Đề khảo sát tháng 4 Năm học 2012-2013 môn: ngữ văn – lớp 8

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát tháng 4 Năm học 2012-2013 môn: ngữ văn – lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§Ò Kh¶o s¸t THÁNG 4 * n¨m häc 2012-2013
M«n: ng÷ v¨n – Líp 8
Ngµy 20/ 4 /2013 - Thêi gian: 90 phót
	--------------
Câu 1: (1.5 điểm)
a.Hành động nói là gì?
b.Nh÷ng c©u v¨n in ®Ëm sau thuéc hµnh ®éng nãi nµo?
+ ChÞ DËu rãn rÐn b­ng mét b¸t ®Õn chç chång n»m:
 - ThÇy em h·y cè ngåi dËy hóp Ýt ch¸o cho ®ì xãt ruét.
 	 (T¾t ®Ìn - Ngô Tất Tố)
+ “ Hång! Mµy cã muèn vµo Thanh Ho¸ ch¬i víi mÑ mµy kh«ng? ”
	 ( Trong lßng mÑ – Nguyªn Hång )
Câu 2: (2,5 điểm):
Đọc đoạn trích sau:
“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem ra khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”
a.Những câu văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
b.Viết đoạn văn khoảng 10 dòng phân tích nghệ thuật lập luận của đoạn 
trích trên?
Câu 3: (6 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm 
xúc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của 
Bác ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm.
Dựa vào bài thơ Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) hãy làm rõ nhận xét trên.










BIỂU ĐIỂM CHẤM NGỮ VĂN 8
Ng ày thi: 20/4/2013

Câu 1: 1,5 điểm 
Hành động nói : Hành động được thựchiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.(0,5 đ)
b.
+ ThÇy em h·y cè ngåi dËy hóp Ýt ch¸o cho ®ì xãt ruét.
->Hành động điều khiển (0,5 đ)
+Mµy cã muèn vµo Thanh Ho¸ ch¬i víi mÑ mµy kh«ng? ”
->H ành động hỏi (0,5 đ)
Câu 2: 2,5 điểm

- Những câu văn trên trích từ tác phẩm “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn (0,25 đ)
- Hoàn cảnh ra đời: năm 1010 Lý Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định rời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La (0,25 đ)
2 điểm 
Hs cần thực hiện theo yêu cầu:
- Về hình thức: Viết đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 10 dòng phân tích nghệ thuật lập luận của đoạn trích trên
- Về nội dung: Học sinh cần chỉ ra:
+ Đoạn văn viết theo lối quy nạp, câu nêu luận điểm nằm ở cuối đoạn
+ Các câu văn trong đoạn viết theo lối văn biền ngẫu sóng đôi
+ Đoạn văn đưa ra các luận cứ làm sáng tỏ luận điểm: sự thuận lợi về vị thế địa lí, sự thuận lợi về chính trị văn hoá.
->Hệ thống luận cứ xác đáng, phù hợp, lập luận chặt chẽ, những câu văn 
biền ngẫu sóng đôi đã có sức thuyết phục người đọc người nghe…
Câu 3: 6 điểm
Kiểu bài: Nghị luận
+Hình thức: bài viết có bố cục 3 phần mạch lạc, các luận điểm, luận cứ rõ ràng
+Nội dung : Phân tích bài thơ Ngắm trăng để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong đề bài
Về cơ bản hs cần đảm bảo được các ý sau:
1.Mở bài: 0.5 đ
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và dẫn vào lời nhận định
2.Thân bài: 5 đ
Học sinh cần tri ển khai các luận điểm sau:
- Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc: 1 đ
Cũng như biết bao bài thơ khác trong tập Nhật kí trong tù, bài thơ viết theo thể thơ tứ tuyệt giản dị, hàm súc, ghi lại cảnh ngộ, tâm trạng và cảm xúc của Bác trong một đêm trăng đẹp ở nhà tù Tưởng Giới Thạch…
- Ngắm trăng cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê của Bác: 2 đ
Mặc dù thiếu rượu, hoa, lại trong tư thế tù nhân chịu giam cầm, cùm trói, ăn đói mặc rách, nhưng trước đêm trăng đẹp Bác không thể cưỡng lại tình cảm đối với trăng… (câu 1,2)
Sau phút bối rối ban đầu, Bác vẫn thực hiện một cuộc ngắm trăng (c âu 3)
Mặc dù song sắt nhà lao chắn giữa người và trăng nhưng người và trăng vẫn giao hoà, giao cảm, hướng đến nhau bằng cả tấm lòng: người ngắm trăng - trăng ngắm người…
- Ngắm trăng cho thấy phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm: 2 đ
Bác vượt lên mọi thiếu thốn cực khổ của chốn lao tù, chủ động thực hiện cuộc vượt ngục tinh thần để ngắm trăng…
Từ chỗ là một tù nhân trong ngục (câu 1) Bác tự cho mình là người tự do 
(câu 3) và kết thúc bài thơ ko còn thấy hiện hữu nhà ngục, tù nhân mà chỉ thấy hiển hiện một vầng trăng và một thi gia…
->Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung ngay cả trong cảnh ngục tù cho thấy tâm hồn thi s ĩ và cốt cách chiến sĩ, chất tình, chất thép ở con người Hồ Chí Minh. Đó cũng là vẻ đẹp chung của những chiến sĩ cộng sản.
3.Kết bài: 0.5 đ
- Khái quát, khẳng định lại vấn đề.

 *GV căn cứ vào bài làm của hs để cho điểm phù hợp.












File đính kèm:

  • docDEDAP AN KHAO SAT VAN 8.doc