Bài kiểm tra số 1 Trường THCS Tượng Văn môn: văn lớp 7

doc13 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra số 1 Trường THCS Tượng Văn môn: văn lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd - đt nông cống 	 bài kiểm tra số 1
 Trường thcs Tượng Văn Môn: Văn lớp 7	 Tiết: 
 Thời gian: 90 phút

Đề bài:
Câu 1 (3 điểm)
	Viết đoạn văn ngắn(khoảng 7 dòng) về chủ đề học tập có sử dụng từ 5 từ láy trở lên.
Câu 2 (7 điểm) 
	Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự ( như Lượm hoặc Đêm nay Bác Không ngủ) theo những ngôi kể khác nhau( ngôi thứ 3 hoặch ngôi thứ nhất).

Đáp án

Câu 1: - Hình thức : 1 đoạn văn ( đầu đoạn viết lùi đầu dòng , cuối đoạn có dấu chấm). ( 0,5 đ)
	- Nội dung: Rõ ràng, nói về chủ đề học tập và có sử dụng được từ 5 từ láy trở lên. ( 2,5đ)
Câu 2: - Hình thức: Bài văn phải có 3 phần : Mở bài, thân bài, kết luận . các đoạn các ý được trình bày rõ ràng (0,5 đ)
	- Nội dung: 	
	 + Mở bài: Giới thiệu được bài thơ tự sự mà mình kể: (Lượm hoặc Đêm nay Bác Không ngủ)(1,5đ).
	+ Thân bài: Kể được diễn biến câu chuyện về việc đi đưa thư của chú bé Lượm; cử chỉ, hình dáng điệu bộ , trang phục …của chú bé liên lạc; sự gặp gỡ tình cờ với chú Hà Nội về; cái chết của chú bé Lượm….(Đối với bài Lượm). Kể được diễn biến câu chuyện Đêm nay Bác không ngủ qua sự chứng kiến của anh đội viên; về cử chỉ , hành động, tư thế, tâm trạng của Bác Hồ qua những lần thức dậy của anh đội viên để thấy được tấm lòng của vị cha già dân tộc ; đồng thời cũng thấy được tâm trạng tấm lòng của anh đội viên và cũng chính là dân tộc đối với Bác (Bài Đêm nay Bác không ngủ)(5đ)
	+ Kết luận: Nêu được tình cảm của cảm xúc của mình( 1,5 điểm)
Ngôi kể: HS có thể kể ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ hai.

















	 
Phòng gd - đt nông cống 	 bài kiểm tra số 2
 Trường thcs Tượng Văn Môn: Văn lớp 7	 Tiết: 31- 32
 Thời gian: 90 phút

Câu 1: (3 điểm) Viết đoạn văn ngắn(khoảng 5 dòng) với chủ đề “ Quê hương” trong đó có sử dụng quan hệ từ.
Câu2: ( 7 điểm)
	Loài cây em yêu.

Đáp án

Câu1: Học sinh viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 5 dòng) với chủ đề “ Quê hương” trong đó có sử dụng quan hệ từ mà HS đã học.
Câu 2: (7đ)
	- Hình thức(0,5 đ): Bài văn phải có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận
	- Nội dung ( 6,5đ): 
	 + Mở bài: Giới thiệu được loài cây và nêu lý do mà em yêu thích loài cây đó.
	 + Thân bài: 
	* Các đặc điểm của loài cây
	* Loài cây …..trong cuộc sống con người
	* Loài cây ….. trong cuộc sống của em.
	 + Kết bài: Tình cảm của em đối với loài cây đó.
( Lưu ý không được viết về các loài cây mà SGK đã làm mẫu)

























Phòng gd - đt nông cống 	 bài kiểm tra văn
 Trường thcs Tượng Văn Môn: Văn lớp 7	 Tiết: 42
 Thời gian: 45 phút

