Đề kiểm tra học kì II môn ngữ văn 8 năm học 2012-2013 Trường THCS Cao Thắng

doc7 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn ngữ văn 8 năm học 2012-2013 Trường THCS Cao Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-DDT QUẬN SƠN TRÀ
TRƯỜNG THCS CAO THẮNG
	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
	MÔN NGỮ VĂN 8
	 NĂM HỌC 2012-2013
	Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I-TRẮC NGHIỆM (3 điểm, từ câu 1 đến câu 8 mỗi câu đúng: 0.25 điểm, câu 9 mỗi ý đúng: 0.25đ)
	Đọc kỹ đoạn trích và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu mỗi câu trả lời đúng nhất.
	Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
	Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
	“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,
	Những con cá tươi ngon thân bạc trắng,
	Dân chài lưới làn da ngăm rám năng,
	Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
	Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
	Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
	(Trích ”Quê Hương”-Ngữ Văn 8 tập II)
1- Tác giả của bài thơ Quê Hương là ai?
A- Thế Lữ	B-Tế Hanh	C-Tố Hữu	 D-Vũ Đình Liên

2- Những câu thơ trên có nội dung chính là gì?
A- Giới thiệu chung về “làng tôi”.
B- Miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
C- Nỗi nhớ làng quê khôn nguôi của tác giả.
D- Cảnh thuyền cá trở về bến.

3- Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng những giác quan nào để cảm nhận?
A- Khứu giác B- Thị giác C- Vị giác D- Cả A, B, C đều đúng

4- Hai câu thơ: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
	Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” 
thể hiện điều gì?
A- Sự gắn bó máu thịt giữa người dân chài với biển khơi.
B- Vị mặn mòi của biển khơi.
C- Người dân chài khoẻ mạnh kiên cường.
D- Người dân chài đầy vị mặn.

5- Hình ảnh người dân chài được miêu tả như thế nào?
A- Chân thực, hào hùng.	 C- Hùng tráng, kỳ vĩ
B- Lãng mạn, hùng tráng. D- Vừa chân thực vừa lãng mạn

	Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi 6, 7:
	“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
	Khắp dân làng tấp nập đón ghe về”

6- Xét theo mục đích nói, hai câu thơ trên thuộc kiểu câu gì?
A- Câu nghi vấn	C- Câu cầu khiến
B- Câu trần thuật	D- Câu cảm thán

7- Hai câu thơ trên thuộc hành động nói nào?
A- Trình bày	C- Hỏi
B- Điều khiển	D- Bộc lộ cảm xúc

8- Câu nào sau đây nhấn mạnh đặc điểm của sự vật?
A- Quê hương anh nước mặn, đồng chua
B- Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
C- Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
D- Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

9. Hãy sắp xếp tên văn bản tương ứng với tác giả và thể loại trong bảng dưới đây:
Tên tác phẩm
Tên tác giả
Thể loại
I. Nước Đại Việt ta
1. Trần Quốc Tuấn
A. Cáo
II. Hịch tướng sĩ
2. Lí Công Uẩn
B. Tấu
III. Bàn về phép học
3. Nguyễn Trãi
C. Chiếu
IV. Chiếu dời đô
4. Nguyễn Thiếp
D. Hịch 


II. Tự luận (7 điểm)
1- Chép thuộc bài thơ dịch: Ngắm trăng (Vọng nguyệt), nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ và cảm nhận của em về Bác Hồ qua bài thơ (2 điểm).
2- Tập làm văn (5 điểm)
	Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Bác Hồ có viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em.”
	Em hãy giải thích lời dạy của Bác Hồ.
	-Hết-

I. Trắc nghiệm
1. B
2. D
3. D
4. A
5. D
6. B
7. A
8. A

9.
Tên tác phẩm
Tên tác giả
Thể loại
I. Nước Đại Việt ta
3. Nguyễn Trãi
A. Cáo
II. Hịch tướng sĩ
1. Trần Quốc Tuấn
D. Hịch 
III. Bàn về phép học
4. Nguyễn Thiếp
B. Tấu
IV. Chiếu dời đô
2. Lí Công Uẩn
C. Chiếu

II. Tự Luận
Câu 1:
a) Dịch thơ: Trong tù không rượi cũng không hoa,
	Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
	Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
	Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
b) Hoàn cảnh ra đời và cảm nhận
	Tháng 8-1942, Người bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế cho Cách Mạng Việt Nam. Khi đến Quảng Tây-Trung Quốc Bác đã bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt. Trong thời gian ở tù Người đã sáng tác tập “Nhật ký trong tù” trong đó có bài “Ngắm Trăng”: Vào đêm đầu tiên trước rằm kể từ ngày Người bị bắt, đây là đêm rằm đầu tiên Người ngắm trăng vàng rực rỡ là một đêm trăng rất đẹp khiến cho Người thật khó hửng hờ và “Ngắm trăng” từ đó ra đời.
Bác đã quên đi trong phút chốc cái hiện thực phũ phàng, nghiệt ngã chốn lao tù để thảnh thơi mà “thưởng nguyệt” như cái thú thanh cao của thi sĩ muôn đời. Vẻ đẹp thiên nhiên ở đây giản dị mà độc đáo : ánh trăng soi qua khung cửa sổ nhà lao và trở thành tri âm, tri kỉ của người tù.Cách ngắm trăng độc đáo có một không hai ấy thể hiện tâm hồn nghệ sĩ đa cảm và tinh tế. Trăng làm đẹp người, người làm đẹp trăng. Cái nhìn thi vị hóa của Bác khiến trăng thêm đẹp và vẻ đẹp của trăng làm cho tâm hồn Bác rung động sâu xa như tâm hồn thi sĩ. Giữa trăng với người có mối giao hòa đặc biệt.

