Đề kiểm tra học kì II Tiếng việt Lớp 2 (Có đáp án) - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Hoài Nhơn

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Tiếng việt Lớp 2 (Có đáp án) - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Hoài Nhơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Hoài Nhơn 
Trường 
Họ và tên :...........................................
Lớp : .Số báo danh:...........
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
 NĂM HỌC: 2012-2013
Môn: Đọc hiểu 2 
Thời gian: 30 phút (không kể thời gian phát đề ) 
MP
Điểm 
Chữ kí giám khảo 1 
Chữ kí giám khảo 2 
Mã phách 
Học sinh đọc thầm bài Tập đọc sau từ 10 -12 phút sau đó làm các bài tập bên dưới
Con Ngựa kiêu căng
	Ngày xưa có bác nông dân mua được chú ngựa choai, đặt tên là Ngựa Non. Thương chú ngựa còn non, bác nông dân chưa bắt chú làm việc. Ngựa Non thấy những con vật khác phải làm còn mình được chơi sinh ra kiêu căng, chẳng coi ai ra gì. Gặp anh Chó Vàng, cô Mèo Mướp, Ngựa Non đều co giò đá họ để ra oai.
	Thấy Ngựa Non nhàn rỗi sinh hư, bác nông dân bèn cho nó thồ hàng lên chợ. Nó vừa thồ vừa thở phì phò. Tới đỉnh dốc, nó được bác cho nghỉ để lấy lại sức. Nhìn thấy thím Bò đang nằm nghỉ dưới bóng mát, nó quen thói cũ, đuổi thím đi. Nó còn dọa đá thím nếu thím không chịu đi. Thấy Ngựa Non hung hăng, Bò liền đứng dậy, co chân đá “bịch” một cái vào ức Ngựa Non. Ngựa đau điếng. Nó đã được một bài học nhớ đời.
	Theo Hồ Phương
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất nội dung câu hỏi 1, 2, 3, 6A.
Câu 1. Em hiểu thế nào là “Ngựa choai”?
Ngựa choai nghĩa là con ngựa kiêu căng.	
Ngựa choai nghĩa là con ngựa lười biếng.
Ngựa choai nghĩa là con ngựa còn non.
d. Ngựa choai nghĩa là con ngựa hung hăng.
Câu 2. Nhân vật nào trong mẩu chuyện trên có tính kiêu căng?
	 a. Ngựa Non	 b. Thím Bò
	 c. Cả Ngựa Non và thím Bò d. Chó Vàng
Câu 3. Em hiểu “ bài học nhớ đời” của Ngựa Non là gì??
Đừng đánh nhau với con vật lớn hơn.
Không nên tranh chỗ có bóng mát.
Không nên đá các con vật khác.
Kiêu căng, hống hách sẽ bị trừng trị.
Câu 4. Ghi lại bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì? trong câu “Tới đỉnh dốc, nó được bác cho nghỉ để lấy lại sức.”
Câu 5: Tìm và ghi lại 2 từ chỉ đặc điểm có trong bài văn trên? 
Câu 6. A. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “ kiêu căng”?
	 a. Hống hách	 b. Khiêm tốn
	 c. Chăm chỉ d. Hung hăng
	 B. Đặt câu với từ tìm được ở câu A
Câu 7: Điền dấu phảy thích hợp vào câu văn sau:
	Trong vườn mùi hoa hồng hoa huệ thơm nức.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOÀI NHƠN
ĐỀ THI CUỐI KÌ II . 
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN : Chính tả - lớp hai 
Thời gian : 15 phút 
Giáo viên đọc đề bài và đoạn chính tả sau cho học sinh viết vào giấy có kẻ ô li. 
	Đồng lúa chín
	Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông. Lúa nặng trĩu bông, ngả đầu vào nhau, thoang thoang hương thơm. Từng cơn gió nhẹ làm cả biển vàng rung rinh như gợn sóng. Đàn chim gáy ở đâu bay về gù vang cánh đồng.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOÀI NHƠN
ĐỀ THI CUỐI KÌ II . 
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN : Tập làm văn - lớp hai 
Thời gian: 25 phút.
	Đề bài : Hãy viết một đoạn văn ngắn ( Từ 5 đến 7 câu ) nói về nghề nghiệp của một người thân trong gia đình em (ông, bà, bố, mẹ,...)
BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP HAI.
	I. CHÍNH TẢ: (5đ)
Không mắc lỗi chính tả , chữ viết rõ ràng, sạch sẽ được 5 điểm .
Cứ mắc 1 lỗi chính tả (sai phụ âm đầu, vần, thanh, viết hoa ) trừ 0,5 điểm .
Bài viết ở thang điểm 5, nếu chữ viết xấu, trình bày bẩn hoặc trình bày không đúng , không đạt yêu cầu về chữ viết bị trừ 1 điểm toàn bài.
	II. TẬP LÀM VĂN: (5đ)
Điểm 4,5 – 5: Bài viết đạt yêu cầu nói về nghề nghiệp của một người thân trong gia đình một (nêu được một số ý: tên nghề nghiệp, đặc điểm của nghề nghiệp đó, nghề nghiệp đó có ích như thế nào?..........). Văn gọn, sinh động, diễn đạt rõ ràng có hình ảnh, nội dung. Mắc không quá 2 lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả
Điểm 3,5 – 4: Nội dung bài viết khá. Văn gọn. Mắc không quá 4 lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt .
Điểm 2,5 – 3: Bài viết có nội dung tạm được. Diễn đạt một vài chỗ còn lủng củng. Mắc không quá 5 lỗi các loại .
Điểm 1 - 2: Nội dung bài viết còn sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi các loại. Một vài chỗ dài dòng, xa rời nội dung đề cho .
Điểm 0,5: Bài viết quá kém. Lạc đề hoàn toàn.
 * Toàn bài chữ xấu, trình bày bẩn trừ 1 điểm.
	III/ ĐỌC HIỂU : 4 điểm 
*Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Toàn câu 6 được 1 điểm
 + Câu 1: c Câu 2: a Câu 3: d Câu 6A: b
 + Câu 4: HS nêu đúng bộ phận: để lấy lại sức thì cho 0,5 điểm, thừa từ không ghi điểm.
 + Câu 5: HS ghi lại đúng 2 từ chỉ đặc điểm- 0,5đ; nếu chỉ đúng 1 từ ghi 0,25đ.(VD: kiêu căng, hung hăng, nhàn rỗi...). 
 + Câu 6B: HS đặt câu đúng với từ trái nghĩa tìm được ở câu A- 0,5đ; không có dấu cuối câu-0,25đ
 + Câu 7: Điền đúng 2 dấu phảy-0,5đ; Trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức.
 	*Lưu ý : Điểm đọc thành tiếng : 6 điểm ( các trường tự ra đề theo chuẩn kiến thức ) 

File đính kèm:

  • docKT CUOI KY 2.doc