Đề kiểm tra học sinh giỏi Toán cấp Tiểu học - Năm học 2009-2010 - Trường Tiểu học Văn Lang

doc40 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề kiểm tra học sinh giỏi Toán cấp Tiểu học - Năm học 2009-2010 - Trường Tiểu học Văn Lang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd & đt hưng hà
Trường tiểu học văn lang
đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi 
năm học 2009 – 2010
Môn: toán 2
(Thời gian làm bài: 40 phút)
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Hãy viết đáp án đúng vào giấy kiểm tra
1. Kết quả của dãy tính 15 – 5 x 2 là:
A. 2
B. 5
C. 7
D. 14
2. Số liền trước của số lớn nhất có hai chữ số là:
A. 89
B. 99
C. 100
D. 98
3. Cho dãy số 1 ; 8 ; 15 ; .... ; ..... Hai số cần điền là:
A. 16; 17
B. 22; 29
C. 20; 25
D. 18; 28
4. Có bao nhiêu số có hai chữ số giống nhau?
A. 7 số
B. 8 số
C. 9 số
D. 10 số
II. Phần tự luận (14 điểm)
Bài 1 (4 điểm)
a) Điền số thích hợp vào ô trống:
 1 – 5 = 19
100 – 3 = 48 + 14
90 - x = 82
 x x = + +
b) Điền dấu + , - , x , : thích hợp vào ô trống:
38 4 6 < 15
14 3 3 4 = 29
Bài 2: (3 điểm)
Tìm x:
100 – x + x + x + x = 64
70 – 15 < x + 18 < 57
b) Tìm một số biết nếu gấp đôi số đó lên rồi đem cộng với 15 thì được số liền sau số 30.
Bài 3 (4 điểm)
Thái và Bình có 5 chục viên bi. Nếu Thái cho Bình 8 viên bi thì Bình có 32 viên bi. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu viên bi?
Bài 4 (3 điểm)
Cho 4 điểm. Hãy vẽ một hình sao cho có 4 hình tam giác?
Ghi tên 4 hình tam giác đó.
Đáp án – Biểu điểm môn toán 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Làm đúng mỗi ý cho 1,5 điểm) đáp án đúng là:
B. 5	(1,5 điểm)
D. 98	(1,5 điểm)
B. 22; 29	(1,5 điểm)
C. 9 số	(1,5 điểm)
II. Phần tự luận (14 điểm)
Bài 1: (4 điểm)
(0,5 đ)
(0,5 đ)
a) Điền số thích hợp vào ô trống (2 điểm)
 7 1 – 5 2 = 19
(0,5 đ)
100 – 3 8 = 48 + 14
90 - 4 x 2 = 82
(0,5 đ)
 1 x 2 x 3 = 1 + 2 + 3
b) Điền dấu + , - , x , : thích hợp vào ô trống: (2 điểm)
(1đ)
(1 đ)
38 - 4 x 6 < 15
14 + 3 + 3 x 4 = 29
Bài 2: (3 điểm)
a) Tìm X:
100 – X + X + X + X = 64
100 – X x 4 = 64
 X x 4 = 100 – 64 (0,5 đ)
 X x 4 = 36 (0,5 đ)
 X = 36 : 4 (0,5 đ)
 X = 9 (0,5 đ)
 70 – 15 < X + 18 < 57
 55 < X + 18 < 57
Ta thấy: 55 < X + 18 < 57 (0,5 đ)
Vậy: X + 18 = 56 (0,5 đ)
 X = 56 – 18 (0,5 đ)
 X = 38 (0,5 đ)
b) Số liền sau số 30 là 31	(0,5 đ)
Gọi số phải tìm là X ta có: 
X x 2 + 15 = 31 (0,5 đ)
X x 2 = 31 – 15 (0,5 đ)
X x 2 = 16 (0,5 đ)
X = 16 : 2 (0,5 đ)
X = 8 (0,5 đ)
Bài 3: (4 điểm)
Tóm tắt	(1 điểm)
Thái và Bình có 5 chục viên bi
Thái cho Bình 8 viên bi thì Bình có 32 viên bi
Lúc đầu mỗi bạn có ....... viên bi?
(0,5 đ)
Giải
5 chục = 50
(0,5 đ)
Lúc đầu Bình có số viên bi là:
32 – 8 = 24 (viên bi)
(0,5 đ)
Lúc đầu Thái có số viên bi là:
50 – 24 = 26 (viên bi)
(0,5 đ)
Đáp số: Bình có: 24 viên bi
 Thái có: 26 viên bi
Bài 4 (3 điểm)
Vẽ được hình cho 1 điểm
Ghi tên 4 hình tam giác (2 điểm)
A
O
C
B
4 hình tam giác là:
ABC ; ABO ; COB ; AOC
Phòng gd & đt hưng hà
Trường tiểu học văn lang
đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi 
năm học 2009 – 2010
Môn: toán 3
(Thời gian làm bài: 60 phút)
Bài 1: (4 điểm)
a) Điền số thích hợp vào ô trống biết rằng tổng các số trong 3 ô liền nhau bằng 100
35
40
b) Tìm abc biết: abc x 5 = 1abc
Bài 2 (4 điểm) 
Cho dãy số: 1 , 7 , 13 , 19 , ......
