Đề kiểm tra học kỳ 2 môn : văn - Lớp : 11 - cơ bản Năm học : 2010 –2011 Trường THPT CLC Chu Văn An

doc12 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 2 môn : văn - Lớp : 11 - cơ bản Năm học : 2010 –2011 Trường THPT CLC Chu Văn An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT CLC CHU VĂN AN 
Năm học : 2010 –2011
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2
Môn : VĂN - Lớp : 11 - Cơ bản
Thời gian làm bài : 90 phút




ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 11- BAN CƠ BẢN 

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì 2, môn Ngữ văn 11 của học sinh.
2. Khảo sát, bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 11 học kì 2 theo 3 nội dung quan trọng: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận.
Cụ thể: Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: 
- Nhớ được những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, thể loại các tác phẩm đã học.
- Hiểu và vận dụng các phạm vi kiến thức Tiếng Việt, Làm văn: 
- Vận dụng kiến thức văn học để giải quyết một vấn đề nghị luận văn học.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Trắc nghiệm kết hợp tự luận
Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm phần Trắc nghiệm trong 15 phút; phần Tự luận trong 75 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Liệt kê các Chuẩn KTKN của chương trình Ngữ văn 11, học kì 2;
Chọn các nội dung cần đánh giá;
Thực hiện các bước thiết lập ma trận.
Xác định khung ma trận:









































 Mức độ 

 Chủ đề
Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng

TN
TN
TN
TL

1. Tiếng Việt:
- Đặc điểm loại hình Tiếng Việt

Nhận biết Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập

- Vận dụng kiến thức để xác định được nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong câu
- vận dụng kiến thức để sử dụng từ trong câu cho phù hợp


Số câu 
Số diểm 
Tỉ lệ 
1 (Câu 7)

1 (Câu 5 )

2

0,25

0,25

0,5
2.Văn học:
- Lưu biệt khi xuất dương
- Chiều tối 
- Vội vàng 
- Tràng Giang 
- Đây thôn Vĩ Dạ
- Từ ấy 
- Người cần quyền khôi phục uy quyền
- Người trong bao

- Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm .
- Nhận biết chính xác nội dung của hai câu đầu trong tác phẩm “Chiều tối”
- Nội dung bài thơ Vội Vàng
- Tâm hồn thơ Huy Cận 




- Hiểu ý thơ của Hàn Mặc Tử ở câu thơ đó là gợi lên nỗi buồn chia lìa
- Biện pháp tu từ mà nhà thơ sử dụng ở 2 từ “mặt trời chân lí” “nắng hạ”
- Hiểu được tính bản chất, con người của Gia ve
- Bản chất của nhân vật Bê- li –cốp



Số câu 
Số diểm 
Tỉ lệ 
4c(12,6,8,4,)
3(3,9,11)


7

1
0,75


1,75
3. Làm văn:
- Nghị luận văn học
- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- Thao tác lập luận bình luận 
- Tác phẩm thuộc nghị luận văn học 
- Là hình thức đối – đáp nhằm thu nhận thông tin
-Biết tác dụng cảu thao tác lập luận bình luận 

- Vẽ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
- Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua hồn thơ: một hồn thơ quằn quại yêu, đau; trí tưởng tượng phong phú; hình ảnh thơ có sự hòa quyện giữa thực và ảo. 

Số câu 
Số diểm Tỉ lệ 
3( 1,2,10)


1
4

0,75


7,0
7,75
Số câu 
Số diểm 
Tỉ lệ 
10
 2,5
 

 25%

2
 0,5
 

 5%
1
 7,0


70%

13
 10.0
 100%


IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

TRƯỜNG THPT CLC CHU VĂN 
Năm học : 2010 –2011
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2
Môn : VĂN - Lớp : 11 - Cơ bản
Thời gian làm bài : 90 phút

