Đề kiểm tra học kỳ II môn: ngữ văn 11 (chương trình chuẩn)

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn: ngữ văn 11 (chương trình chuẩn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II


MÔN: NGỮ VĂN 11 (chương trình chuẩn)
Thời gian làm bài: 90 phút

 	 Câu 1 (2đ): Chép thuộc lòng và nêu nội dung tư tưởng của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”( Hàn Mặc Tử).

.	Câu 2 (2đ): Nghĩa của câu bao gồm những thành phần nào? Mỗi thành phần cho một ví dụ và phân tích?

	 Câu 3 (6đ): Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình đối với thái độ thiếu trung thực trong thi cử.
------------------- Hết ------------------


























ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM

Câu 1(2 điểm):
Đáp án: 
 * Chép thuộc lòng bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” ( Hàn Mặc Tử): 
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó 
Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ?
 * Nội dung tư tưởng của bài thơ:
 Bài thơ phác họa nên một bức tranh đẹp về một miền quê của đất nước; đồng thời còn là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.
 b) Biểu điểm:
 - Chép chính xác cả bài thơ: 1.5 điểm ( mỗi khổ thơ : 0.5 điểm)
 - Nêu đầy đủ nội dung tư tưởng của bài thơ: 0.5 điểm.
Câu 2 (2điểm): 
 - Học sinh xác định được:Nghĩa của câu gồm 2 thành phần: nghĩa sự việc, nghĩa tình thái (0,5điểm).
 - Học sinh cho 2 ví dụ (0,5điểm), phân tích đúng mỗi ví dụ (0,5điểm).
Câu 3 ( 6 điểm):
 a) Đáp án:
 * Yêu cầu chung :
 - Học sinh vận dụng tốt các thao tác lập luận đã học (thao tác lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận) vào viết một bài văn nghị luận xã hội.
 - Học sinh biết cách xác lập các luận điểm , luận cứ; biết lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để làm rõ yêu cầu đề bài (quan điểm của bản thân đối với thái độ thiếu trung thực trong thi cử).
 * Yêu cầu cụ thể: 
 Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng qua bài viết cần có những ý cơ bản sau:
 + Mở bài:
 Giới thiệu vấn đề (có thể xuất phát từ thực tế để dẫn dắt và nêu vấn đề).
 + Thân bài:
 - Thế nào là thái độ không trung thực trong thi cử?
 - Những nguyên nhân nào dẫn đến thái độ không trung thực trong thi cử?
 - Lên án những hành vi, việc làm thể hiện thái độ không trung thực trong thi cử 
 - Chỉ rõ tác hại của thái độ không trung thực trong thi cử.
 - Những biện pháp khắc phục thái độ không trung thực trong thi cử.
 + Kết bài:
 Có thể tổng hợp các luận điểm rồi nâng cao tính cấp thiết của vấn đề hoặc liên hệ bản thân để rút ra những bài học bổ ích.

 b) Biểu điểm:
 - Điểm 5-6: Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên; dẫn chứng phong phú; viết có cảm xúc; diễn đạt tốt, ít mắc lỗi chính tả .
 - Điểm 3-4: Bài viết đảm bảo khoảng 2/3 ý theo yêu cầu trên; dẫn chứng tương đối nhiều; diễn đạt khá tốt, có mắc 2,3 lỗi chính tả.
 - Điểm 1-2: Bài viết chưa đạt 1/2 số ý theo yêu cầu trên; nghèo dẫn chứng; diễn đạt nhiều chỗ còn vụng, mắc khá nhiều lỗi chính tả.
 - Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng.

File đính kèm:

  • docDe kiem tra van 11 ki 2DA(3).doc