Đề kiểm tra khảo sát học kì I Môn: Ngữ Văn 8 Huyện Thuỷ Nguyên Đề 9

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì I Môn: Ngữ Văn 8 Huyện Thuỷ Nguyên Đề 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ 1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 

------------------


MÔN : NGỮ VĂN 8
Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): 
Chọn và chỉ ghi một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước kết quả đúng vào bài làm (mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
1.1: Tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết bằng thể loại:
A. Hồi ký 	B. Nhật ký 
C. Bút ký 	D. Phóng sự
1.2: Tập hợp từ ngữ được gọi là Trường từ vựng khi các từ trong tập hợp đó:
A. Có cùng từ loại. 	B. Có cùng chức năng cú pháp chính.
C. Có ít nhất một nét nghĩa chung. 	D. Có hình thức ngữ âm giống nhau.
1.3: Nhận định nào đúng về nội dung và nghệ thuật của hai câu thơ:	“Những kẻ vá trời khi lỡ bước - Gian nan chi kể việc con con”trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh ?
Dùng nhân hoá để thể hiện lòng căm thù giặc ngoại xâm của người tù.
Dùng khoa trương để khẳng định khí phách anh hùng và nghị lực của người tù.
Dùng điệp ngữ để nhấn mạnh khao khát tự do của người tù.
Dùng điệp ngữ để nhấn mạnh ước mong thay đổi vận nước của người có chí lớn.
1.4: Có thể đưa yếu tố miêu tả vào trong văn bản tự sự dưới hình thức :
Miêu tả càng nhiều chi tiết càng tốt.
Miêu tả ở mọi sự việc.
Miêu tả bằng một vài từ ngữ thật đắt.
Miêu tả hợp lý, như: ngoại hình, tính cách nhân vật; khung cảnh; hành động của nhân vật...
1.5: Tâm sự nào được Tản Đà gửi gắm trong hai câu thơ:
 	Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,
Trần thế em nay chán nửa rồi !
A. Buồn chán, bất hoà với cuộc sống thực tại xấu xa, tầm thường.
B. Đau buồn cho số kiếp khổ đau của con người.
C. Thương cho cảnh nước mất, nhà tan.
D. Buồn cho một nền văn hoá đã mai một.
1.6: Để tránh nói đến nỗi đau lớn của dân tộc khi Bác Hồ qua đời, Tố Hữu đã dùng biện pháp nào trong hai câu thơ:
Thôi đập rồi chăng một trái tim
 	Đỏ như sao Hoả, sáng sao Kim ?
A. Nói quá 	B. Nhân hóa
C. Nói giảm nói tránh 	D. So sánh

Câu 2 (0,5 điểm):
Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống:	
Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri đủ chứng tỏ truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, kết cấu ………..………………….gây hứng thú và làm cho chúng ta rung cảm trước ……………………………… giữa những con người nghèo khổ.

II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1 (3 điểm):
Viết một đoạn văn ngắn từ 10 - 12 dòng nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
Câu 2 (5 điểm):
Thuyết minh về một đồ dùng trong sinh hoạt.

 ------------------------------- Hết -------------------------------- 


































UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HK1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
MÔN : NGỮ VĂN 8
------------------


I. Trắc nghiệm (2 điểm):
Câu 1 (1,5 đ): Mỗi câu đúng được 0,25 đ/câu
1.1- A	 	1.2- C	1.3- B	1.4- D 	1.5- A 	1.6- C 
Câu 2 (0,5 đ):
Điền đúng vị trí mỗi từ được 0,25 đ: “Đảo ngược tình huống hai lần, tình yêu thương cao cả”
II. Tự luận (8 điểm):
Câu 1 (3đ)
HS viết được đoạn văn thể hiện sự cảm nhận và tình cảm của mình về vẻ đẹp của chị Dậu. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, khuyến khích sự sáng tạo trong cách thể hiện, miễn là có đủ các ý sau:
a) Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu (1.5 đ)
Yêu thương chồng con, hết lòng vì chồng
Khôn khéo, mềm mỏng khi đối mặt với bọn tay sai hung hãn.
Sức sống bất diệt và sức phản kháng mạnh mẽ trước sự áp bức, đè nén: khi không còn lối thoát , bị đầy đoạ khốn cùng, dồn vào chân tường chị đã vùng lên mạnh mẽ, quật ngã hai tên tay sai bất nhân.
b) Đánh giá về tính điển hình của nhân vật chị Dậu (1đ)
 Đó là vẻ đẹp tuyệt vời của một người phụ nữ nông dân khốn khổ. Chị đại diện cho người phụ nữ Việt Nam vừa hiền thảo lại vừa mạnh mẽ, bất khuất. Qua đây tác giả khái quát thành những quy luật đấu tranh xã hội và thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc. c) Đánh giá tài năng nghệ thuật: dùng ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ miêu tả hành động để làm rõ bản chất nhân vật. (0.5 đ)
(Tuỳ mức độ thiếu sót nội dung và sai sót trong cách trình bày, diễn đạt mà GV linh hoạt trừ điểm. Khuyến khích HS biết liên hệ mở rộng.)
Câu 2 (5 đ) :
Yêu cầu chung:
 Làm đúng kiểu bài văn thuyết minh
HS có thể lựa chọn bất cứ một đồ dùng sinh hoạt nào mà mình hiểu biết nhất, gần gũi nhất để thuyết minh. Nhưng phải cung cấp được những tri thức khách quan, xác thực về đối tượng cần thuyết minh.( VD Chiếc phích nước, chiếc mâm, quạt điện.......)
Cách trình bầy cần gọn gàng, rõ ràng, nêu bật được những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng
 Ngôn ngữ phải chính xác , diễn đạt mạch lạc . Bài viết sử dụng đan xen, linh hoạt các phương pháp thuyết minh.
ĐÁP ÁN
1. Mở bài : 0,5 đ
Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về vai trò của đồ dùng sinh hoạt mà mình thuyết minh đối với con người nói chung. 
(Cũng có thể mở bài bằng cách xây dựng một tình huống qua đó thể hiện vai trò của đồ dùng sinh hoạt đó đối với gia đình mình đồng thời gợi dẫn người đọc chú ý vào đối tượng)
2. Thân bài : 4 đ
Lần lượt giới thiệu những tri thức khách quan về đối tượng
a) Nguồn gốc, phân loại : Xuất hiện từ bao giờ ? ở đâu. Chia làm mấy loại? Căn cứ vào tiêu chí nào? (1) 
b)Thuyết minh về đặc điểm cấu tạo của đối tượng : (2 đ)
+ Hình dáng bên ngoài : màu sắc, kiểu dáng, chất liệu...... 
+ Cấu tạo bên trong: gồm những bộ phận nào? Đặc điểm công dụng của từng bộ phận ?
c)Vai trò ý nghĩa của đồ đó đối với bản thân và với mọi người (0.5 đ)
d) Cách sử dụng đồ dùng đó đó ra sao ? Để dùng được lâu và hiệu quả thì cần bảo quản nó như thế nào? (0.5 đ)
3. Kết bài : 0.5 đ
Tình cảm của em với đồ vật thuyết minh như thế nào?(Niềm tự hào, gắn bó)
Suy nghĩ về tương lai, thể hiện niềm tin …

Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa với những bài viết đảm bảo tốt các ý của yêu cầu chung, cung cấp được nhiều tri thức khách quan chính xác, thú vị về đối tượng, thực sự thuyết phục, lôi cuốn người đọc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả. 

----------------------------------------


















File đính kèm:

  • docuyhafgoiudpg0ap1den 17 (9).doc