Đề kiểm tra học kì II Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2008-2009 - Sở GD&ĐT Tiền Giang

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2008-2009 - Sở GD&ĐT Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học........................................ Lớp: ................
Họ tên học sinh: .......................................
Thứ .......... ngày  tháng .. năm ...... ..
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Năm học: 2 008 – 2 009
MÔN KIỂM TRA: Tiếng Việt (đọc hiểu) – Lớp 3
Thời gian làm bài: 30 phút.
Cuộc chạy đua trong rừng
Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.
Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch
Ngựa Cha thấy thế, bảo:
- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là
bộ đồ đẹp.
Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:
- Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ thắng mà.
Tiếng hô “Bắt đầu !” vang lên. Các vận động viên rần rần chuyển động. Vòng thứ nhấtVòng thứ haiNgựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khoẻ khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Gai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú chạy tập tễnh và cuối cùng dừng hẳn lại. Nhìn bạn bè lướt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.
Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất.
Theo Xuân Hoàng
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:
1. Để tham dự cuộc thi chạy, Ngựa Con đã chuẩn bị bằng cách:
a	luyện tập không mệt mỏi.
b	trau chuốt hình thức bên ngoài. c	đóng lại bộ móng.
2. Ngựa Cha đã khuyên nhủ Ngựa Con:
a	thay bộ đồ khác cho đẹp hơn.
b	chải lại cái bờm cho ra dáng một nhà vô địch.
c	xem lại bộ móng để tham dự cuộc thi.
3. Ngựa Con không đạt kết quả trong buổi hội thi vì:
a	nhường chiến thắng cho các con vật khác.
b	luyện tập quá sức gây mệt mỏi.
c	chủ quan, chuẩn bị không chu đáo.
4. Ngựa Con rút ra được bài học:
a	không được chủ quan dù là việc nhỏ nhất
b	luyện tập nhiều hơn nữa để chiến thắng.
c	có mẹo để chạy không mất sức.
5. Trong câu: “Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.”, bộ phận trả lời cho câu hỏi: “Để làm gì” là:
a	Ngày mai.
b	mở hội thi chạy.
c	chọn con vật nhanh nhất.
6. Dấu phẩy được dùng đúng nhất trong các câu sau là:
a	Vì chủ quan, Ngựa Con đã thua cuộc. 
b	Vì chủ quan Ngựa Con, đã thua cuộc. 
c	Vì, chủ quan, Ngựa Con đã thua cuộc.
UBND TỈNH TIỀN GIANG	CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN CHÁNH
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II, Năm học: 2 008 – 2 009
MÔN : Tiếng Việt (Viết) - Lớp 3
Thời gian làm bài:	- Chính tả: 20 phút;
- Tập làm văn: 35 phút.
(Không kể thời gian đọc và chép đề)
I. Chính tả ( 5 điểm)
Bài viết:	Con cò
Một con cò trắng đang bay chầm chậm bên chân trời. Vũ trụ như của riêng nó, khiến con người ta vốn không cất nổi chân khỏi đất, cảm thấy bực dọc vì cái nặng nề của mình. Con cò bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất, dễ dãi, tự nhiên như mọi hoạt động của tạo hoá. Nó thong thả đi trên doi đất.
Rồi nó lại cất cánh bay, không gây một tiếng động trong không khí.
Theo Đinh Gia Trinh
* Cách tiến hành:

- Đọc cả bài viết cho học sinh nghe;
- Đọc từng từ, cụm từ cho học sinh viết (2-3 lần);
- Đọc cả bài cho học sinh dò lại bài viết.
II. Tập làm văn (5 điểm)
Đề bài: Dựa vào các gợi ý dưới đây, em hãy viết một bức thư ngắn (từ 8 đến 10 câu) cho một người bạn ở nơi xa mà em chưa hề quen biết để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
Gợi ý:
1/ Ghi rõ:
a. Nơi viết thư, ngày, tháng, năm.
b. Lời xưng hô
2/ Lí do để em viết thư cho bạn:
a. Em biết tin về bạn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình,
b. Em biết về nơi bạn đang sinh sống qua bài học, báo chí, truyền hình,
3/ Nội dung bức thư:
a. Em tự giới thiệu về mình. b. Làm quen
c. Hỏi thăm bạn.
d. Bày tỏ tình cảm của em đối với bạn.
4/ Cuối thư:
a. Lời chào.
b. Chữ kí và ghi họ tên.
* Cách tiến hành:
- Đọc đề, ghi đề bài và gợi ý lên bảng lớp;
- Học sinh không cần chép lại đề bài và tự làm bài.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
Năm học: 2 008 – 2 009
Môn : Tiếng Việt – Lớp 3.
I. Đọc hiểu (4.0 điểm):
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
b
c
c
a
c
a
Điểm
0.5
0.5
0.5
0.5
1.0
1.0
II. Viết (10 điểm):
1. Chính tả (5.0 điểm):
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, trình bày đúng hình thức, chữ viết rõ ràng, chân phương,
sạch đẹp: 5.0 điểm;
+ Sai mỗi lỗi chính tả về: âm đầu, vần, tiếng, viết hoa không đúng qui định trừ 0.5 điểm;
+ Sai mỗi lỗi chính tả về dấu thanh trừ 0.25 điểm.
* Bài viết có chữ viết không rõ ràng, không đúng qui định hoặc trình bày bẩn, trừ cả bài 1.0 điểm.
2. Tập làm văn (5.0 điểm):
a/ Bài viết đạt 5.0 điểm, yêu cầu đầy đủ các yếu tố:
+ Viết được đoạn văn ngắn thuộc thể loại văn viết thư theo yêu cầu và các gợi ý của đề bài có độ dài đoạn viết từ 8 đến 10 câu.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không sai lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng yêu cầu của một bức thư, bài viết sạch, đẹp, không bôi xoá.
- Trình tự hợp lí, diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật.
b/ Tuỳ theo mức độ làm bài của học sinh: sai sót về ý, từ, câu, kỹ năng diễn đạt, chữ viết,
giáo viên có thể ghi các điểm như sau: 4.5 - 4.0 - 3.5 - 3.0 - 2.5 - 2.0 - 1.5 - 1.0 - 0.5.
* Bài viết trình bày không sạch, không đẹp, chữ viết không đúng qui định trừ cả bài viết 1.0 điểm.
Cách tính điểm học kì môn Tiếng Việt:
Ø Điểm kiểm tra đọc = điểm kiểm tra đọc thành tiếng + điểm kiểm tra đọc hiểu;
Ø Điểm kiểm tra viết = điểm kiểm tra chính tả + điểm kiểm tra tập làm văn;
Ø Điểm kiểm tra môn Tiếng Việt = (điểm kiểm tra đọc + điểm kiểm tra viết):2.
* Ghi chú:
v Điểm kiểm tra đọc và viết: Không làm tròn số (lấy đến 2 chữ số thập phân).
v Điểm kiểm tra Tiếng Việt được làm tròn như sau:
ü Nếu phần thập phân nhỏ hơn 0.5 thì làm tròn thành 0 (không);
ü Nếu phần thập phân bằng hoặc lớn hơn 0.5 thì làm tròn thành 1.0 (một).

File đính kèm:

  • docDe KT hoc ky 2.doc