Đề kiểm tra học kỳ I – Năm học 2010 - 2011 môn Sinh học 7 - Trường THCS Nguyễn Chí Thanh

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I – Năm học 2010 - 2011 môn Sinh học 7 - Trường THCS Nguyễn Chí Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ
 A
Trường THCS Nguyễn Chí Thanh ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2010 -2011
Họ và tên:...	 MÔN : Sinh Học
Lớp 7	 Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian phát đề ) 	
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. ( 2 điểm) Học sinh làm bài trong 10 phút
Đánh dấu ( X ) vào ô trống trước câu đúng nhất.
1. Thuỷ tức chưa có cơ quan này
 Tế bào tuyến tiết dịch tiêu hoá 	 Cơ quan hô hấp
 Tế bào gai	 Hệ thần kinh mạng lưới 
2. Nhóm động vật nào sau đây thuộc ngành thân mềm
 Trai sông, ốc sên, giun đất	 Ốc sên, mực, san hô
 Ốc sen, trai sông, ốc bươu vàng	 Hà biển, bào ngư, trùng biến hình
3. Nhóm động vật thuộc ngành giun dẹp sống ký sinh gây hại cho con người là:
Sán lá gan, giun đũa, giun kim, sán lá máu	
Sán lá máu, sán bã trầu, sán dây, sán lá gan
Giun móc câu, giun kim, sán dây, sán lá gan
Sán bã trầu, giun chỉ, giun đũa, giun móc câu.
4. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của chân khớp ?
Cơ thể có 3 phần: đầu ngực, bụng
Có vỏ cơ thể là lớp kitin
Phần đầu có một đôi râu, phần ngực có ba đôi chân và hai đôi cánh
Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
5. Thành ngoài của cơ thể giun đũa gồm 2 lớp là:
 Lớp biểu bì và lớp cơ vòng	 Lớp cơ dọc và lớp cơ vòng
 Lớp biểu bì và lớp cơ dọc	 Lớp cơ dọc và lớp cơ chéo
6 . Đặc điểm không có ở lớp hình nhện là: 
 Cơ thể gồm 3 phần Cơ thể gồm 2 phần
 Có đôi kìm tiết chất độc Có núm tuyến tơ
7.Các phần phụ có chức năng giữ và xử lí mồi của tôm sông là: 
 Các chân hàm. 	 Các chân ngực (càng, chân bò). 
 Các chân bơi (chân bụng). 	 Tấm lái. 
8.Cơ quan trao đổi khí của cá chép là: 
 Hệ thống ống khí Mang. 
 Phổi. 	 Lổ thở. 
ĐỀ
 B
Trường THCS Nguyễn Chí Thanh ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2010 -2011
Họ và tên:...	 MÔN : Sinh Học
Lớp 7	 Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian phát đề ) 	
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. ( 2 điểm) Học sinh làm bài trong 10 phút
Đánh dấu ( X ) vào ô trống trước câu đúng nhất.
1. Nhóm động vật thuộc ngành giun dẹp sống ký sinh gây hại cho con người là:
Sán lá gan, giun đũa, giun kim, sán lá máu	
Sán lá máu, sán bã trầu, sán dây, sán lá gan
Giun móc câu, giun kim, sán dây, sán lá gan
Sán bã trầu, giun chỉ, giun đũa, giun móc câu.
2. Nhóm động vật nào sau đây thuộc ngành thân mềm
 Trai sông, ốc sên, giun đất	 Ốc sên, mực, san hô
 Ốc sen, trai sông, ốc bươu vàng	 Hà biển, bào ngư, trùng biến hình
3 Thuỷ tức chưa có cơ quan này
 Tế bào tuyến tiết dịch tiêu hoá 	 Cơ quan hô hấp
 Tế bào gai	 Hệ thần kinh mạng lưới
4. Đặc điểm không có ở lớp hình nhện là: 
 Cơ thể gồm 3 phần Cơ thể gồm 2 phần
 Có đôi kìm tiết chất độc Có núm tuyến tơ 
5. Thành ngoài của cơ thể giun đũa gồm 2 lớp là:
 Lớp biểu bì và lớp cơ vòng	 Lớp cơ dọc và lớp cơ vòng
 Lớp biểu bì và lớp cơ dọc	 Lớp cơ dọc và lớp cơ chéo
6 .Các phần phụ có chức năng giữ và xử lí mồi của tôm sông là: 
 Các chân hàm. 	 Các chân ngực (càng, chân bò). 
 Các chân bơi (chân bụng). 	 Tấm lái. 
7. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của chân khớp ?
Cơ thể có 3 phần: đầu ngực, bụng.
Có vỏ cơ thể là lớp kitin.
Phần đầu có một đôi râu, phần ngực có ba đôi chân và hai đôi cánh.
 Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
8.Cơ quan trao đổi khí của cá chép là: 
 Hệ thống ống khí Phổi. 	
