng
Câu 5: Quá trình tạo ra sản phẩm cơ khí theo các công đoạn:
	A. Vật liệu cơ khí → gia công cơ khí → chi tiết	
	B. Chi tiết → lắp ráp → sản phẩm cơ khí	
	C. Vật liệu cơ khí → gia công cơ khí → chi tiết → lắp ráp→ sản phẩm cơ khí	
	D. Gia công cơ khí → chi tiết → lắp ráp → sản phẩm cơ khí
Câu 6: Hình chiếu trên mặt phẳng song song với trục quay của hình trụ là:
	A. tam giác cân	B. hình chữ nhật	C. hình vuông	D. hình tròn
Câu 7: Dụng cụ gia công cơ khí bao gồm:
	A. Thước lá, thước cặp, khoan.	B. Dũa, cưa, đục, búa.
	C. Thước đo góc, kìm, cưa.	D. Tua vít, mỏ lếch, cờ lê.
Câu 8: Phép chiếu vuông góc là phép chiếu có các tia chiếu:
	A. Song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu
	B. Song song với nhau	
	C. Cùng đi qua một điểm	
	D. Song song với mặt phẳng cắt
B. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (1 điểm)
Nhóm chi tiết máy có công dụng .............. được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau.
Nhóm chi tiết máy có công dụng .............. được sử dụng trong 1 loại máy nhất định
C. Phần tự luận (5 điểm)
Câu 1: (2đ) Em hãy nêu khái niệm về mối ghép cố định và mối ghép động? Lấy ví dụ?
Câu 2: (1đ) Hãy kể tên 4 tính chất của vật liệu cơ khí.
Câu 3: (2 đ) Hãy nêu quy ước vẽ ren.
ĐÁP ÁN
A. Trắc nghiệm
1. D	2. D	3. C	4. A	5. C	6. B	7. B	8. A
B. Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Chung – Riêng
C. Phần tự luận
Câu 1: (2đ)
Mối ghép cố định: là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau gồm: mối ghép bằng vít, ren, chốt, hàn, đinh tán,...
Mối ghép động là mối ghép mà các chi tiết ghép có thể xoay trượt, lăn ăn khớp với nhau: mối ghép pittông xilanh, sống trượt – rãnh trượt,...
Câu 2: (1đ)
– Tính chất cơ học.
– Tính chất vật lý.
– Tính chất hóa học.
– Tính chất công nghệ.
Câu 3: (2 đ)
Ren nhìn thấy:
– Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm.
– Đường chân ren vẽ bằng nét liền mãnh và vòng tròn chân ren chỉ vẽ 3/4 vòng.
Ren bị che khuất:
– Các đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt.
ĐỀ KIỂM TRA MÔN CÔNG NGHỆ HỌC KỲ I LỚP 8
Đề số 3 (Thời gian làm bài: 45 phút)
A. Phần trắc nghiệm (5đ)
Câu 1: Hình chiếu dùng để diễn tả hình dạng nào của vật thể?
	A. Hình dạng bên ngoài của vật thể.	B. Hình dạng bên trong của vật thể.
	C. Hình dạng bên trái của vật thể.	D. Hình dạng các mặt của vật thể.
Câu 2: Nội dung của bản vẽ chi tiết bao gồm
	A. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật,	
	B. Bảng kê, yêu cầu kĩ thuật, kích thước.	
	C. Khung tên, hình biểu diễn, bảng kê.	
	D. Khung tên, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, bảng kê.
Câu 3: Mối ghép bằng vít, đinh tán, then chốt, bulông là loại mối ghép nào?
	A. Mối ghép cố định	B. Mối ghép động.
	C. Mối ghép tháo được.	D. Mối ghép không tháo được.
Câu 4: Cấu tạo bộ truyền động đai gồm:
	A. Bánh dẫn	B. Bánh bị dẫn.	C. Dây đai.	D. Cả A, B, C.
Câu 5: Hình chiếu của hình trụ trên mặt phẳng song song với trục quay là
	A. hình vuông	B. hình chữ nhật	C. hình tròn	D. tam giác cân
Câu 6: Các hình chiếu đứng của hình trụ là
	A. tam giác cân	B. hình tròn	C. hình chữ nhật	D. hình vuông
Câu 7: Phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được
	A. tô màu hồng	B. kẽ nét đứt	C. kẽ gạch gạch	D. kẽ chấm gạch
Câu 8: Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí bao gồm
	A. Tính chất sinh học, tính chất văn học và tính chất cơ học	
	B. Tính chất cơ học, tính chất vật lí, tính chất hoá học và tính chất công nghệ	
	C. Tính chất toán học và tính chất vật lí	
	D. Tính chất hoá học, tính chất cơ học và tính chất sử học
B. Điền từ
Vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ như sau:
Hình chiếu bằng ở ............ hình chiếu đứng.
Hình chiếu cạnh ở ............. hình chiếu đứng.
C. Phần tự luận (5đ)
Câu 1: (1đ) Hãy nêu khái niệm hình lăng trụ đều. 
Câu 2: (1đ) Đĩa xích xe đạp có 30 răng, đĩa líp có 20 răng. Hãy tính tỉ số truyền và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn?
Câu 3: (2 đ) Thế nào là bản vẽ kỹ thuật? Bản vẽ cơ khí và bản vẽ xây dựng dùng trong công việc gì?
ĐÁP ÁN
A. Phần trắc nghiệm
1. D	2. A	3. A	4. D	5. B	6. C	7. C	8. B	
B. Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Dưới – Bên phải
C. Phần tự luận
Câu 1: (1đ) Hình lăng trụ đều được bao bởi 2 đáy là 2 hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
Câu 2: (1đ)
Đĩa líp quay nhanh hơn 1,5 lần
Câu 3: (2 đ)
Bản vẽ kỹ thuật (gọi tắc là bản vẽ) trình bày các thông tin kỹ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và ký hiệu theo quy tắc thống nhất và vẽ theo tỉ lệ.
Mỗi lĩnh vực kỹ thuật đều có bản vẽ riêng của ngành mình trong đó có 2 bản vẽ thuộc 2 lĩnh vực kỹ thuật:
	– Bản vẽ cơ khí liên quan đến thiết kế, chế tạo lắp ráp và sử dụng, ... các máy và thiết bị.
	– Bản vẽ xây dựng gồm bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, sử dụng các công trình kiến trúc và xây dựng.

File đính kèm:

  • docDe Kiem Tra HKI Cong Nghe 8(1).doc
Đề thi liên quan