Đề kiểm tra khảo sát học kì I Môn: Ngữ Văn 8 Huyện Thuỷ Nguyên Đề 2

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì I Môn: Ngữ Văn 8 Huyện Thuỷ Nguyên Đề 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I 
PHÒNG GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS PHỤC LỄ
 ................................
 
MÔN NGỮ VĂN 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề )


I.Trắc nghiêm : (2điểm.)
Câu 1 ( 1,0 điểm)
 Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu trả lời đúng.
“Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây ,nhưng hai cây phong này khác hẳn chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng , chan chứa những lời ca êm dịu.Dù ta tới đây vào lúc nào,ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẩn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào thoe nhiều cung bậc khác nhau .Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm tuyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình ,có khi hai cây phong bổng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào .Và khi mây đen kéo đến cùng với bão giông ,xô gãy cành ,tỉa trụi lá ,hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rưng rực.”
(Ngữ văn8- tập 1)
1.Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
A. Cô bé bán diêm – Anđécxen.
B. Đánh nhau với cối xay gió- Xecvantec.
C. Chiếc lá cuối cùng – Ohenri.
D. Hai cây phong- Aimatôp.
2.Phương thức biẻu đạt chính của đọan văn trên ?
A. Miêu tả, Nghị luận 
B. Nghị luận, tự sự 
C. Tự sự, miêu tả
D. Nghi luận, biểu cảm
3. Đoạn văn tập trung diễn tả : 
A. Sự kiêu hãnh cảu hai cây phong về những âm thanh kì lạ của chúng.
B.sự kinh ngạc của nhân vật tôi khi phát hiện ra khả năng kì diệu của hai cây phong.
C. các cung bậc tình cảm của hai cây phong qua những thanh âm khác nhau của nó, qua đó bộc lộ tình cảm của tác giả đối với chúng
D. hình dáng của hai cây phong trong những điều kiện thời tiết khác nhau.
4. Các từ êm dịu ,nồng thắm ,thương tiếc thuộc trường từ vựng nào ?
A.Thể hiện dáng vẻ của con người.
B.Biểu đạt các sắc thái trong giọng nói của con người.
C.Diễn tả trạng thái tình cảm của con người.
D.Diển tả cử chỉ, hành động của con người.
Câu 2 ( 1,0 điểm):
Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung tác phẩm ở cột B sao cho phù hợp.

A
Nối
B
1.Tôi đi học


a.Phong thái ung dung ,đường hoàng và khí phách kiên cường bất khuất của người chí sĩ yêu nước trong cảnh tù đày.
2.Trong lòng mẹ

b.Hình tượng đẹp đẽ, lẫm liệt ngang tàng của người anh hùng trong bước đường gian nan.
3.Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

c. Những kỉ niệm trong sáng, thơ ngây trong buổi tưu trường đầu tiên.
4.Đập đá ở Côn Lôn

d. Số phận bi thương của người nông dân trong xã hội cũ và những phẩm chất cao đẹp của họ.


e. Tuổi thơ cay đắng,tủi cực và tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn với mẹ.

II.Tự luận :( 8 điểm)
Câu 1:( 2 điểm)
Trong tác phẩm  Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mĩ Ohenri, hình ảnh chiếc lá thường xuân cuối cùng do cụ Bơmen vẽ có phải là một kiệt tác không ? Vì sao ?
Câu 2: ( 6 điểm)
Viết bài văn ngắn thuyết minh về một đồ dùng học tập của học sinh.

......... HẾT ..............

























 UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HK I 
PHÒNG GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN 8
 ...................................

I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm)

I.Phần trắc nghiệm :(2 điểm).
Câu1
1.1
 1.2
1.3
1.4
Đáp án
D
C
B
C
- Mỗi đáp án đúng được 0, 25 điểm

Câu2
2.1
 2.2
2.3
2. 4
Đáp án
c
e
a
b

Ghép đúng mỗi đáp án đúng được 0, 25 điểm


II. Phần tự luận ( 8 điểm)

 Câu
Đáp án
Điểm
1
(2,0đ )








-Khẳng định chiếc lá thường xuân cuối cùng do cụ Bơ –men vẽ là một kiệt tác 
- Vì : 
+Nó giống với thường xuân thật, cho nên Giôn-xi đã không phát hiện ra đó là chiếc lá vẽ.
+Nó được vẽ bằng cả tấm hồn .tình yêu thương mà cụ Bơ- men dành cho cô gái,chính vì thế chiếc lá trở nên sống động và có hồn. 
+Nó đã cứu sống tính mạng của Giôn –xi và trở thành tác phẩm nghệ thuật chân chính.Nghệ thuật xét cho cùng là để phục vụ cuộc sống của con người. 
 (0,5 điểm)


- (0,5 điểm)

- .(0,5 điểm)


- (0,5 điểm)


Câu 2: 
( 6 điểm)
I.Mở bài:
Giới thiệu về một đồ dùng cần thuyết minh.
II. Thân bài: 
-Cấu tạo của đồ dùng học tập :
 Bao gồm : Làm bằng chất liệu gì?cấu tạo bên ngoài gồm có mấy phần? Công dụng của từng phần trong việc bảo quản và sử dụng .(VD: nắp bút máy để bảo vệ ngòi tránh cho mực khỏi ra sách vở quần áo,vở bút ddeerbaor vệ phần ruột bên trong tránh chèn, nén khiến cho mực trào ra ngoài và còn để vừa với tay cầm viết). Cấu tạo bên trong và ý nnghỉa tác dụng của cấu tạo đó.
-Lợi ích, công dụng của đồ dùng học tập. 
VD: Chiếc bút giúp học sinh trong những công việc gì?
 Công việc đó có ý nghĩa thế nào trong học tập ?Quan hệ giữa nó với người học sinh hôm nay và mai sau thế nào?
III.Kết bài:
Thái độ của bản thân đối với đô dùng học tập.
* Thang điểm cụ thể: 
+ Điểm 5-6:Bài làm hoàn chỉnh, có đủ 3 phần , đúng đặc trưng thể loại, đúng đối tượng thuyết minh.Có bố cục mạch lạc, rõ ràng đảm bảo các nội dung,văn phong lưu loát, rõ ràng có sức lôi cuốn,không mắc lỗi chính tả,lỗi diễn đạt.
+ Điểm 5-6 nhưng mức độ diễn đạt thấp hơn.
+ Điểm 3-4: có đủ cavsyêu cầu đặt ra đối cới thang
+ Điểm 1-2: Đối với những bài chưa hoàn chỉnh,diễn đạt tối nghĩa, ý tứ sơ sài.
- (0,5 điểm)

( 5,0 điểm)
 ( 3,0 điểm)







(- 2,0 điểm)




- 0,5 điểm


-------------- HẾT----------------




























File đính kèm:

  • docuyhafgoiudpg0ap1den 17 (2).doc