Phần 1 : Trắc nghiệm.
Câu 1. Trong bốn bài ca dao về “ Những bài hát về tình yêu quê hương đất nước con người” trong SGK bài nào phản ánh nội dung diễn tả về tình yêu quê hương đất nước.
	A. Bài 1;2;3	B. Bài 2; 3; 4	C. bài 1; 3; 4
Câu 2: Bài ca dao nào kết hợp phản ánh tình yêu con người ? ( các bài ca dao “ Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước”
	A. Bài 1	B. Bài 2	C. Bài 3	D. Bài 4
Câu3: . các con vật được nói đến : Tằm, kiến, hạc, quốc trong văn bản “Những câu hát than thân” tượng trưng cho lớp nào trong xã hội phong kiến?
	A. Những con người nhỏ bé, thấp hèn, tha phương cầu thực nhưng vẫn phải chịu nhiều uất ức, đau khổ.
	B. Những con người oan ức, khổ đau, chịu thương chịu khó.
	C. Những con người nhỏ bé thấp hèn, tha phương cầu thực, vất vả cơ cực trong cuộc sống lao động nhưng vẫn phải chịu nhiều uất ức, đau khổ.
Câu 4: Câu “ Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay” nói lên điều gì?
	A. Nói lên sự đối lập giữa thác sâu ghềnh cạn.
	B. Nói lên sự vất vả của người lao động
	C. sự oan ức , khổ cực của người nông dân.
	D. Nói lên sự khó khăn trắc trở của người lao động trong xã hội phong kiến.
Câu 5: Đoạn trích “ Bài ca Côn Sơn” có nội dung chính là gì?
	A. Miêu tả cảnh tượng Côn Sơn nên thơ hấp dẫn.
	B. Bộc lộ nhân cách thanh cao , tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi.
	C. Thể hiện sự giao hoà trọn vẹn giữa con người với thiên nhiên.
Câu 6: Văn bản” Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi được viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm.
	A. Chữ Hán
	B. Chữ Nôm
Cau 7; Hình ảnh chiếc bánh trôm nước trong văn bản “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương nói lên điều gì?
	A. Số phận tăm tối cực khổ của người phụ nữ trong xã hội xưa.
	B. Sự chìm nổi , vất vả của người nông dân trong xã hội phong kiên xưa.
	C. Phẩm chất trong sáng, son sắc của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.
Câu 8: Những đặc tính nào của bánh trôi nước được gắn với phẩm chất của người phụ nữ
	A. Hình thể đẹp đẽ, phẩm giá trong sạch.
	B. Hình thể đẹp đẽ, thân phận chìm nổi
	C. Hình thể đẹp đẽ, thân phận chìm nổi, phẩm giá trong sạch
	D. Hình thể đẹp đẽ, tính cách ngay thẳng, thân phận chìm nổi.
Câu 9: Từ “ Lom khom” trong câu “ Lom khom dưới núi tiều vài chú” và từ “ Lác đác” trong câu “ Lác đác lom khom chợi mấy nhà” gợi hình ảnh gì ở cảnh đèo ngang.	
	A. Buồn tẻ, cô đơn
	B. Heo hút, quạnh vắng.
	C. Vắng vẻ, mênh mông và lặng lẽ.
	D. Nhỏ bé, heo hút , tiêu điều, thê lương.
Câu 10: Cảnh đèo ngang trong bài “ Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan hiện lên như thế nào?
	A. Buồn tẻ mênh mông
	B. Hong vu, hiểm hóc
	C. Cảnh đẹp lặng lẽ, mênh mông, hoang dã, tiêu sơ như một bức tranh sơn thuỷ bằng thơ.
Câu 11: Nhà thơ Nguyễn Khuyến tiếp bạn khi bạn đến nhà bằng gì?
	A. Cá, gà, Cải, Cà.
	B. Bầu, Mướp, Trầu.
	C. Tình cảm đậm đà thắm thiết.
	D. Cả A, B, C.
Câu 12. (0,25 điểm) Cử chỉ cuối đầu trong câu thơ “ Cuối đầu nhớ cố hương” mang ý nghĩa gì 
	A. Hình ảnh miêu tả 
	B. Diễn tả tâm trạng suy tư của con người
	C. Cả hai phương án trên
Phần 2 tự luận
	Câu 1: Viết đoạn văn ngắn thể hiện thái độ của Hồ Xuân Hương được thể hiện trong văn bản Bánh trôi nước 
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn khoảng 15 dòng thể hiện tâm trạng của nhà thơ Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi nhà

