Đề kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh giỏi văn

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh giỏi văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục
Huyện Văn Lâm
Đề kiểm tra khảo sát chất lượng
 học sinh giỏi 


Môn: Ngữ văn - Lớp 7
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
--------šư›--------

Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm)
	* Trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi lại đáp án đúng nhất vào tờ giấy thi.
Câu 1
Dòng nào sau đây nói đúng nhất về nội dung chính của hai bài thơ: "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng"?
A) 
Đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.
B)
Đều thể hiện tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước.
C) 
Đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên thắm thiết.
D) 
Đều được làm trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp và đều thể hiện tình yêu quê hương đất nước.
Đáp án 
B
Câu 2
ý nghĩa chính của lời "tái bút" trong tác phẩm "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" là gì? 
A) 
Làm cho tác phẩm gần gũi như một bức thư.
B)
Nâng cấp tính cách, thái độ của Phan Bội Châu trước kẻ thù: vừa giễu cợt vừa dửng dưng, khinh bỉ và chống trả quyết liệt Va-ren.
C) 
Nâng cấp tính cách, thái độ của Phan Bội Châu trước kẻ thù: không chỉ dửng dưng, khinh bỉ mà còn chống trả quyết liệt.
D) 
Vừa thể hiện sự khinh bỉ của Phan Bội Châu vừa thể hiện sự giễu cợt của anh lính dõng An nam với Va-ren.
Đáp án 
C
Câu 3
Văn bản "ý nghĩa văn chương" thuộc dạng nghị luận văn chương nào?
A) 
Bình luận các vấn đề của văn chương nói chung.
B)
Phê bình, bình luận về một hiện tượng văn học cụ thể.
C) 
Bình luận các vấn đề của văn chương nói riêng và các vấn đề trong xã hội nói chung.
D) 
Cả A,B,C đều đúng.
Đáp án 
-A
Câu 4
Nhận xét nào sau đây đúng cho cả hai bài thơ: "Sông núi nước Nam" và "Phò giá về kinh"?
A) 
Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước.
B)
Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước và thể hiện khát vọng hoà bình.
C) 
Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và niềm tự hào trước những chiến công oai hùng của dân tộc. 
D) 
Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
Đáp án 
D
Câu 5
Cảnh đèo Ngang trong hai câu đầu bài thơ "Qua đèo Ngang" được miêu tả như thế nào?
A) 
Um tùm, rậm rạp.
B)
Hoang vắng, thê lương, um tùm, rậm rạp.
C) 
Tươi tắn, phong phú, đầy sức sống.
D) 
Tươi tắn, um tùm, rậm rạp.
Đáp án 
C
Câu 6
Trong các văn bản sau, văn bản nào nói lên sự giao hoà tuyệt đối giữa tác giả với cảnh vật thiên nhiên?
A) 
Phò giá về kinh.
B)
Bài ca Côn Sơn.
C) 
Sau phút chia li.
D) 
Bánh trôi nước.
Đáp án 
B
Câu 7
Đặc sắc về nghệ thuật của văn bản "Một thứ quà của lúa non: Cốm" là:
A) 
Giọng văn tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc; ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
B)
Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá trị biểu cảm cao, cách lập luận chặt chẽ.
C) 
Giọng văn tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc.
D) 
Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá trị biểu cảm cao.
Đáp án 
C
Câu 8
Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?
A) 
Nêu được các luận điểm cần chứng minh.
B)
Nêu được các vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.
C) 
Nêu được các lí lẽ chính cần sử dụng khi làm bài.
D) 
Nêu được các dẫn chứng cơ bản cần sử dụng khi chứng minh.
Đáp án 
B

Phần II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm).
	Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ sau:
"Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
Con là trái xanh mùa gieo vãi
Mẹ nâng niu. Nhưng giặc đến nhà
Nắng đã chiều... vẫn muốn hắt tia xa!"
 ("Mẹ" - Phạm Ngọc Cảnh).
Câu 2: (5,5 điểm).
 Nói về lòng yêu nước, nhà văn I. Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:
	"Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc."
	Em hiểu câu nói trên như thế nào? Hãy phát biểu những suy nghĩ của em về quê hương đất nước.
======================
Phòng Giáo dục
Huyện Văn Lâm
Đáp án và biểu điểm chấm
Đề kiểm tra khảo sát học sinh giỏi 
Năm học: 2007 - 2008