Câu 2:	Bài làm
	Bác Hồ, vị lãnh tụ cách mạng muôn vàn yêu quí của dân tộc Việt Nam. Người quan tâm đặc biệt đến thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Ngay trong những ngày đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, dù bận trăm công ngàn việc, Bác vẫn dành thì giờ viết thư gửi các cháu học sinh nhân ngày khai trường. Trong thư, Bác đã ân cần dặn dò: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.”Lời Bác Hồ dạy đã được bao thế hệ học sinh ghi nhớ và cố gắng thực hiện. Bác đã chỉ rõ cho lớp trẻ hiểu rằng, việc học tập của học sinh hôm nay sẽ quyết định tương lai đất nước ngày mai. Vì thế, học sinh cần cố gắng học tập tốt để làm vẻ vang cho đất nước. Trong thời đại hiện nay, sức mạnh một dân tộc không phải chỉ ở binh hùng tướng mạnh mà còn là sức mạnh của trí tuệ, của khoa học kĩ thuật, của kinh tế hùng cường. Các nước lớn trên thế giới như Mĩ, Nhật, Anh, Pháp, … đều có nền kinh tế rất phát triển. Đối với nước ta, điều đó chỉ thành hiện thực khi chủ nhân của đất nước là những người có trình độ học vấn cao, có khả năng hòa nhập với trình độ văn hóa của thế giới. Muốn vậy, không còn cách nào khác là chúng ta phải ra sức học tập thật tốt, học liên tục, không ngừng. “Học, học nữa, học mãi”. Quá trình học tập ở trường là thời gian cần thiết để học sinh tiếp thu những kiến thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy được qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhờ tích cực học tập, khi lớn lên, học sinh sẽ trở thành những công dân có kiến thức, có trình độ cao để xây dựng đất nước tiến kịp thời đại. Nhà nước chăm lo, tạo điều kiện cho tất cả trẻ em đến tuổi đều được đi học chính là vì tương lai lau dài của đất nước. Thực tế cho thấy, thành tích học tập xuất sắc của học sinh Việt Nam đã làm vẻ vang cho tên tuổi nước nhà. Từ những năm bảy mươi đến nay, năm nào nước ta cũng có học sinh dự thi Toán, Tin học, Tiếng Anh, tiếng Pháp … quốc tế và đoạt được giải cao. Trong các buổi lễ trao giải, quốc kì Việt Nam đã tung bay trong gió cùng quốc kì các dân tộc khác trên khắp năm châu. Quả là học sinh nước ta đã làm vẻ vang cho đất nước đúng như Ý nguyện của Bác Hồ. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhiều người tài giỏi đã thực sự dồn hết tâm huyết để xây dựng sự nghiệp và đạt được những thành công đáng kể. Đó là kết quả của những tháng ngày học tập miệt mài những kiến thức trong nhà trường và ngoài cuộc đời. Nhờ kiên trì học tập mà trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được nâng lên, cuộc sống của bản thân, gia đình được ấm no đầy đủ, đồng thời họ cũng góp phần thiết thực, hữu ích để xây dựng đất nươc ngày một hùng cường. Hồ Chủ tịch khuyên nhủ, động viên học sinh học tập tốt ngay từ ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Khi ấy, nước ta vừa thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, thực trạng đất nước vô cùng đói nghèo và lạc hậu. Hơn chín mươi phần trắm dân chúng mùy chữ. Nạn đói vừa cướp đi một phần mười dân số, nhưng Hồ Chủ tịch đã hi vọng, tin tưởng rất nhiều vào tương lai, và người đã gửi gắm niềm tin, niềm hi vọng ấy vào thế hệ trẻ. Với lời lẽ chân thành, tha thiết, Hồ Chủ tịch đã làm cho các thế hệ học sinh nhận thức rõ hơn về trách nhiệm học tập của mình trước đất nước và dân tộc. Tuy Bác đa đi xa, nhưng mỗi năm khi đến ngày khai trường, hàng triệu học sinh lại cùng nhau ôn lại lời căn dặn của Bác để cố gắng học tập tốt hơn, đáp lại lòng mong mỏi của Người là làm cho non sông Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu./. 

Lưu ý: Phần Trắc nghiệm các bạn có thể chép lại và làm giống y chang như vậy. Nhưng riêng phần Tự Luận thì những bài làm trên chỉ mang tính tham khảo, các bạn không nên chép lại hết mà nên dựa vào đó để viết bài hoàn chỉnh hơn hoặc tự viết (học sinh chúng ta là những nhân tài trong phong trào viết văn mà ).
	- Chúc các bạn thi tốt -

File đính kèm:

  • docDe thi Hoc ky II lop 8 Co cau giai.doc
Đề thi liên quan