Tìm quy luật và viết tiếp 3 số hạng vào dãy trên
Số hạng thứ 20 của dãy là số nào?
Số 2010 có thuộc dãy trên không ? Vì sao?
Bài 3 (4 điểm)
Hiện nay Lan 6 tuổi, mẹ 42 tuổi. Hỏi bao nhiêu năm nữa tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi Lan? 
Bài 4 (4 điểm)
Cho hình chữ nhật có chu vi 38cm. Nếu tăng chiều dài 3cm, tăng chiều rộng 8cm thì được một hình vuông. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Bài 5 (4 điểm)
Tính bằng cách hợp lý
a) 	a x 7 + 7 x b Với a + b = 9
b)	26 x 45 + 26 + 54 x 26
c) 	2009 x 2010 x (c x 1 – c : 1)
d)	2010 – 5 + 5 + 5 + ..... + 5
Có 100 số 5
Đáp án – Biểu điểm môn toán 3
Bài 1 (4 điểm)
a) (2 điểm) Học sinh điền đúng dãy số vào ô trống như sau:
25
40
35
25
40
35
25
40
35
25
40
35
Nếu sai bất kỳ một ô nào cũng không cho điểm
b) (2 điểm)
 abc x 5 = 1abc
abc x 4 + abc = 1000 + abc	(0,5 đ)
abc x 4 = 1000	(0,5 đ)
abc = 1000 : 4 	(0,5 đ)
abc = 250	(0,5 đ)
(Học sinh làm cách khác mà kết quả đúng vẫn cho điểm)
Bài 2 (4 điểm)
a) Ta thấy: 7 – 1 = 6
13 – 7 = 6 .....
Quy luật của dãy số là dãy số cách đều có khoảng cách là 6. (0,5 đ)
3 số tiếp theo là: 	19 + 6 = 25
25 + 6 = 31
31 + 6 = 37
Ta có dãy số: 1 , 7 , 13 , 19 , 25 , 31 , 37	(1 đ)
b) Số hạng thứ 20 của dãy là:
(20 – 1) x 6 + 1 = 115
Đáp số: 115	(1 đ)
c) Số 2010 không thuộc dãy số trên vì các số hạng trong dãy khi chia cho 6 thì đều dư 1.
Mà 2010 : 6 = 335 (không có dư)	(1,5 đ)
Bài 3
Bài giải:
Mẹ hơn Lan số tuổi là:
42 – 6 = 36 (tuổi)	(0,5 đ)
Khi tuổi me gấp 5 lần tuổi Lan ta có sơ đồ sau:
Tuổi Lan:
36 tuổi
Tuổi mẹ:	(0,5 đ)
Hiệu số phần bằng nhau là:
5 – 1 = 4 (phần)	(0,5 đ)
 Khi đó tuổi Lan là:
36 : 4 = 9 (tuổi)	(1 đ)
Tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi Lan sau số năm là:
9 – 6 = 3 (năm)	(1 đ)
Đáp số: 3 năm	(0,5 đ)
Bài 4 (4 điểm)
Bài giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật là: 
38 : 2 = 19 (cm)	(0,5 đ)
Nửa chu vi hình vuông là:
19 + 8 + 3 = 30 (cm)	(1 đ)
Cạnh hình vuông là: 
30 : 2 = 15 (cm)	(0,5 đ)
Chiều dài hình chữ nhật là: 
15 – 3 = 12 (cm)	(0,5 đ)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
15 – 8 = 7 (cm)	(0,5 đ)
Diện tích hình chữ nhật là:
12 x 7 = 84 (cm2)	(0,5 đ)
Đáp số: 84 cm2	(0,5 đ)
Bài 5 (4 điểm)
Mỗi ý đúng cho 1 điểm
a x 7 + 7 x b
= 7(a + b) (0,5 đ)
= 7 x 9 (0,25 đ)
= 63 (0,25 đ)
b) 26 x 45 + 26 + 54 x 26
= 26 x (45 + 1 + 54 ) (0,5 đ)
= 26 x 100 (0,25 đ)
= 2600 (0,25 đ)
c) 2009 x 2010 x (c x 1 – c : 1)
= 2009 x 2010 x (c – c)	(0,5 đ)
= 2009 x 2010 x 0	(0,25 đ)
= 0	(0,25 đ)
d) 2010 – 5 + 5 + 5 + .... + 5
= 2010 – 5 x 100	(0,5 đ)
= 2010 – 500	(0,25 đ)
= 1510	(0,25 đ)
Phòng gd & đt hưng hà
Trường tiểu học văn lang
đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi 
năm học 2009 – 2010
Môn: toán 5
(Thời gian làm bài: 60 phút)
I. Chọn đáp án đúng cho mỗi bài tập dưới đây
(Khoanh tròn trước ý đúng)
