Đề kiểm tra học kỳ I, lớp 10 bổ túc THPT Lạng Sơn Năm học: 2011 - 2012 Môn: Ngữ Văn

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I, lớp 10 bổ túc THPT Lạng Sơn Năm học: 2011 - 2012 Môn: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, LỚP 10 BỔ TÚC THPT
 LẠNG SƠN NĂM HỌC: 2011 - 2012	
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn: Ngữ văn
 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
 (Đề gồm: 01 trang, 03 câu)
	




Câu1 (2 điểm): 
Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?

Câu2 (3 điểm): 
Viết một bài nghị luận (không quá 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng chơi game trong lứa tuổi học sinh hiện nay.

Câu 3 (5 điểm): 
Cảm nhận của anh/chị về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

 “Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”
(Ngữ văn 10, tập một, chương trình chuẩn,
 NXB Giáo dục, 2006, trang 129)


.............................Hết........................




Họ và tên học viên.....................................................................Số báo danh...............








SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I, LỚP 10 - BỔ TÚC THPT
 LẠNG SƠN NĂM HỌC: 2011 - 2012

HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn
(Hướng dẫn chấm gồm: 02 trang)


I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết điểm số của các ý(nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất tại Hội đồng chấm thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5(lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5 điểm: lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm).

II. Đáp án và thang điểm

Câu
 Hướng dẫn giải
Điểm



Câu 1
(2 điểm)
Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?


- Là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,...đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
0,5

- Những đặc trưng cơ bản:
+ Tính cụ thể
+ Tính cảm xúc
+ Tính cá thể
1,5

* Lưu ý: Học viên phải trình bày một cách chính xác, đầy đủ và rõ ràng mới được tối đa điểm.








Câu 2
(3 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về tình hình chơi game trong lứa tuổi học sinh hiện nay?


a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


b. Yêu cầu về kiến thức:
Học viên có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ các ý sau: 


- Nêu được vấn đề nghị luận.
0,5

- Game là một trò chơi giải trí hiện đại, có sức hấp dẫn rất lớn đến mọi lứa tuổi, nhất là học sinh, dư luận rất quan tâm.
0,5

- Game có tác dụng giải trí, phát triển trí tuệ, trở thành một môn thể thao.
- Lạm dụng sẽ làm lãng phí thời gian, tiền của, sức khoẻ; trò chơi bạo lực tác động tiêu cực đến tâm hồn và nhân cách; gây bất ổn xã hội, đất nước chậm phát triển.
0,5

- Nguyên nhân: có rất nhiều lợi ích; thiếu nhận thức đầy đủ tính hai mặt của trò chơi; xã hội, gia đình và nhà trường chưa quan tâm mạnh mẽ. 
0,5

- Giáo dục những hiểu biết về trò chơi; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; tăng cường quản lí hơn nữa; bản thân có hành động dứt khoát. 
0,5

- Đánh giá chung
0,5

* Lưu ý: 
- Chỉ cho điểm tối đa khi học viên đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Nếu học viên có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.









Câu 3
(5 điểm)
Cảm nhận về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.


a. Yêu cầu về kĩ năng:
Thể hiện được những hiểu biết cơ bản văn biểu cảm và văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: cảm xúc và suy nghĩ phải rõ ràng; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 


b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ Nhàn, học viên có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:


- Giới thiệu được ấn tượng bao trùm và đối tượng cần cảm nhận
0,5

- Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm; tính tình cương trực, khảng khái; từng đỗ Trạng nguyên, làm quan; ông còn là nhà thơ lớn của dân tộc. 
0,5

- Bài thơ thể hiện quan niệm sống rất độc đáo của ông: sống nhàn
+ Là sống hoà hợp với thiên nhiên, vui với cuộc sống dân dã, giản dị, thanh đạm.
+ Là lối sống, triết lí sống phủ nhận danh lợi, giữa cốt cách thanh cao.
1,5

- Vẻ đẹp nhân cách con người Nguyễn Bình Khiêm: một nhà nho chân chính, có chí lớn, luôn ý thức trách nhiệm vì dân vì nước, đứng trên những cám dỗ vật chất, giữ tâm hồn thanh thản, trong sạch,... 
1,0

- Nghệ thuật: sự kết hợp giữa trữ tình và triết lý; cách nói ẩn ý, thâm trầm, sâu sắc; sử dụng điển tích, biện pháp tu từ,...
1,0

- Đánh giá chung 
0,5

* Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa với những bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

	

................Hết..............


File đính kèm:

  • docde thi hoc ky 1 ngu van 10 GDTX.doc