Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Sinh 9 - Trường THCS Lê Quý Đôn

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Sinh 9 - Trường THCS Lê Quý Đôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (NĂM HỌC 2013 - 2014)
 Môn: Sinh 9 (Thời gian: 45 phút)
 Họ và tên GV ra đề: Trần Thị Kim Vy
 Đơn vị: Trường THCS Lê Quý Đôn 
I/ Ma trận đề:
 Mức độ 
Biết
Hiểu
Vận dụng
TC
Mạch KT
 TN
TL
 TN
TL
 TN
TL
Chương I
TN của Menđen
Câu 1
 (0,5đ)
Câu 1 (3đ)
2c
(3,5 đ)
Chương II
 Nhiễm sắc thể 
Câu 2
 (0,5đ)
Câu 6
 (0,5đ)
2c
(1đ)
Chương III
ADN và gen
Câu 3
 (0,5đ)
Câu 3
 (2đ)
2c
(2,5đ)
Chương IV
Biến dị
Câu 5
(0,5đ)
1/2Câu 2
 (1đ)
1/2Câu 2 (1đ)
2c (2s,5đ)
Chương V
DT học người
Câu 4
 (0,5đ)
1c (0,5đ)
TC
3,5câu
( 2,5 điểm )
4,5 câu
( 5,5 điểm )
1 câu
( 2 điểm )
10c
(10đ)
II/ Đề thi:
A/ Phần trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng:
1/ Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Khi lai chó lông ngắn thuần chủng với chó lông dài, kết quả F1 như thế nào trong các trường hợp sau:
a. Toàn lông dài	b. Toàn lông ngắn
c. 1 lông ngắn : 1 lông dài	d. 3 lông ngắn : 1 lông dài
2/ Trong nguyên phân, các NST đóng xoắn cực đại ở :
a. Kì đầu b. Kì giữa c. Kì sau d. Kì cuối
3/ Nơi tổng hợp Prôtêin là:
a. nhân tế bào b. màng tế bào	c. ARN	d. Ribôxôm
4/ Trẻ đồng sinh là :
a. những đứa trẻ cùng được sinh ra ở một lần sinh.	b. những đứa trẻ sinh ra cùng trứng. 
c. những đứa trẻ sinh ra khác trứng. 	d. những đứa trẻ có cùng một kiểu gen.
5/ Bộ NST của người bị bệnh Đao thuộc dạng nào dưới đây ?
 a . 2n + 1 	b . 2n - 1 	c . 2n + 2 	d . 2n – 2
6/ Ở ngô 2n=20. Một tế bào ngô đang ở kì sau của giảm phân II có số lượng NST bằng bao nhiêu: 
a. 40 b. 30	c. 20	d. 10
B/ Phần tự luận: (7đ)
Câu 1: (3đ) Ở cà chua, tính trạng quả đỏ ( A ) trội so với tính trạng quả vàng (a ) . Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai với cà chua quả vàng.
a. Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F1 và F2
b. Cho hai cây cà chua quả vàng giao phấn với nhau thì kết quả sẽ thế nào?
c. Cho cây F1 giao phấn với cây F2 quả đỏ thuần chủng thì kết quả ra sao?
Câu 2: (2đ) Đột biến gen là gì? Cho ví dụ. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ?
Câu 3: Một phân tử ADN có tổng số nucleotit 50000 , loại T chiếm 35% trong tổng số nucleôtit của phân tử. Hãy xác định số lượng nucleotit loại A, T, G, X ? (2đ)
III/ Đáp án:
ĐÁP ÁN SINH 9 – HK I
A/ Trắc nghiệm: ( 3đ )
1
2
3
4
5
6
b
b
d
a
a
c
B/ Phần tự luận: (7đ)
Câu 1: (3đ) a. Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F1 và F2 
	 - Viết sơ đồ lai từ P đến F2 (0,75đ)
	 - Trả lời kết quả kiểu gen, kiểu hình ở F1 và F2 (0,5đ)
b. Cho hai cây cà chua quả vàng giao phấn với nhau 
	 - Viết sơ đồ lai (0,5đ)
	 - Kết quả về kiểu gen và kiểu hình của phép lai (0,25đ) 
c. Cho cây F1 giao phấn với cây F2 quả đỏ thuần chủng 
	 - Xác định kiểu gen cây F1 và cây F2 quả đỏ thuần chủng (0,25đ)
	 - Viết sơ đồ lai (0,5đ)
	 - Trả lời kết quả(0,25đ)
Câu 2: (2đ) 
	- K/n Đột biến gen (0,5đ)
	- Cho ví dụ. (0,5đ)
	- Giải thích đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật (1đ)
Câu 3: (2đ)
	 Số N loại T là: (50000 : 100) x 35 = 17500 (0,5đ)
 Số N loại A = T = 17500 (0,5đ)
 Số N loại G = X = 50000 – ( 17500 + 17500) / 2= 7500 (1đ)

File đính kèm:

  • docSI91_LQD1.doc
Đề thi liên quan