1. Tỉ số phần trăm của 9 và 10 là
A. 9,1
B. 0,9
C. 90%
D. 0,9%
2. Số tự nhiên lớn nhất có 4 chữ số khác nhau đồng thời chia hết cho cả 2 , 3 và 5 là:
A. 1230
B. 9990
C. 2010
D. 9870
3. Nếu bán kính của một hình tròn tăng lên gấp 3 lần thì diện tích của hình tròn đó sẽ:
A. Tăng lên gấp 3 lần
B. Tăng lên gấp 9 lần
C. Tăng lên gấp 6 lần
D. Tăng lên gấp 9,42 lần
4. Một cửa hàng bán hàng được lãi 20% so với giá bán. Thì cửa hàng đó được lãi bao nhiêu phần trăm so với giá mua?
A. Lãi chiếm 20% giá vốn
B. Lãi chiếm 120% giá vốn
C. Lãi chiếm 25% giá vốn
D. Lãi chiếm 80% giá vốn
II. Làm các bài tập sau
 9
10
Bài 1:
a) Viết phân số thành tổng của 9 phân số có tử số là 1 và mẫu số khác nhau.
b) Tổng của 1 số tự nhiên và một số thập phân là 2030,09. Khi thực hiện phép tính bạn Phong đã bỏ quên dấu phẩy của số thập phân và làm tính cộng như cộng hai số tự nhiên nên kết quả bạn tìm được là 4019. Em hãy tìm 2 số đã cho?
c) Một cửa hàng có 5 rổ đựng cam và chanh. Trong mỗi rổ chỉ đựng có 1 loại quả là cam hoặc chanh. Số quả đựng trong mỗi rổ lần lượt là 110 quả; 105 quả; 100 quả; 115 quả; 130 quả. Sau khi bán đi 1 rổ thì trong các rổ còn lại có số quả cam gấp 3 lần số quả chanh. Hỏi mỗi loại còn bao nhiêu quả chưa bán?
Bài 2: Tính nhanh
 9 
2010 x 2012
 9 48
 9 24
 9
 8
a) + + + ...... + 
b) 8,21 + 9,26 + 10,31 + ..... + 27,11 + 28,16
Bài 3:
Cho tam giác ABC có diện tích bằng 9 cm2. Kéo dài cạnh AB đặt điểm D sao cho DB = AB. Gọi E là điểm chính giữa của AC. Đoạn DE cắt đoạn BC ở điểm G.
a) So sánh diện tích tam giác ABC và diện tích tam giác ADE
b) Tính diện tích tứ giác AEGB?
Đáp án – Biểu điểm môn toán 5
Phần I (6 điểm)
Mỗi ý đúng cho 1,5 điểm
1. C. 90%
2. D. 9870
3. B. Tăng lên gấp 9 lần
4. C. Lãi chiếm 25% giá vốn
Phần II (14 điểm)
Bài 1 (6 điểm)
Mỗi ý đúng cho 2 điểm
 9
10
 1
 9
a) Ta có: 1 - = 
Hay:
+
 1
 6
 1
 7
 1
 6
 1
 5
 1
 4
 1
 5
 1
 4
 1
 3
 1
 3
 1
 2
-
 1
 2
 1
 1
 + - + - + - + - + - 
+
 9
10
 1
10
 1
 9
 1
 9
 1
 8
 1
 8
 1
 7
 - + - + - = 
 1
90
 1
72
 1
56
 1
42
 1
30
 1
20
 1
12
 1
 6
 1
 2
 9
10
 = + + + + + + + + 
b) Gọi số tự nhiên là A và số thập phân là B (điều kiện A và B ≠ 0)
Theo bài ra ta có:
A + B = 2030,09 Suy ra A = 2030,09 – B (1)
Vì tổng của 1 số tự nhiên và 1 số thập phân là 1 số thập phân có 2 chữ số ở phần thập phân nên số thập phân ban đầu là số thập phân có 2 chữ số ở phần thập phân
Khi bỏ quên dấu phẩy của số thập phân thì bạn Phong đã gấp số đó lên 100 lần.