I. Phần trắc nghiệm : (12 câu – 3 điểm)
1: Phỏng vấn là gì?
A . Là một hình thức đối thoại hỏi – đáp nhằm thu nhập thông tin 
B. Là một hình thức đăng tải thông tin nhiều phương tiện.
C. Là một hình thức tra cứu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
D. Là một hình thức họi thoại trong giao tiếp thông thường.[].
2: Trong các tác phẩm văn học nước ngoài sau tác phẩm nào là văn nghị luận ?
Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác	C. Tôi yêu em
B. Người cầm quyền khôi phục uy quyền. 	D. Người trong bao
3: Hai câu thơ “Gió theo lối gió, mây đường mây-Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay” gợi nỗi niềm:
A. Nỗi buồn chia lìa 
B. Nỗi niềm say đắm trước vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên.
C. Hững hờ, chán nản
D. Nỗi niềm gắn bó, yêu thương.
4: Trong các văn bản sau, văn bản nào ca ngợi tình yêu cao thượng, tự nguyện hi sinh vì hạnh phúc của người mình yêu?
 A. Người trong bao C. Tôi yêu em
 B. Bài thơ số 28 D. Tương tư
5: Từ nào dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển?
A. Bệnh (trong câu “Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”)
B. Nhớ (trong câu “Một người chín nhớ mười mong một người”)
C. Bệnh (trong câu “Nắng mưa là bệnh của giời”)
D. Mong (trong câu “Một người chín nhớ mười mong một người”)
6: Ý nào dưới đây diễn tả chưa chính xác nội dung hai câu đầu của bài thơ Chiều tối?
A. Điểm nhìn miêu tả của nhà thơ: bầu trời 
B. Nhà thơ miêu tả tỉ mỉ, chi tiết cảnh sắc thiên nhiên
C. Nhân vật trữ tình đồng cảm với cánh chim mỏi và chòm mây cô đơn.
D. Bức tranh buổi chiều nơi rừng núi: đẹp, yên tĩnh, thoáng buồn 
7: Nhận định nào sau đây không chính xác?
A. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đa âm tiết
B. Tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình
C. Về phương diện ngữ âm, mỗi tiếng trong tiếng Việt là một âm tiết.
D. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập
8: Nhận xét nào dưới đây chưa chính xác khi nói về nội dung phân cuối bài thơ Vội vàng?
A. Miêu tả bức tranh thiên nhiên bằng ngòi bút chấm phá tài hoa, đậm chất cổ điển
 B. Hàng loạt những động từ mạnh, tăng tiến dần, diễn tả sự khát khao giao cảm của thi sĩ
C. Tác giả sáng tạo những hình ảnh độc đáo, tươi mới, đầy sức sống
D. Nhịp thơ dồn dập, hối hả, sôi nổi, đến cuồng nhiệt được tạo nên bởi những câu thơ ngắn, dài xen kẽ cùng nhiều điệp từ có tác dụng tạo nhịp, ngắt nhịp nhanh, mạnh.
9: Trong bài thơ Từ ấy, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nào khi sử dụng hai hình ảnh “Nắng hạ”, “Mặt trời chân lí”?
A. Ẩn dụ	B. Nhân hóa	C. Hoán dụ.	D. So sánh
10: Tác dụng của bình luận không nhằm : 
 A. Phê bình cái sai, cái dở, lên án cái xấu, cái ác…
 B. Khẳng định cái đúng, cái hay, cái thật, cái lợi 
 C. Nhằm làm cho xã hội ngày càng tiến bộ.
 D. Giúp cho người đọc hiểu rõ vấn đề được bình luận.
11: Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, khi Gia-ve thét lên: “ mau lên” lời bình của người kể chuyện như thế nào?
A. Không còn là tiếng người mà là tiếng thú gầm.
B. Tiếng thét đó mới là uy lực làm sao.
Tiếng thét đó đã chứng tỏ sự uy quyền của Gia ve trước những thân phận khốn khổ.
Tiếng thét đó thật là man rợ.
12: Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu được sáng tác : 
 A. Ngay sau khi Duy tân hội mới được thành lập.
 B. Năm 1904, khi Phan Bội Châu nhận nhiệm vụ xuất dương sang Nhật . 
 C. Trong buổi chia tay các đồng chí để lên đường sang Nhật năm 1905. 
 D. Trong thời gian ở Nhật để đặt cơ sở đào tạo cốt cán cho phong trào cách mạng trong nước. 

-----------------------------------------------

 





























TRƯỜNG THPT CLC CHU VĂN AN
Năm học : 2010 –2011
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2
Môn : VĂN-Lớp : 11-Cơ bản
Thời gian làm bài : 90 phút

	II. Phần tự luận : ( 7 điểm)
	
	Phân tích đoạn thơ sau : 

“ Sao anh không về chơi thôn Vỹ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
	…
( Trích “Đây thôn Vỹ Dạ” (Hàn Mặc Tử) – SGK lớp 11- NXB Giáo dục 2007) 





























V.HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
A. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
- Học sinh trả lời đúng mỗi câu hỏi trắc nghiệm được 0,25 điểm.
- Đáp án có gạch chân là đáp án đúng.
B. PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm): 

HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 11
(KIỂM TRA HỌC KÌ II )

CÂU
ĐÁP ÁN
Điểm

a/ Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
- Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn cảm xúc, gợi hình. Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu. 
b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được một số ý sau: 
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận.