Đáp án
I Trắc nghiệm ( Mỗi câu đúng 0, 25 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
b
d
b
d
c
a
c
c
d
c
c
c

II. Tự luận
Câu 1 ( 2 điểm) 
	- Hình thức : Một đoạn văn
	- Nội dung: Thể hiện được thái độ của Hồ Xuân Hương là trân trọng, ca ngợi , yêu quý, bênh vực người phụ nữ trong xã hội xưa
Câu2 ( 5 đ)
	Hình thức một đoạn văn khoảng 15 dòng. thể hiện được tâm trạng vui tươi phấn khởi, mộc mạc chân thành của Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi nhà
	







	 bài kiểm tra tiếng việt 
 Môn: Văn lớp 7	 Tiết: 46
 Thời gian: 45 phút

Đề bài: 
	Câu 1: Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án về từ ghép sau: Từ ghép gồm có các loại từ:
	A. Ghép chính phụ
	B. Ghép đẳng lập
	C. Cả ghép chính phụ và ghép đẳng lập
	Câu 2: Từ ghép chính phụ là loại từ ghép nào trong các đáp án sau:
	A. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đưng sau
	B. Được tạo thành bởi 2 tiếng
	C. các tiếng bình đẳng nhau
Câu 3: Nối từ thích hợp cột a với b để tạo thành từ ghép đẳng lập 
	
A
B
Thăm
Cối
Nước
Hỏi
Nhà
Đùi
Cây
Cửa
Quần
Lớn

Câu 4: Trong các nhoms từ sau đây nhóm từ nào là nhóm từ láy.
	A. Ghập ghềnh, róc rách, sách vở
	B. Nhà cửa, quần áo, bàn ghế, lom khom
	C. Lom khom, róc rách, ghập ghềnh
Câu 5 : Các từ lay có khuôn vần i ( li ti, ti hí …) thường mang sắc thái miêu tả như thế nào?
	A. Nhỏ hẹp
	B. To lớn
	C. Bình thường
Câu 6 : Từ mỗi tiếng sau đây, tạo ra một từ láy toàn bộ và một từ láy bộ phận 

Tiếng cho sẵn
Từ láy toàn bộ
Từ láy bộ phận
Vui
Chắc
Nhẹ
Nhàng
Vuông


Câu 7 : từ “ Nó” trong câu : “ Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa” thuộc loại đại từ nào?
	A. Đại từ để trỏ
	B. Đại từ để hỏi
Câu 8: Từ bao nhiêu trong câu ca dao sau có vai trò ngữ pháp gì?
Qua đình ngã nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
	A. Chủ ngữ	B. vị ngữ
	C. Định ngữ	D. Bổ ngữ
Câu 9: Từ Hán việt được tạo bởi đơn vị từ nào sau đây ( chọn đáp án đúng nhất)
	A. Do các tiếng có nghĩa gần giống nhau tạo thành
	B. Các từ thuần Việt tạo thành
	C. các yếu tố Hán Việt tạo thành
Câu 10 . Câu sau đây sử dụng quan hệ từ đã đúng chưa? Nếu sai hãy sửa lại?
Em trai tôi ăn cơm với cái thìa nhỏ.
	A. Đúng	B. Sai
Sửa lai: ………………………………………………………………………………………….
Câu 11: Tiếng nào sau đây có thể điền vào chỗ trống cho cả hai câu sau:
Tầu vào cảng ……………than.
Em bé ……………………cháo
	A. Nuốt.	B. Nhai
	C. Chở	D. Ăn
Câu 12: Tìm từ đồng nghĩa với từ chết trong câu thơ sau:
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
	A. Thôi	B. Nước mây	C. Ngậm ngùi
II Tự luận:
	Câu 1: Viết đoạn văn khoảng 7 dòng – chủ đề tự chọn , trong đó có sử dụng từ trái nghĩa ( gạch chân các từ trái nghĩa đó ) 
	Câu 2: Viết đoạn văn ( khoảng 10 dòng ) chủ đề tự chọn , trong đó sử dụng các từ đồng âm ( hãy chỉ ra các từ đồng âm) 

