Khi đó ta có:
A + B x 100 = 4019 (2)
Thay A = 2030,09 – B ở biểu thức (1) vào biểu thức (2)
Ta có:
2030,09 – B + B x 100 = 4019
2030,09 + B x 99 = 4019
B x 99 = 1988,91
B = 20,09
Nên A = 2030,09 – 20,09
 A = 2010
Vậy số tự nhiên đã cho là 2010 và số thập phân đã cho là 20,09
c) Tổng số quả cam và quả chanh cửa hàng có là:
110 + 105 + 100 + 115 + 130 = 560 (quả)
Theo bài ra sau khi bán đi 1 rổ thì trong các rổ còn lại có số quả cam gấp 3 lần số quả chanh. Nên số quả còn lại phải là 1 số chi hết cho 4. Mà tổng 560 quả lại là một số chia hết cho 4. Nên rổ bán đi phải là rổ có số quả chi hết cho 4.
Trong tất cả các rổ của cửa hàng chỉ có rổ 100 quả là chia hết cho 4. Vậy rổ đã bán đi là rổ 100 quả.
Tổng số quả cam và chanh của cửa hàng còn lại là:
560 – 100 = 460 (quả)
? quả
Ta có sơ đồ:
Số quả cam còn lại: 
460 quả
? quả
Số quả chanh còn lại: 
Số quả cam còn lại là:
460 : (3 + 1) x 3 = 345 (quả)
Số quả chanh còn lại là:
460 – 345 = 115 (quả)
Đáp số: Cam: 345 quả
 Chanh: 115 quả
Bài 2: (4 điểm)
Mỗi ý đúng được 2 điểm
 9 24
 9
 8
 9 
2010 x 2012
 9 48
a) Đặt A = + + + ...... +
 2
2010 x 2012
 9
 2
 2
2 x 4
 2
6 x 8
 2
4 x 6
A = x + + + ....... +
 1
 2012
 1
 2010
 1
 4
 1
 2
 1 
 4
 9
 2
 1
 8
 1
 6
 1
 6
A = x - + - + - + ..... + - 
 1
 2012
 1 
 2
 9
 2
A = x -
 1005
 2012
 9
 2
A = x 
 9045
 4024
A = 
b) Đặt B = 8,21 + 9,26 + 10,31 + ........ + 27,11 + 28,16
Số các số hạng của B là:
(28,16 – 8,21) : 1,05 + 1 = 20 số hạng
A
B = (8,21 + 28,16) x 20 : 2
B = 36,37 x 10
B = 363,7
E
Bài 3:
B
C
D
G
a) Nối D với C
Ta có: 	SADC = 2 x SADE vì
+ Chung đường cao hạ từ đỉnh D đến cạnh đáy AC
+ AC = 2 x AE
Vậy: SADC = 2 x SADE (1)
Ta có:	SADC = 2 x SABC vì:
+ Chung đường cao hạ từ đỉnh C đến cạnh đáy AD
+ AD = 2 x AB
Vậy: SADC = 2 x SABC (2)
Từ (1) và (2) ta có:
2 x SABC = SADC = 2 x SADE
Hay SABC = SADE
b) Nối A với G
Ta có: 	SCGE = SAGE vì:
+ Chung đường cao hạ từ đỉnh G đến cạnh đáy AC
+ AE = CE
Vậy: SCGE = SAGE (3)
 SAGB = SDGB vì:
+ Chung đường cao hạ từ đỉnh G đến cạnh đáy AD
+ AB = DB
Vậy: SAGB = SDGB (4)
 1 
 2
Mà SDEG = SDCE = x SADC (như câu a)
Nên SDGB = SCGE (5) (Cùng bớt đi phần SDCG)
Từ (3) , (4) và (5) ta suy ra:
SCGE = SEGA = SAGB
 2 
 3
Hay:	SAEGB = x SABC
Vậy diện tích hình tứ giác AEGB là:
 2 
 3
	x 9 = 6 (cm2)
Phòng gd & đt hưng hà
Trường tiểu học văn lang
đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi 
năm học 2009 – 2010
Môn: toán 4
(Thời gian làm bài: 60 phút)
Bài 1: (3 điểm)
Cho số a105b
Tìm a , b để được số chia cho 2 ; 5 dư 1 và chia hết cho 9
Bài 2 (3 điểm)
Không quy đồng hãy so sánh
 41 
 121
 39 
 125
 2008 
 2010
 208 
 210
a) và	 b) và
 454545 
 474747
 4343 
 4747
c) và
Bài 3 (4 điểm)
Tìm X:
a) 2004 < X x 5 < 2014
c) 90 : X – 48 : X = 3
 3 
 4
 1 
 2
 X 
12
b) < < 
 3 
 7
 15 
X + 4
d) = 
Bài 4 (5 điểm)
a) Tích của hai số tự nhiên là 1725. Nếu giữ nguyên thừa số thứ hai và bớt ở thừa số thứ nhất đi 15 đơn vị thì tích đó giảm đi 345 đơn vị. Tìm hai số tự nhiên đó ?
b) Tổng của hai số là 114. Nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 4 và dư 14. Tìm hai số đó ?