 Mang. 	 Lổ thở. 
ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN HỌC KÌ I - NĂM HỌC:2010-2011
 MÔN: SINH HỌC LỚP 7
 Thời gian làm bài: 35 phút
Câu 1: (2,5đ) Nêu cấu tạo và vòng đời của giun đũa. Nêu các biện pháp phòng chống bệnh giun đũa.
Câu 2: (3đ) Nêu vai trò thực tiễn của ngành chân khớp. Kể tên các động vật thuộc ngành chân khớp ở địa phương em. Nêu những biện pháp bảo vệ những chân khớp có lợi.
Câu 3: ( 2,5đ) Chúng minh rằng cấu tạo trong của cá chép chuyên hoá về cấu tạo và chức năng. Tạisao có trường hợp cá bị mù nhưng vẫn có khả năng di chuyển trong nước.
ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN HỌC KÌ I - NĂM HỌC:2010-2011
 MÔN: SINH HỌC LỚP 7
 Thời gian làm bài: 35 phút
Câu 1: (2,5đ) Nêu cấu tạo và vòng đời của giun đũa. Nêu các biện pháp phòng chống bệnh giun đũa.
Câu 2: (3đ) Nêu vai trò thực tiễn của ngành chân khớp. Kể tên các động vật thuộc ngành chân khớp ở địa phương em. Nêu những biện pháp bảo vệ những chân khớp có lợi.
Câu 3: ( 2,5đ) Chúng minh rằng cấu tạo trong của cá chép chuyên hoá về cấu tạo và chức năng. Tạisao có trường hợp cá bị mù nhưng vẫn có khả năng di chuyển trong nước.
ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN HỌC KÌ I - NĂM HỌC:2010-2011
 MÔN: SINH HỌC LỚP 7
 Thời gian làm bài: 35 phút
Câu 1: (2,5đ) Nêu cấu tạo và vòng đời của giun đũa. Nêu các biện pháp phòng chống bệnh giun đũa.
Câu 2: (3đ) Nêu vai trò thực tiễn của ngành chân khớp. Kể tên các động vật thuộc ngành chân khớp ở địa phương em. Nêu những biện pháp bảo vệ những chân khớp có lợi.
Câu 3: ( 2,5đ) Chúng minh rằng cấu tạo trong của cá chép chuyên hoá về cấu tạo và chức năng. Tạisao có trường hợp cá bị mù nhưng vẫn có khả năng di chuyển trong nước.
Câu 1: Cấu tạo giun đũa - vòng đời phát triển: 
 * Cấu tạo
Hình trụ dài 25cm.
Thành cơ thể: Biểu bì cơ dọc phát triển.
Chưa có khoang cơ thể chính thức
ống tiêu hóa thẳng: Chưa có hậu môn.
Tuyến sinh dục dài cuộn khúc 
Lớp cuticun làm căng cơ thể 
Di chuyển hạn chế
Cơ thể cong duỗi: chui rúc.
Dinh dưỡng: Hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều.
 * Vòng đời phát triển của giun đũa:
 Giun đũa → Đẻ trứng → ấu trùng trong trứng → thức ăn sống → ruột non (ấu trùng) → máu, gan, tim, phổi→giun đũa (ruột người)
Cách phong chống: thực hiện chế đọ 3 sạch, tẩy giun định kỳ
Câu 2: Vai trò thự tiễn của ngành chân khớp:
 * Lợi ích: Cung cấp thực phẩm cho con người, là thức ăn của động vật khác, làm nguồn thuốc chữa bệnh, thụ phấn cho cây trồng, làm sạch môi trường 
 * Tác hại: Làm hại cây trồng, làm hại cho nông nghiệp, hại đồ gỗ tàu thuyền , là vật trung gian truyền bệnh
Câu 3 : Cấu tạo trong của cá chép:
 * Hệ tiêu hóa: Có sự phân hóa :
 - Các bộ phận:
 + ống tiêu hóa: Miệng→ hầu → thực quản→ dạ dày→ ruột → hậu môn
 + Tuyến tiêu hóa: Gan mật tuyến ruột 
 - Chức năng: biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, thải chất cặn bã
 - Bóng hơi thông với thực quản→ giúp cá chìm nổi trong nước.
 * Hô hấp: 
 Cá hô hấp bằng mang, lá mang là những nếp da mỏng có nhiều mạch máu→ trao đổi khí.
 * Tuần hoàn:
 - Tim 2 ngăn: 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất.
 - Một vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể: đỏ tươi.
 * Bài tiết: 
 2 dải thận màu đỏ, nằm sát sống lưng→ lọc từ máu các chất độc để thảI ra ngoài
 * Thần kinh và các giác quan của cá
 - Hệ thần kinh:
 + Trung ưng thần kinh: não, tủy sống
 + Dây thần kinh: đI từ trung ưng thần kinh đến các cơ quan
 - Não gồm 5 phần
 - Giác quan: mắt, mũi, cơ quan đường bên

File đính kèm:

  • docde thi hoc ky 1.doc
Đề thi liên quan