Đáp án: 
Phần trắc nghiệm:
Câu 1: C 	Câu 2: A
Câu 3: nối : Thăm hỏi, nước lớn, nhà cửa, cây cối, quần đùi.
Cây 4 : C	Câu 5: A
Câu 6	 
Tiếng cho sẵn
Từ láy toàn bộ
Từ láy bộ phận
Vui
Chắc
Nhẹ
Nhàng
Vuông
Vui vui
Chắc chắn
nhè nhẹ
nhàng nhàng
Vuông vuông
Vui vẻ
chắc chỏm
nhẹ nhàng
nhành nhênh
vuông vắn
Câu 7 : A 	Câu 8: A	Câu 9: C	Câu 10: B Sửa : Em trai tôi ăn cơm bằng thìa nhỏ.	Câu 11: B; D
Câu 12: A
Phần tự luận:
	Câu 1: Yêu cầu HS viết đoạn văn có sử dụng từ trái nghĩa 
	Câu 2: HS viết đoạn văn có sử dụng từ đồng âm
	Cả 2 câu đều chủ đề do HS tự chọn.





Phòng gd - đt nông cống 	 bài kiểm tra làm văn số 3
 Trường thcs Tượng Văn Môn: Văn lớp 7 Tiết: 51 - 52
 Thời gian: 90 phút

Đề bài: Cảm nghĩ của em về bài thơ “ Qua đèo ngang” của Bà huyện Thanh Quan
	Yêu cầu: 
Hình thức: Bài làm phải có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
Nội dung: 
+ Mở bài : Giới thiệu được bài thơ và tác giả của bài thơ, hoàn cảnh mà em được biết bài thơ.
+ Thân bài: Thể hiện được tình cảm xúc suy nghĩ về cảnh đèo ngang và tâm trạng của nhà thơ được thể hiện ở trong bài.
+ Kết bài: Nêu ấn tượng về tác phẩm.
















Phòng gd - đt nông cống 	 bài kiểm tra tiếng việt
 Trường thcs Tượng Văn Môn: Văn lớp 7 Tiết: 90
 Thời gian: 45 phút


Đề bài: 
Phần 1: Trắc nghiệm: 3 điểm
Câu 1: Câu rút gọn là câu như thế nào? 
Chỉ có thể vắng chủ ngữ
Chỉ có thể vắng vị ngữ
Chỉ có thể vắng một số thành phần
Câu 2: Câu ngụ ý hành động , đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người , chúng ta lược bỏ thành phần.
Chủ ngữ
Vị ngữ
Phần phụ sau trong cụm động từ( hoặc tính từ)
Câu 3: Tìm câu rút gọn trong các câu sau:
Gió nhè nhẹ thổi
Mơn man khắp cánh đồng
Làm lay động cac khóm hoa
Cau 4: Dòng nào không đúng cấu tạo của câu đơn đặc biệt.
Không tuân thủ cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ
Có một từ hoặc một cụm từ làm trung tâm cú pháp
Chỉ có thành phần vị ngữ
Câu 5: Dòng nào sau đây có câu đặc biệt
Tảng sang, vân trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi
Đêm – thành phố lên đèn như như sao sa
Họ là những tấm gương dũng cảm vì những lẽ đó họ gần với chúng ta
Câu 6: Câu “ Có một tiếng còi xa trong gió rúc” là câu đơn đặc biệt hay câu rút gọn?
Câu đơn đặc biệt
Câu rút gọn
Câu 7: Lựa chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu sau? Thế nào là trạng ngữ của câu?
Là thành phần chính của câu
Là thành phần phụ của câu
là thành phần bắt buộc có mặt trong câu
Là nòng cốt của câu
Câu 8: Cụm từ “ Mùa xuân” trong câu nào là trạng ngữ.
Tôi rất yêu mùa xuân
Mùa xuân xinh đẹp đã về
Hôm nay lớp lớp 7 học bài Mùa xuân của tôi
Mùa xuân, trăm hoa đua nở
Câu 9 . hãy thêm trạng ngữ cho các câu sau đây.
…………………..Trời mưa to lắm
……………………Tôi đi học
……………………Trận bóng đá đã diễn ra
…………………….Những đàn cò trắng bay lượn
Câu 10: Điền Đ (đúng), S (sai) vào ô trống
	Trạng ngữ góp phần thể hiện tình cảm của người nói
	Trạng ngữ là thành phần bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu
	Trạng ngữ dùng để thể hiện quan hệ giữa người nói và người nghe
	Trạng ngữ góp phần làm cho nội dung của câu đầy đủ, chính xác hơn.
Câu 11: Tác giả sử dụng lối chơi chữ nào trong câu:
Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông
Dùng từ đồng âm
Dùng cặp từ trái nghĩa
Dùng các từ cùng trường nghĩa
Dùng lối nói lái
Câu 12: Trong b ài thơ “ Khóc tổng cóc” của Hồ Xuân Hương nghệ thuật chơi chữ có tác dụng gì?
Chàng cóc ơi! Chàng cóc ơi.
Thiếp kén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
Tạo ra cách hiểu bất ngờ , thú vị , vui đùa
Dùng để châm biếm
Dùng để đã kích
Phần tự luận
	Câu 1( 2đ): Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 dòng nhằm làm rõ ý “ Tục ngữ là túi khôn của người dân” trong đó có sử dụng các trạng ngữ thích hợp để tạo sự mạch lạc cho văn bản.
	Câu 2 (5 đ): Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng có sử dụng lối chơi chữ.
Đáp án:
Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
c
b
b,c
c
b
a
d
d