Bài 5 (5 điểm)
Cho hình chữ nhật ABCD có chu vi là 40m. Nối trung điểm của các cạnh của hình chữ nhật ta được hình thoi MNPQ. Tính diện tích hình thoi MNPQ biết hiệu độ dài hai đường chéo là 24dm.
Đáp án – Biểu điểm môn toán 4
Bài 1
- Lý luận tìm được b = 1	(2 điểm)
- Lý luận tìm được a = 2	(1 điểm)
Bài 2
 2 
 210
 208 
 210
 210 
 210
 208 
 210
a) 1 - = - = 
(0,5 đ)
 2
 2010
 2008 
 2010
 2010 
 2010
 2008 
 2010
 1 - = - = 
(0,5 đ)
 2008 
 2010
 208 
 210
 2
 210
 2
 2010
Mà > nên > 
 39 
 125
 41 
 125
 41 
 125
 41 
 121
(0,5 đ)
b) > mà >
(0,5 đ)
 39 
 125
 41 
 121
	 Vậy >
 43 
 47
 43 x 101 
 47 x 101
 4343 
 4747
c) = = 
(0,5 đ)
 45 
 47
 45 x 10101
 47 x 10101
 454545 
 474747
 = = 
(0,5 đ)
 454545 
 474747
 4343 
 4747
 45 
 47
 43 
 47
Mà < nên <
Bài 3
(0,5 đ)
a) 2004 < X x 5 < 2014
 2004 < 2005 , 2006 , ..... , 2013 < 2014
Ta chỉ chọn những số chia hết cho 5
(0,5 đ)
X x 5 = 2005	X x 5 = 2010
X = 2005 : 5	X = 2010 : 5
X = 401	X = 402
Vậy X = 401 ; 402
 3 
 4
 1 
 2
 X 
12
b) < < 
 X 
12
 9 
12
 6 
12
 < < 	(0,5 đ)
Vậy X = 7 ; 8 	(0,5 đ)
c) 90 : X – 48 : X = 3
 (90 – 48) : X = 3	(0,5 đ)
 42 : X = 3
 X = 42 : 3 (0,5 đ)
 X = 14 
 15 
X + 4
 3 
 7
d) = 
 15 
X + 4
 15 
 35
(0,75 đ)
 = 
 X + 4 = 35
(0,25 đ)
 X = 35 - 4 
 X = 31
Bài 4 
a) Nếu giữ nguyên thừa số thứ hai và bớt thừa số thứ nhất đi 15 đơn vị thì tích giảm đi 345 đơn vị
Vậy thừa số thứ hai là: (1,25 đ)
345 : 15 = 23
Thừa số thứ nhất là:
1725 : 23 = 75	 (0,5 đ)
(0,25 đ)
Đáp số: Thừa số thứ nhất: 75
 Thừa số thứ hai: 23
b) Nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 4 dư 14.
Vậy số lớn gấp 4 lần số bé cộng thêm 14 đơn vị	(1 đ)
Số bé là:	(114 – 14) : (4 + 1) = 20	(1 đ)
Số lớn là:	114 – 20 = 94	(0,5 đ)
(0,5 đ)
Đáp số: Số lớn: 94
 Số bé: 20
Bài 5
Tổng độ dài hai đường chéo của hình thoi MNPQ bằng tổng độ dài chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật ABCN và bằng nửa chu vi của hình chữ nhật đó	(1,5đ)
Tổng độ dài hai đường chéo của hình thoi MNPQ là:
40 : 2 = 20 (m)	(0,75 đ)
Đổi 20m = 200dm	(0,25 đ)
Độ dài đường chéo thứ nhất là:
(200 + 24) : 2 = 112 (dm) 	(1 đ)
Độ dài đường chéo thứ hai là:
200 – 112 = 88 (dm)	(0,5 đ)
Diện tích hình thoi MNPQ là:
112 x 88
 2
 = 4928 (dm2)	(0,75 đ)
Đáp số: 4928 dm2 	(0,25 đ)
Phòng gd & đt hưng hà
Trường tiểu học văn lang
đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi 
năm học 2009 – 2010
Môn: tiếng việt 2
(Thời gian làm bài: 60 phút)
I. Bài tập trắc nghiệm (6 điểm)
Chọn và ghi lại ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Trong các từ: lắng nghe, lắng nôi, nóng nực, lặng lẽ. Từ nào viết sai chính tả?
A. lắng nghe
B. lắng nôi
C. nóng nực
D. lặng lẽ
Câu 2: Câu “Chi cùng bố đến trường cảm ơn cô giáo” thuộc mẫu câu nào?
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
Câu 3: Từ gần nghĩa với từ anh hùng là từ ?