Môn: Ngữ văn - Lớp 7
---------šư›--------

Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm).
	* Mỗi câu làm đúng được 0,25 điểm.
Phần II: Tự luận (8,0 điểm).
Câu 1: (2,5điểm).
 1. Về hình thức: Viết thành đoạn văn rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát; văn viết có cảm xúc.
 2. Về nội dung: Cần nêu và phân tích được cái hay, cái đẹp về nội dung cũng như nghệ thuật của đoạn thơ:
	+ So sánh: "con" được so sánh với "lửa ấm", với "trái xanh" (0,2 đ) --> Sự quan trọng, cần thiết của đứa con trong cuộc đời người mẹ, đứa con chính là tất cả cuộc sống của mẹ. (0,5 đ) 
	+ ẩn dụ: 
	- "Nắng đã chiều": Hình ảnh bà mẹ tuổi cao sức yếu (0,4 đ)
	- "vẫn muốn hắt tia xa": Tấm lòng vì nước vì dân của bà mẹ: động viên con trai lên đường đánh giặc (0,4 đ)
	+ Cách sử dụng từ "nhưng" kết hợp với dấu chấm ngắt câu giữa dòng thơ thứ ba --> tách hai ý của đoạn thơ (0,6 đ) :
	- Con là "lửa ấm", là "trái xanh', là cuộc sống của mẹ,... mà mẹ luôn nâng niu gìn giữ.
	- Nhưng khi giặc Mĩ xâm lược đất nước ta, tuy tuổi đã già sức đã yếu, mẹ vẫn muốn đóng góp một phần sức lực cho cuộc chiến đấu bảo vệ dân tộc bằng cách động viên con trai ra trận.
	=> Lòng yêu nước, sự hi sinh lớn lao của mẹ. (0,25 đ)
	=> Ca ngợi các bà mẹ Việt Nam hết lòng hi sinh vì Tổ quốc. (0,15 đ)
Câu 2: (5,5điểm).
A. Yêu cầu:
 a. Kỹ năng:
	- Làm đúng kiểu bài nghị luận (Giải thích và phát biểu suy nghĩ về một vấn đề xã hội).
	- Bố cục rõ ràng; kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, mạch lạc.
	- Không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp,...
 b. Nội dung:
	- Giải thích quá trình hình thành, phát triển của tình yêu quê hương đất nước (được hình thành từ những biểu hiện cụ thể, gần gũi.)
	- Phát biểu những suy nghĩ của bản thân về quê hương đất nước Việt Nam.
	* Dàn ý tham khảo:
I. Mở bài:
	- Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống yêu nước của dân tộc.
	- Nêu vấn đề: 
	+ Lòng yêu nước được hình thành từ những biểu hiện cụ thể hàng ngày.
	+ Trích câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua.
II. Thân bài:
 1. Giải thích câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua:
	- Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hàng ngày. Câu nói của I. Ê-ren-bua đã diễn tả tình yêu tổ quốc một cách đơn giản, sinh động và dễ hiểu bằng hình ảnh so sánh: "Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc" cũng giống như "dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển".
	- Tại sao I. Ê-ren-bua có thể nói như vậy?
	 + Mỗi con người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê, với những người thân thiết như cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè,...
	 + Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến của con người đối với quê hương.
	 + Tình yêu Tổ quốc được bắt đầu từ chính tình yêu những điều nhỏ bé, đơn sơ, giản dị ấy.
 2. Những suy nghĩ của bản thân về quê hương đất nước:
	- Đất nước Việt Nam còn nghèo nàn vag lạc hậu, nhưng không vì vậy mà chúng ta không yêu Tổ quốc.
	- Suốt mấy chục năm xây dựng CNXH, chúng ta đa thu được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống người dân vẫn còn nhiều thiếu thốn. Vì vậy, mỗi người cần cố gắng góp sức mình để xây dựng đất nước giàu mạnh.
	- Nước ta đang trong thời kì hội nhập và phát triển, nên người dân Việt Nam cần phát huy tinh thần yêu nước, tự hào, tin tưởng và quyết tâm đưa đất nước vững bước đi lên....
 3. Cách thể hiện lòng yêu nước của thế hệ học sinh:
	- Yêu nước nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất, như: ông bà, cha mẹ, thầy cô, bè bạn,...
	- Yêu nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi, như: ngôi nhà, mái trường, môi trường sống xung quanh,...
	- Lòng yêu nước của lứa tuổi học sinh còn phải được biểu hiện bằng những hành động thiết thực cụ thể, như: chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện tu dưỡng để trở thành người có ích cho xã hội...
III. Kết bài:
	- Khẳng định tình yêu nước là thiêng liêng, cần thiết.
	- Liên hệ, rút ra suy nghĩ của bản thân.
B. Tiêu chuẩn cho điểm:
 + Đáp ứng những yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót nhỏ. --> (4,5 - 5,5 điểm).
 + Đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên. Biết cách giải thích, phát biểu suy nghĩ chân thực; bố cục rõ ràng; diễn đạt tương đối lưu loát. Còn mắc một số lỗi về chính tả hoặc diễn đạt. --> (2,5 - 4,0 điểm).
 + Nhìn chung bài làm tỏ ra hiểu đề. Xây dựng hệ thống luận điểm thiếu mạch lạc; nghị luận sơ sài. Còn lúng túng trong lối diễn đạt. --> (1 - 2 điểm).
 + Sai lạc cơ bản về nội dung/ phương pháp. --> (0,5 điểm).

************************










File đính kèm:

  • docDE THI HS GIOI VAN 6 DAP AN.doc
Đề thi liên quan