Kiểm tra 1 tiết Môn Ngữ văn – tiết 98

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết Môn Ngữ văn – tiết 98, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Đức Lâm	Thứ ...... ngày ...... tháng ....... năm 2007
Họ và tên : ...................................	Kiểm tra 1 tiết
Lớp : .............	Môn Ngữ văn – tiết 98

Đề ra:
Phần I: Phần trắc nghiệm (4 điểm).
Hãy khoanh tròn những ý trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào?
A. Văn học dân gian;	C. Văn học tời kì chống pháp.
B. Văn học viết;	D. Văn học thời kì chống mĩ.
Câu 2: Câu nào sau đây không phải lả tục ngữ?
A. Khoai đất lạ, mạ đất quen;	B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
C. Một nắng hai sương ;	D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vại phân.
Câu 3: Trong văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng việt”, tác giả đưa ra kết luận nào để chứng minh.
A. Tiếng Việt là thứ tiếng giàu đẹp nhất trong các thứ tiếng trên thế giới;
B. Tiếng Việt là ngôn ngữ tốt nhất dùng để giao tiếp trong đời sống của người Việt Nam.
C. Tiếng Việt có cơ sở để phát triển mạnh mẻ trong tương lai.
D. Cấu tạo và khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử là một biểu hiện về sức sống dồi dào của tiếng Việt.
Câu 4: Theo Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” thì sự giản dị trong đời sống vật chất được bắt nguồn từ lý do nào?
A. Vì tất cả mọi người đều sống giản dị;	C. Bác muốn mọi thứ phải theo gương Bác.
C. Vì nước ta còn nghèo nàn thiêud thốn;	D. Bác sống sôii nổi phong phú gắn liền với đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ ác liệt của nhân dân.
Câu 5: Văn bản “ý nghĩa văn chương” nhằm khẳng định:
A. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, lòng vị tha.
B. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng.
C. Văn chương gây cho ta những tình cảm chưa có, luyện những tùnh cảm ta sẳn có ...
D. Cả 3 ý trên.
Câu 6: Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là:
A. Sử dụng biện pháp so sánh;	B. Sử dụng biện pháp ẩn dụ;
C. Sử dụng biện pháp nhân hoá;	D. Sử dụng biện pháp so sánh, liệt kê theo mô hình “Từ ... đến ... ”
Câu 7: hãy nối tên tác phẩm ở cột A và tác giả ở cột B sao cho đúng:
Cột A	Cột B.
1. ý nghiă văn chương	Hoài chân
2. Tình thần yêu nước của nhân dân ta	Hoài thanh
3. Sự giàu dẹp của tiếng Việt	Phạm Văn Đồng
4. Đức tính giản dị của Bác Hồ	Đặng Thai Mai
5. Tếng Việt giàu và đẹp	Hồ Chí Minh.
Phần II: Phần tự luận (6 điểm).
Câu 1: hãy nêu những nét hiểu biết chính về Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về Sự giàu đẹp của tiếng Việt
Trường THCS Đức Lâm	Thứ ...... ngày ...... tháng ....... năm 2007
Họ và tên : ...................................	Kiểm tra 1 tiết
Lớp : .............	Môn Ngữ văn – tiết 90

Đề ra:	 Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm).
(Đọc kĩ câu hỏi từ 1 đến 8 và lựa chọn phương án trả lời đúng nhất bằng cách khaonh tròn vào những chữa cái đứng đầu ở mỗi câu).
Câu 1: Câu rút gọn là :
A. có thể vắng chủ ngữ;	B. Có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ.
C. Có thể vắng vị ngữ;	D. Có thể vắng các thành phần phụ.
Câu 2: Câu đặc biệt là:
A. là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ vị ngữ ;	C. Là câu chỉ có vị ngữ ;
B. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ ;	D. Là câu chỉ có chủ ngữ ;
Câu 3 : Đặc điểm nào sau đây không phải của trạng ngữ :
A. Dùng để xác định thời gian, nơi chốn, phương tiện.
B. Đứng ở đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu.
C. Giữa trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ thường có quảng nghĩ khi nói hoặc viết.
D. Dùng để phân biệt câu đơn với câu đặc biệt.
Câu 4: Công dụng của trạng ngữ:
A. Để nhấn mạnh ý;	C. Nối kết các câu, các đoạn với nhau.
B. Chuyển ý và nhấn mạnh ý;	D. Cả 3 ý trên.
Câu 5: Tập hợp từ nào sau đây là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào” . (Nam Cao).
A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai.	C. Đầu nó còn để hai trái đào.
C. Khi ấy;	D. Cả A và B.
Câu 6: Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt?
A. Bộc lộ cảm xúc;	C. Làm cho lời nói được ngắn gọn.
B. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật;	D. Gọi đáp.
Câu 7: Câu nào trong các câu sau đây là câu rút gọn?
A. Ai cũng phải học đi đôi với hành ;	C. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành;
B. Học đi đôi với hành;	D. Rất nhiều người học đi đôi với hành.
Câu 8: Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn’ được rút gọn thành phần nào?
A. Trạng ngữ;	B. Chủ ngữ;	C. Vị ngữ;	D. Bổ ngữ.
Phần II. Tự luận (6 điểm).
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 đến 12 câu theo đề tài tự chọn trong đó sử dụng 1 câu đặc, 1 câu rút gọn, 2 trạng ngữ
Câu 2: Phân tích tác dụng của câu đặc biệt, câu rút gọn, trạng ngữ trong đoạn văn vừa viết trên.








File đính kèm:

  • docHO HOA KT.doc
Đề thi liên quan