A. chiến đấu
B. dũng cảm
C. dũng sĩ
D. sáng suốt
Câu 4: Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ “ưa” trong câu “Thông thường thì ba loài đó vốn chẳng ưa nhau”
A. quý
B. mến
C. thích
II. Phần tự luận (14 điểm)
Bài 1: Em hãy viết 4 thành ngữ (hoặc tục ngữ) bắt đầu bằng tiếng “học”
Bài 2: Ghép thêm tiếng vào sau tiếng “học” để tạo thành từ mới có ý nghĩa chỉ một kiểu học?
học .................
học .................
học .................
học .................
Bài 3: Viết lời đáp của em trong tình huống sau:
Em ở nhà một mình và đang học bài. Bỗng bạn em gọi điện rủ em đi chơi. Em từ chối vì còn bận học.
Bài 4: Tập làm văn
Hãy viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) về ảnh Bác Hồ.
Đáp án – Biểu điểm môn tiếng việt 2
I. Bài tập trắc nghiệm ( 6 điểm)
Câu 1: 	B. lắng nôi	(1,5 đ)
Câu 2: 	B. Ai làm gì ?	(1,5 đ)
Câu 3:	B. dũng cảm	(1,5 đ)
Câu 4: 	C. thích	(1,5 đ)
II. Phần tự luận
Bài 1:
Viết đúng 4 thành ngữ (hoặc tục ngữ) được 2 điểm
(Mỗi thành ngữ (hoặc tục ngữ) được 0,5 điểm)
Ví dụ:	Học hay cày giỏi
	Học một biết mười
	Học đi đôi với hành
	Học thầy không tầy học bạn
Bài 2: ( 2 điểm)
Điền đúng 1 từ cho 0,5 điểm
Ví dụ: học mót , học lỏm , học gạo , học hành.....
Bài 3: 
Viết lời đáp của em (1 điểm)
Ví dụ: Nam thông cảm, mình đang bận học. Chiều chủ nhật chúng mình cùng đi nhé!
(Viết lời đáp thể hiện là người có thái độ văn minh lịch sự trong giao tiếp sao cho bạn thông cảm và tình bạn ngày càng gắn bó ...)
Bài 4: (8 điểm)
Viết được đoạn văn theo hình thức và đảm bảo nội dung:
+ ảnh Bác được treo ở đâu ?	(1 điểm)
+ Khung ảnh Bác hình gì ? Làm bằng chất liệu gì ? Màu gì ?
(Ví dụ: ảnh Bác được lồng trong khung kính hình chữ nhật ....)	(1 đ)
+ Nền ảnh mày gì?	(0,5 đ)
+ Hình ảnh Bác như thế nào? (Khuôn mặt, vầng trán, mái tóc, chòm râu ...)	(3,5 đ)
+ Tác dụng của ảnh Bác như thế nào? 	(1 đ)
(Ví dụ: ảnh Bác tôn vẻ trang nghiêm mà ấm cúng của lớp học. Bác nhắc nhở thầy trò thi đua “Dạy tốt – Học tốt”)
+ Tình cảm của em với Bác như thế nào?	(1 đ)
* Biểu điểm:
- Điểm giỏi (8 điểm): Viết hay, đủ các yêu cầu trên, biết dùng hình ảnh so sánh (nhân hoá), không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
- Điểm khá (6 – 7 điểm): Đảm bảo đủ các yêu cầu nêu trên nhưng chưa biết dùng hình ảnh hoặc còn mắc một vài lỗi về dùng từ.
- Điểm trung bình (4 -5 điểm): Đảm bảo đủ các yêu cầu, song nội dung chủ yếu là giọng kể lể, chữ viết còn mắc 2 – 3 lỗi chính tả.
- Điểm 3 trở xuống: Không đảm bảo các yêu cầu về hình thức và nội dung.
Phòng gd & đt hưng hà
Trường tiểu học văn lang
đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi 
năm học 2009 – 2010
Môn: tiếng việt 3
(Thời gian làm bài: 60 phút)
I. Phần bài tập trắc nghiệm (6 điểm)
Mỗi bài tập dưới đây có nêu kèm theo một số câu trả lời A, B, C. Em hãy ghi câu trả lời đúng nhất vào bài kiểm tra.
Bài 1: Từ nào có thể thay thế cho từ “thông minh” trong câu “Nam là một cậu bé thông minh” ?
A. Ngoan ngoãn
B. Sáng dạ
C. Chăm chỉ
Bài 2: Trong các thành ngữ, tục ngữ sau, thành ngữ, tục ngữ nào không nói về thái độ ứng xử tốt trong cộng đồng ?
A. Kề vai sát cánh
B. Lá lành đùm lá rách
C. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại
Bài 3: Trong các câu sau, câu nào có hình ảnh so sánh?
A. Chúng em là học sinh tiểu học
B. Hưng Hà là quê hương yêu dấu của tôi
C. Cô giáo như người mẹ hiền
Bài 4: Trong các dòng dưới đây, dòng nào gồm các từ chỉ đặc điểm?