- Phân tích được bức tranh phong cảnh và con người xứ Huế trong khổ thơ thứ nhất
+ Cảnh ấm áp, rực rỡ, tinh khiết của buổi sớm mai trong trẻo, gợi cảm nhưng mơ hồ, hư ảo, không dễ nắm bắt.
+ Con người xuất hiện trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng, hồn hậu của người Huế, tâm hồn Huế.
-> Gợi về khát khao mong mỏi, nỗi niềm trắc ẩn của nhà thơ về nhưng kỷ niệm nao lòng về thơ, về tình yêu, về cuộc đời 
 
- Phân tích rõ sự đổi khác của cảnh và tình trong khổ thơ thứ 2
+ Cảnh: chia lìa, hắt hiu làm quặn thắt nỗi buồn đau và thất vọng của nhà thơ vì bệnh tật.
+ Không đến được với Huế bằng hình hài, nhà thơ thả mình theo trăng để mộng ước, để trông chờ, khắc khoải ước mong về tình yêu, hạnh phúc nhưng vẫn là ảo vọng, hoài nghi bởi nhà thơ đang phải đối mặt với những giây phút cuối cùng của cuộc đời.
+ Càng đau đớn, khắc khoải nhà thơ lại càng khát khao tìm gặp được tri âm, hy vọng được gắn bó với cuộc đời
+ Phân tích được những hình ảnh thực, ảo và cách dùng từ độc đáo khơi sâu nỗi đau đang chà xát tâm hồn nhà thơ .
 -Vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ. 

-Đánh giá chung vấn đề nghị luận.

Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức
- Giáo viên mạnh dạn cho điểm tối đa đối với các bài viết sáng tạo, chú ý đến diễn đạt, hành văn, trau chuốt trong dùng từ, đặt câu, trình bày đẹp, khoa học ..






0,5

2,5










2,5








1,0

0,5

1
CỘNG
7 điểm


























 	V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
PHẦN TỰ LUẬN 

HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 11
(KIỂM TRA HỌC KÌ II )

CÂU
ĐÁP ÁN
Điểm
Câu 1
a/ Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
- Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn cảm xúc, gợi hình. Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu. 
b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được một số ý sau: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, cảm hứng chủ đạo của Hàn Mặc Tử khi viết bài thơ “Đây thôn Vỹ Dạ”
- Nêu được những nét chính ND đoạn thơ: Là bức tranh vẽ bằng tâm tưởng về cảnh và con người xứ Huế để làm sống dậy những kỷ niệm về 1 mối tình, làm quặn thắt nỗi đau của 1 cuộc đời bất hạnh.

- Phân tích được bức tranh phong cảnh và con người xứ Huế trong khổ thơ thứ nhất
+ Cảnh ấm áp, rực rỡ, tinh khiết của buổi sớm mai trong trẻo, gợi cảm nhưng mơ hồ, hư ảo, không dễ nắm bắt.
+ Con người xuất hiện trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng, hồn hậu của người Huế, tâm hồn Huế.
-> Gợi về khát khao mong mỏi, nỗi niềm trắc ẩn của nhà thơ về nhưng kỷ niệm nao lòng về thơ, về tình yêu, về cuộc đời 
+ Nghệ thuật dùng câu, dùng từ đặc sắc càng làm tôn vẻ đẹp của cảnh và ngưới xứ Huế
 
- Phân tích rõ sự đổi khác của cảnh và tình trong khổ thơ thứ 2
+ Cảnh: chia lìa, hắt hiu làm quặn thắt nỗi buồn đau và thất vọng của nhà thơ vì bệnh tật
+ Không đến được với Huế bằng hình hài, nhà thơ thả mình theo trăng để mộng ước để trông chờ, khắc khoải ước mong về tình yêu, hạnh phúc nhưng vẫn là ảo vọng, hoài nghi bởi nhà thơ đang phải đối mặt với những giây phút cuối cùng của cuộc đời.
+ Càng đau đớn, khắc khoải nhà thơ lại càng khát khao tìm gặp được tri âm, hy vọng được gắn bó với cuộc đời
+ Phân tích được những hình ảnh thực, ảo và cách dùng từ độc đáo khơi sâu nỗi đau đang chà xát tâm hồn nhà thơ .
- Tóm lược ND đã phân tích, có liên hệ thực tế
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức
- Giáo viên mạnh dạn cho điểm tối đa đối với các bài viết sáng tạo, chú ý đến diễn đạt, hành văn, trau chuốt trong dùng từ, đặt câu, trình bày đẹp, khoa học ..






0,25

0,25



2

(0,5)

(0,5)

(0,5)

(0,5)


2,5

(0,75)


(0,75)

(0,5)

(0,5)

1,0

1
CỘNG
6 Đ

File đính kèm:

  • docjdfjjfjfkdfkldfjkjjklgkklfsd;lagjero (9).doc