a
b
Câu 9: HS tự điền trạng ngữ thích hợp
Câu 10: S - Đ - S – S
Phần tự luận: 
	Câu 1: Yêu cầu đoạn văn là 5 dòng ; HS có thể thêm trạng ngữ vào để tạo sự mạch lạc cho văn bản.
Cau 2: Yêu cầu đoạn văn trong khoảng 10 dòng nhưng phải sử dụng lối chơi chữ.
Phòng gd - đt nông cống 	 bài kiểm tra tập làm văn số 5
 Trường thcs Tượng Văn Môn: Văn lớp 7 Tiết: 95 - 96
 Thời gian: 90 phút

Đề bài: Câu 1: 3 điểm Bảo vệ môi trường là cuộc sống của chúng ta.
	Câu 2: ( 7 điểm) Dân gian ta có câu : Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chứac đã rạng . Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
Đáp án: 
Câu 1: - Bài làm phải có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài ( 0,5điểm)
	+ Mở bài: Giới thiệu được môi trường gắn bó mật thiết với cuộc sống con người và lợi ích của môi trường đối với đời sống con người.
	+ Thân bài: Chứng minh được môi trường là cần thiết đối với cuộc sống con người; cần lấy những VD xung quanh cuộc sống đời thường để chứng minh.
	+ Kết bài: Nêu được ý nghĩa của môi trường đối với con người và ý thức bảo vệ môi trường của chúng ta.
Câu 2: Hình thức: Yêu cầu bài làm phải có 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài ( 0,5điểm)
+ Mở bài: Giới thiệu được câu tục ngữ và ý kiến về câu tục ngữ như đề bài đã cho.
	+ Thân bài: 
 - Lấy được VD để chứng minh cho câu tục ngữ và ý kiến về câu tục ngữ.
	 - Câu tục ngữ đó ngày nay nó chỉ đúng một phần chứ không phải tất cả.
	 - Vì con người còn có khả năng vận động của chính mình chứ không phải hoàn toàn uỷ thác vào môi trường được.
	+ Kết bài: Khẳng định câu tục ngữ chỉ đúng một phần và ý kiến của bạn là đúng; Neu đánh giá của mình về ý kiến đó.










