Đề kiểm tra học kỳ II /2007-2008

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II /2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II /2007-2008
 Môn : Ngữ văn 7
	 Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề ) 
 
I. Trắc nghiệm : ( 3 điểm ) 
Câu 1 : Các biện pháp nghệ thuật “đối lập , tương phản và tăng cấp” được sử dụng rất thành công trong tác phẩm nào ? 
Sống chế mặc bay 	 
Ca Huế trên sông Hương 	
Mùa xuân của tôi
Những trò lố hay là Va – ren và Phan Bội Châu 
Câu 2 : Câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” dùng cách diễn đạt nào ? 
So sánh 	
Nhân hóa 	
Ẩn dụ 	
Cả ẩn dụ và nhân hóa
Câu 3 : Câu tục ngữ “ Đói cho sạch , rách cho thơm” đồng nghĩa với câu tục ngữ nào sau đây ? 
Đói ăn vụng , túng làm càn 	
Ăn trông nồi , ngồi trông hướng 
Ăn phải nhai , nói phaỉ nghĩ
Giấy rách phải giữ lấy lề 
Câu 4 : Câu nào trong những câu sau là câu đặc biệt ? 
Anh ra ngoài đi 	 
Mưa to quá 	 
Tiếng suối chảy róc rách
Hoa sim! 
Câu 5 : Trong các câu có từ “bị” sau , câu nào không phải là câu bị động ? 
A. Lan bị mẹ phê bình .
B. Khu vườn đã bị cơn bão làm cho tan hoang .
C. Ông tôi bị đau chân.
D. Tên cướp đã bị cảnh sát bấtgim và đang chờ ngày xét xử .
Câu 6 : Nội dung hai câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” và “ Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ như thế nào? 
A. Hoàn toàn trái ngược nhau .	 
B. Hoàn toàn giống nhau .	
C. Bổ sung ý nghĩa cho nhau
D. Gần giống nhau .
Câu 7 : Trong đoạn trích “ Nỗi oan Thị Kính” Thị Kính đã kêu oan mấy lần ? 

A. 4 lần 	
B. 5 lần 	
C. 6 lần 	
D. 7 lần 

Câu 8 : Văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào? 
A. Trong sinh hoạt 
B. Trong quan hệ với mọi người .
C. Trong khi nói và bài viết 
D. Cả 3 phương diện trên 
II. Tự luận :
1/ Giải thích câu tục ngữ “ Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây”.
2/ Dân gian ta có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen , gần đèn thì sáng” . Nhưng có bạn lại bảo “ Gần mực chưa chắc đã đen , gần đèn chưa chắc đã sáng” . Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em. 
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 7

I. Trắc nghiệm:

-A (0,5)
-C (0,5)
-D (0,5)
-D (0,5)
-C (0,25)
-C (0,25)
-B (0,25)
-D (0,25)

II.Tự luận: (7đ)
1. MB: (1đ)
	Nêu luận điểm – mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của con người. Đó là một kinh nghiệm quý báu trong đời sống.
2. TB: ( 5đ)
* Giải thích nghĩa:
	- Nghĩa đen: Mực có màu đen nếu sử dụng không cẩn thận, dễ gây bẩn ra quần áo ; Đèn là sự vật phát ra ánh sáng, soi tỏ mọi vật xung quanh.
	- Nghĩa bóng: Dùng hình ảnh “mực” và “đèn” để nêu lên một kinh nghiệm – gần người tốt thì tốt, gần người xấu thì sẽ xấu => Môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của con người.
* Câu TN “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đúng với đại đa số trong cuộc sống (2đ)
	- Dẫn chứng: Lưu Bình nhờ sống gần người bạn tốt là Dương Lễ nên đã trở thành người có ích cho xã hội
* Trong vài trường hợp đặc biệt có thể gần mực mà không đen, gần đèn mà không sáng (2đ)
	- Dẫn chứng: 	Trong đầm gì đẹp bằng sen …..gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
3. Kết bài: (1đ)
	- Khắng định giá trị to lớn của câu tục ngữ. Mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân
	- Rút ra bài học: Bài học quý báu này đã giúp em xác lập tư tưởng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh.


File đính kèm:

  • docDe 2(1).doc
Đề thi liên quan