Đề kiểm tra học kỳ I lớp 8 Môn Ngữ Văn- Đồng Nai

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I lớp 8 Môn Ngữ Văn- Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sở Giáo dục Đào tạo Đồng Nai
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
LỚP 8 MÔN NGỮ VĂN 
Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Trắc nghiệm (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Thể văn nghị luận cổ nào dướí đây thường dùng để công bố kết quả một sự nghiệp ?
	A. Chiếu
	B. Hịch
	C. Cáo
	D. Tấu
2. Mượn “Lời con hổ trong vườn bách thú”, tác giả bài Nhớ rừng muốn thể hiện điều gì ?
	A. Nỗi nhớ về quá khứ vàng son
	B. Khát vọng làm chủ thế giới
	C. Tình yêu nước nồng nàn
	D. Khát vọng tự do mãnh liệt
3. Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản nhật dụng ?
	A. Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
	B. Đi bộ ngao du
	C. Bài toán dân số
	D. Ôn dịch, thuốc lá
4. Chọn cụm từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống trong câu:“Chiếu dời đô thuyết phục người nghe bằng lý lẽ chặt chẽ và bằng ……”
A. Bố cục chặt chẽ
B. Giọng điệu hùng hồn
C. Các biện pháp tu từ
D. Tình cảm chân thành
5. Trật tự từ trong câu nào thể hiện thứ tự trước sau theo thời gian ?
A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
B. Thẻ của nó, người ta giữ; hình của nó, người ta đã chụp rồi
C. Bạc phơ mái tóc người cha
D. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, bao đời xây nền độc lập.
6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ “Đi đường” ?
	A. Điệp từ
	B. Nhân hoá
	C. So sánh
	D. Hoán dụ
7. Các câu:
 “Như nước Đại Việt ta từ trước,
 	 Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,” thuộc kiểu câu gì ?
	A. Câu nghi vấn
	B. Câu cầu khiến
	C. Câu trần thuật
D. Câu cảm thán
8. “Lượt lời” là gì ?
 A. Là việc các nhân vật nói năng trong hội thoại
 B. Là lời nói của các nhân vật tham gia hội thoại
 C. Là lời nói của chủ thể nói năng trong hội thoại
 D. Là sự thay đổi luân phiên lần nói giữa những người đối thoại với nhau
9. Bộ phận nào được thay đổi trật tự trong câu: “Những cuộc vui ấy chị còn nhớ rất rõ.”
	A. Chủ ngữ
	B. Vị ngữ
	C. Định ngữ
	D. Bổ ngữ
10. Câu nào dưới đây mắc lỗi diễn đạt ?
	A. Học sinh lớp Một là một trình độ phát triển, có những đặc trưng riêng.
	B. Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
	C. Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận.
	D. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.
11. Các từ cầu khiến: “hãy, đừng, chớ, nên, cần, phải…” thuộc từ loại gì ?
	A. Phó từ
	B. Đại từ
	C. Quan hệ từ
	D. Tình thái từ

12. Câu“Xin đảm bảo mình sẽ trả sách cho cậu đúng hẹn” thể hiện mục đích nói gì?
	A. Xin lỗi
	B. Hứa hẹn
	C. Cam đoan
	D. Cảm ơn

Tự luận (7 điểm).
Câu 1 (1 điểm). Chép lại chính xác bài thơ: “Tức cảnh Pác Bó” (thơ Hồ Chủ tịch). 
Câu 2 (6 điểm). Nhân dân ta vốn có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Tuy nhiên, gần đây một số học sinh đã quên đi điều đó. Em hãy viết bài văn nghị luận để nói rõ cho các bạn ấy biết về truyền thống tốt đẹp đó của nhân dân ta.

Sở Giáo dục Đào tạo Đồng Nai
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Đề kiểm tra học kì II - Lớp 8

Trắc nghiệm: 3 điểm, mỗi câu đúng 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
D
B
D
D
A
C
D
D
A
A
C

Tự luận: 7 điểm.
Câu 1 (1 điểm). Chép lại chính xác bài thơ, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
	
Câu 2 (6 điểm). Nhân dân ta vốn có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Tuy nhiên, gần đây một số học sinh đã quên đi điều đó. Em hãy viết bài văn nghị luận để nói rõ cho các bạn ấy biết về truyền thống tốt đẹp đó của nhân dân ta.
1. Yêu cầu chung:Viết đúng kiểu bài nghị luận. 
- Về nội dung: Giải thích được câu tục ngữ Tôn sư trọng đạo và chứngminh truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. 
- Về hình thức: Bố cục phải có 3 phần rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, chặt chẽ, đúng ngữ pháp.
2. Dàn bài gợi ý:
a. Mở bài: Giới thiệu được câu tục ngữ, nêu ra được vấn đề ở đề bài cần giải thích. (0,5 điểm).
b. Thân bài: (5 điểm)
- Giải thích được từ ngữ và nội dung của câu tục ngữ: Câu tục ngữ nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: đề cao, tôn trọng, biết ơn thầy, cô giáo, những người luôn dạy dỗ kiến thức, những điều hay lẽ phải, đạo lý cho học trò; đồng thời dạy con người ta phải biết tôn trọng đạo lý, những đièu tốt đẹp trong truyền thống dân tộc (1 điểm).
- Xây dựng hệ thống luận điểm để giải thích và thuyết phục một số bạn học sinh đã quên đi điều đó, giúp họ hiểu về truyền thống tốt đẹp Tôn sư trọng đạo của dân tộc ta (1 điểm);
- Triển khai luận điểm bằng hệ thống các luận cứ sau (3 điểm):
	+ Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay.
	+ Hiện nay, có một số bạn đang quên đi truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, chính là biểu hiện của việc vi phạm đạo đức làm mất đi giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc ta.
	+ Các bạn nên hiểu, gìn giữ và tiếp nối truyền thống tốt đẹp Tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
c. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ (0,5 điểm).
Lưu ý:
Nếu bài văn đáp ứng được các yêu cầu về thể loại, hình thức nhưng nội dung sơ sài, chỉ được 3 – 4 điểm.
Nếu bài viết mắc nhiều lỗi về diễn đạt, câu, từ, chính tả… sẽ bị trừ điểm, 4 lỗi trừ 1 điểm.

NHÓM TUYỂN CHỌN, BIÊN TẬP, SỬA CHỮA:

1. Lê Thị Mỹ Hà
Viện CL&CT GD
2. Nguyễn Thuý Hồng
Viện CL&CT GD
3. Nguyễn Thị Hồng Vân
Viện CL&CT GD
4. Tạ Hồng Xoan
Trường THCS Phan Chu Trinh - Quận Ba Đình - Hà Nội

File đính kèm:

  • docDe kiem tra Ngu Van 8 so 6(1).doc