Phòng gd - đt nông cống 	 bài kiểm tra văn
 Trường thcs Tượng Văn Môn: Văn lớp 7 Tiết: 98
 Thời gian: 45 phút

Đề bài: 
Phần trắc nghiệm: 
Câu 1: Văn bản nào dưới đây là tục ngữ?
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt , đắng cay muôn phần
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chư acười đã tối.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Câu 2: Từ “ Vàng “ trong câu tục ngữ “ Tấc đất , tấc vàng” có nghĩa là gì ?
Đất có màu vàng
Đất có vàng
Đất quý như vàng
Giá đất được tính bằng giá vàng
Câu 3: Phải hiểu “ Mưa tháng ba hoa đất” như thế nào? 
Mưa tháng ba để lại vết hoa trên đất
Mưa vào tháng ba hoa sẽ …
Mưa tháng ba không lớn
Mưa tháng ba sẽ tốt cho mùa vụ
Câu 4: “ Người ta là hoa đất” là kinh nghiệm của nhân dân ta về lao động sản xuất . Đúng hay sai.
 	A. Đúng 	B. Sai
Câu 5. Cụm từ “ Hoa đất” trong các câu tục ngữ “ Người ta là hoa đất” và “ Mưa tháng ba hoa đất” đều được dùng với nghĩa đen. Đúng hay sai
	A. Đúng 	B. Sai
Câu 6. Câu ca dao “ Có xáo thì xáo nước trong, đừng xáo nước đục đau lòng cò con” tương đồng về nghĩa với câu tục ngữ nào?
Người sống, đống vàng.
Người ta là hoa đất
Chết trong hơn sống đục
Cái nết đánh chết cái đẹp
Câu 7: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta viết theo kiểu văn bản nào ?
Nghị luận
Tự sự
 Trữ tình
Biểu cảm
Câu8 : Từ nào được dùng để nói về tầm vóc của những cuộc kháng chiến của người dân ta trong lịch sử ở văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Kỳ diệu
Kỳ vĩ
Phi thường
Vĩ đại
Câu 9: Vì sao tác giả lại sắp xếp các luận cứ theo trình tự thời gian.
Vì văn bản viết theo kiểu tự sự
Vì như vậy phù hợp với kiểu văn bản phản ánh diễn biến các sự việc
 Vì như vậy sẽ rễ ràng hơn trong việc tiếp nhận những vấn đề của lịch sử, của truyền thống dân tộc.
 Vì như vậy mới chứng minh được lòng yêu nước của dân ta.
Câu 10: Ai là tác giả văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Thạch Lam
Phạm Văn Đồng
Nguyễn Đình Thi
Đặng Thai Mai
Câu 11: Theo tác giả , nét đặc sắc của Tiếng Việt là gì?
Là tiếng nói dồi dào về âm hưởng.
Là tiếng nói có từ lâu đời
Là một thứ tiếng đẹp và hay
Là tiếng nói chung của dân tộc Việt Nam
Câu 12: Chi tiết nào được tác giả nhắc đến để nêu suy nghĩ “ Bác quý trọng kết quả sản xuất của con người và kính trọng thể nào những người phục vụ” ?
Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn.
Cái nhà sàn Bác ở chỉ có vài ba phòng
Bác không để rơi vãi một hạt cơm, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
Bác suốt ngày làm việc .




Phòng gd - đt nông cống 	 bài kiểm tra tập làm văn số 6 
 Trường thcs Tượng Văn Môn: Văn lớp 7 Tiết: 108
 Thời gian: 45 phút

Đề bài: Cho bài ca dao sau:
	Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Câu1( 3điểm): Lập dàn ý cho bài ca dao trên.
Câu 2( 7 điểm): Hãy giải thích bài ca dao ấy.

Đáp án:
Câu 1: - Mở bài: Phải giới thiệu và trích được bài ca dao
Thân bài: yêu cầu giải thích
+ Hai câu trên là nói đến công lao to lớn của cha được ví với núi Thái Sơn. một ngọ núi cao nhất trong dãy Ngũ Hành Sơn ở Trung Quốc; Nghĩa mẹ được ví với nước trong nguồn chảy ra Công cha nghĩa mẹ cao lớn mênh mông mà con cái phải ghi nhớ.
+ Hai câu cuối: là nói đến đạo làm con phải giữ tròn chữ hiếu: phải biết tôn kính, chăm sóc biết vâng lời không làm cho cha mẹ vui lòng.
Kết bài: Nêu được tình cảm , cảm xúc của mình với bài ca dao đó.
Câu 2: HS viết bài theo nội dung dàn ý đã cho.






























File đính kèm:

  • docVan 7.doc
Đề thi liên quan