Trường học, cánh đồng, dòng sông, thắm tươi, im lặng
Hoa đào, hoa mai, học sinh, dũng cảm, giảng dạy
Hiền lành, xinh xắn, tươi tốt, ngoan ngoãn, đỏ thắm
Bài 5: Trong các câu sau, câu văn nào không có hình ảnh nhân hoá?
A. Cổng trường dang tay chào đón các bạn học sinh.
B. Chị Hằng ơi, xuống đây phá cỗ cùng chúng em!
C. Nhìn từ xa, cây gạo như một tháp đèn khổng lồ.
Bài 6: Câu “Lê Quý Đôn là nhà bác học nổi tiếng của nước ta” thuộc mẫu câu nào?
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
II. Phần tự luận (13 điểm)
Bài 1: 
a) Điền vào chỗ trống l hay n:
Ông .....ão .....àm nghề .....ái đò đã hai mươi .....ăm .....ăm .....ay. Ông biết rõ .....ơi .....ào .....ước .....ông sâu, .....ơi .....ào có đá ngầm .....ởm chởm.
b) Viết lại câu văn cuối bài “Một cuộc chạy đua trong rừng”
Bài 2: 
a) Cho câu văn “Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông”
Gạch 1 gạch bộ phận trả lời câu hỏi “Để làm gì?”
Gạch 2 gạch bộ phận trả lời câu hỏi “ở đâu?”
b) Điền tiếp từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu tục ngữ:
Chớ thấy ................ cả mà ............. tay chèo.
Câu tục ngữ trên khuyên ta điều gì?
Bài 3: Tập làm văn
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 câu) kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem.
Đáp án – Biểu điểm môn tiếng việt 3
I. Phần bài tập trắc nghiệm (6 điểm)
Mỗi bài đúng cho 1 điểm
Bài 1: 	B. Sáng dạ	(1 đ)
Bài 2:	C. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại 	 ( 1 đ)
Bài 3: 	C. Cô giáo như người mẹ hiền	(1 đ)
Bài 4:	C. Hiền lành, xinh xắn, tươi tốt, ngoan ngoãn, đỏ thắm (1đ)
Bài 5: 	C. Nhìn từ xa, cây gạo như một tháp đèn khổng lồ 	(1 đ)
Bài 6: 	A. Ai là gì ?	(1 đ)
* Nếu chỉ ghi: Bài 1:	 B (Cho 0,25 điểm)
II. Phần tự luận (13 điểm)
Bài 1: 
a) Điền vào chỗ trống l hay n 	(1 điểm)
Nếu sai mỗi chữ trừ 0,1 điểm
Ông lão làm nghề lái đò đã hai mươi lăm năm nay. Ông biết rõ nơi nào nước nông sâu, nơi nào có đá ngầm lởm chởm.
b) Câu văn đó là: “Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất.” (Viết đúng cho 0,5 điểm, nếu viết sai lỗi chính tả, thừa, thiếu chữ thì mỗi lỗi trừ 0,1 điểm)
Bài 2: 
a) Học sinh gạch đúng cho 0,5 điểm
Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông.	(0,25 đ)
(0,25 đ)
b) Điền từ: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo	(0,5 đ)
Câu tục ngữ trên khuyên ta không nên nản lòng nhụt chí trước khó khăn gian khổ mà phải có nghị lực để vượt qua đi đến đích thắng lợi.	(1 đ)
Bài 3: Tập làm văn (10 điểm)
Bài viết phải đảm bảo đủ các ý sau:
- Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì: kịch, ca nhạc, múa, xiếc hay ảo thuật ....?
- Buổi diễn được tổ chức ở đâu? Khi nào?
- Em cùng xem với những ai?
- Buổi diễn có những tiết mục nào?
- Em thích tiết mục nào nhất? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy?
- Buổi diễn đã để lại cho em suy nghĩ, tình cảm gì?
*Biểu điểm:
- Bài đạt 9 – 10 điểm: Bài viết đủ ý, bố cục hợp lý, câu văn rõ ràng mạch lạc, dùng từ đúng, bài viết sinh động giàu hình ảnh, có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, biết dùng đúng dấu câu, chữ viết đẹp, không mắc lỗi chính tả.
- Bài đạt 7 – 8 điểm: Đảm bảo các yêu cầu như trên nhưng còn mắc 2 – 3 lỗi.
- Bài đạt 5 – 6 điểm: Bài viết đủ ý, đủ số câu nhưng chưa sinh động, chưa sử dụng biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, mắc từ 4 – 5 lỗi.
- Bài dưới 5 điểm: Bài chưa đủ ý, câu văn lủng củng, dùng từ chưa hợp lý, mắc từ 6 lỗi trở lên.
* Chữ viết đẹp, trình bày rõ ràng toàn bài cho 1 điểm.
Phòng gd & đt hưng hà
Trường tiểu học văn lang
đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi 
năm học 2009 – 2010
Môn: tiếng việt 4
(Thời gian làm bài: 60 phút)
I. Chính tả - Tập đọc
1. Trong bài “Sầu riêng”, tác giả Mai Văn Tạo đã tả cây sầu riêng theo trình tự nào?
a) Thân – cành – lá - hoa – quả
b) Quả - hoa – thân – cành – lá
c) Hương vị – hoa – quả - thân – cành
2. Tìm 5 từ láy âm v
II. Luyện từ và câu
1. Cho câu: Sầu riêng thơm mùi thơm quả mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị ngọt của mật ong già hạn.
Hãy:
a) Tìm các tính từ có trong câu văn.
b) Nhận xét về từ loại của từ: cái béo, mùi thơm
2. Xác định chủ ngữ - vị ngữ của câu sau: Bún chả ngon.
III. Cảm thụ văn học
Trong bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy có đoạn:
“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu ta gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người”
Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của tre?
IV. Tập làm văn
Đề bài: Nhiều năm nay chiếc đồng hồ báo thức chăm chỉ và đúng giờ đã là người bạn thân thiết trong gia đình em. Em hãy tả chiếc đồng hồ ấy.
(Lưu ý: Chữ viết và trình bày 1 điểm)
Đáp án – Biểu điểm môn tiếng việt 4
I. Chính tả - Tập đọc (2 điểm)
1. Học sinh chọn ý: c) Hương vị – hoa – quả - thân – cành (1 điểm)
2. Mỗi từ lãy học sinh tìm đúng được 0,2 điểm.
VD: vung vãi, vụng về, véo von, vun vút, vồ vập, ....
II. Luyện từ và câu (4 điểm)
1. a) Học sinh chỉ đúng 4 tính từ là: thơm, béo, ngọt, già được 1 điểm (mỗi từ đúng được 0,25 điểm)
b) Học sinh nêu được: cái béo, mùi thơm là danh từ, được 1 điểm (mỗi từ đúng được 0,5 điểm)
2. Học sinh xác định được như sau:
CN
VN
+ Nếu bún, chả là 2 từ đơn ta có: Bún // chả ngon	(1 điểm)
VN
CN
+ Nếu “bún chả là 1 từ ghép ta có: Bún chả // ngon	(1 điểm)
III. Cảm thụ văn học (3 điểm)
Học sinh nêu được: Tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá để nói về những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết. Biện pháp nhân hoá khiến cây tre trở nên có những đức tính của con người: những thân tre bao bọc, che chở cho nhau, tay tre ôm níu nhau quấn quýt; họ hàng nhà tre sống quây quần ấm áp bên nhau. Cách nói này không chỉ khiến cho cảnh vật trở nên sống động mà còn nói được những phẩm chất tốt đẹp của tre cũng chính là của con người Việt Nam.
Tuỳ theo mức độ làm bài của học sinh, giáo viên có thể cho các mức điểm: 0,5 – 1 – 1,5 – 2 – 2,5 – 3 điểm.
IV. Tập làm văn (10 điểm)
Thể loại: Miêu tả đồ vật
Nội dung: 
* Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ của nhà em.
* Thân bài:
- Tả bao quát hình dáng, kích cỡ, chất liệu, màu sắc của đồng hồ.
- Tả chi tiết: Mặt trước đồng hồ: hình dáng mặt đồng hồ, các số chỉ giờ, các kim (giờ, phút, giây hoặc kim chuông). Tả hình dáng, công dụng của từng kim. Tả mặt sau đồng hồ một cách hợp lý.
- Tả công dụng: Báo thức giúp mọi người thức dậy đúng giờ, giúp em đi học đúng giờ. Báo giờ giúp mọi người giờ nào việc ấy ....
* Kết bài:
- Nêu được tình cảm, thái độ của em với đồng hồ.
Cách cho điểm:
- Điểm 9 – 10: Đạt các yêu cầu trên, bài viết mạch lạc, sáng tạo, câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hoá, còn mắc 1 – 2 lỗi chính tả.
- Điểm 7 – 8: Đã đạt các yêu cầu cơ bản của bài nhưng còn mắc 1 – 2 lối về diễn đạt, bài viết chưa phong phú. Mắc khoảng 3 – 4 lỗi chính tả.
- Điểm 5 – 6: Nội dung miêu tả sơ lược, thiếu cân đối, đôi chỗ còn rơi vào liệt kê, diễn đạt còn lúng túng, không thoát ý. Mắc khoảng 5 – 6 lỗi chính tả.
- Điểm 3 – 4: Bài viết còn xa đề, nội dung sơ sài, bố cục không rõ ràng, cân đối. Mắc khoảng 7 – 8 lỗi chính tả.
- Điểm 1 – 2: Lạc đề, diễn đạt kém. Mắc kh

File đính kèm:

  • docToan.doc
Đề thi liên quan