Đề thi Giáo viên dạy giỏi THCS năm 2012-2013

doc26 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề thi Giáo viên dạy giỏi THCS năm 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC 

Câu 1 (3 điểm)
	Để thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013, anh (chị) phải làm gì?
 Câu 2 (2 điểm)
	Anh (chị) hãy nêu trách nhiệm của tổ chuyên môn trong việc đổi mới phương pháp dạy học? Hãy trình bày ngắn gọn về những ưu điểm và hạn chế của việc sinh hoạt chuyên môn tại nơi anh (chị) đang công tác. Đề xuất các giải pháp để khắc phục những hạn chế vừa nêu.
 Câu 3 (2,5 điểm)
	Anh (chị) hãy trình bày các bước xây dựng kế hoạch bài học theo phương pháp dạy học tích cực. Hãy xây dựng kế hoạch bài học cho 1 tiết trong chương trình giảng dạy của anh (chị).
 Câu 4 (2,5 điểm)
	Anh (chị) hiểu như thế nào về phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực? Theo anh (chị) phải thực hiện phương pháp nào để nâng cao hiệu quả dạy học. Hãy nêu 5 đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực và những dấu hiệu về đổi mới phương pháp dạy học. Trình bày một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
HƯỚNG DẪN CHẤM
 Câu 1 (3 điểm) 
	1. Thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục. Thực hiện hướng dẫn dạy học các bộ môn trong trường THCS. Thực hiện nội dung dạy học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý địa phương cấp THCS. Lồng ghép và tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo;…ở một số nội dung môn học và các hoạt động giáo dục. Chú trọng giáo dục giá trị, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 
	2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá:
* Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
- Chú trọng tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học; phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm; hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tự học. Chú trọng công tác phụ đạo học sinh yếu.
- Đẩy mạnh việc vận dụng các phương pháp thực hành trong các môn học; bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp gắn với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá, rèn luyện kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội của học sinh.
* Tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá. 
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tư số 58/2011/TT-BGD&ĐT ngày 12/12/2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT.
- Nâng cao chất lượng các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành; kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan. Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề kiểm tra cho mỗi chương và cả chương trình môn học, đáp ứng chuẩn KT-KN của chương trình giáo dục phổ thông, bám sát nội dung sách giáo khoa. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ của học sinh. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình. Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, đánh giá học sinh khách quan, trung thực, công bằng, đúng năng lực thực chất của học sinh.
3. Sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng tăng cường các hoạt động trao đổi, thảo luận theo các chuyên đề, nội dung giảng dạy, dự giờ, rút kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong giảng dạy; đổi mới hình thức và nội dung sinh hoạt chuyên môn liên trường, cụm trường, nâng cao năng lực nghề nghiệp. 
Tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên do Bộ GD&ĐT quy định. Câu 2 (2 điểm)
	* Trách nhiệm của tổ chuyên môn trong việc đổi mới PPDH:
	- Phải xây dựng GV cốt cán về đổi mới PPDH.
	- Thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của GV, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
	- Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những giáo viên tích cực đổi mới PPDH và thực hiện đởi mới PPDH có hiệu quả.
	* Những ưu điểm và hạn chế của việc sinh hoạt chuyên môn. Các giải pháp để khắc phục hạn chế trên.
	Trình bày được ưu điểm, hạn chế và các giải pháp khắc phục hạn chế.
 Câu 3 (2,5 điểm)
	* Các bước xây dựng kế hoạch bài học bao gồm:
	- Xác định mục tiêu của bài học, căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình.
	- Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan để:
+ Hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học.
+ Xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở học sinh.
+ Xác định trình tự logic của bài học.
	- Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của hoc sinh.
+ Xác định những kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã có và cần có.
+ Dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.
	- Lựa chọn phương pháp, phương tiện thiết bị; hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp học sinh học tập tích cực, chủ động sáng tạo, phát triển năng lực tự học.
	- Xây dựng kế hoạch bài học: Xác định mục tiêu, thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh.
* Xây dựng được kế hoạch bài học cho 1 tiết trong chương trình giảng dạy.
Câu 4 (2,5 điểm)
	* Phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực:
	- Phương pháp dạy học truyền thống: Là mô hình dạy học lấy giáo viên làm trung tâm, giáo viên là người cung cấp kiến thức, phần lớn thời gian trên lớp dùng cho giáo viên giảng, học sinh nghe và ghi lại lời giảng của giáo viên. Năng lực của học sinh trong hoạt động nhận thức ít được phát huy ...
	- Phương pháp dạy học tích cực: Là mô hình dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Ngoài bài giảng của giáo viên, học sinh được tiếp xúc với nhiều nguồn kiến thức khác nhau: SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng trực quan, thực tế cuộc sống... Năng lực của học sinh trong hoạt động nhận thức được phát huy ...
	- Để nâng cao hiệu quả dạy học phải chuyển từ dạy học lấy "giáo viên làm trung tâm" sang dạy học "phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh". Tuy nhiên dạy học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ phương pháp dạy học truyền thống mà phải tiếp tục tận dụng các ưu điểm của phương pháp này. Cần kế thừa những giá trị của phương pháp dạy học truyền thống, kết hợp với việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực.
	* 5 đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực.
	- Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh.
	- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của học sinh
	- Dạy học phân hóa kết hợp với học tập hợp tác
	- Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn và với tự đánh giá
	- Tăng cường khả năng, kỹ năng vận dụng vào thực tế
	* Những dấu hiệu về đổi mới phương pháp dạy học:
	- Học sinh được hoạt động, được suy nghĩ, được nói nhiều hơn…
	- Vai trò của giáo viên: Thiết kế, tổ chức, định hướng, định chuẩn.
	- Quan hệ đánh giá: Thầy – trò, trò – trò, tự đánh giá.
	- Không khí lớp học sôi nổi, học sinh hứng thú, tích cực học tập…
	* Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả dạy học:
	- Thực hiện đổi mới việc sử dụng SGK, bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng...
	- Đổi mới thiết kế bài học, phát huy tính tích cực của học sinh...
	- Sử dụng lời nói sinh động và vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn...
	- Đổi mới việc sử dụng thiết bị dạy học và sử dụng thành tựu công nghệ thông tin...
	- Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
§Ò kh¶o s¸t chÊt l­îng gi¸o viªn n¨m häc 2009-2010
C©u 1. ( 5 ®iÓm)
H×nh ¶nh B¸c Hå qua c¸c t¸c phÈm ( V¨n b¶n) trong ch­¬ng tr×nh Ng÷ v¨n THCS.
C©u 2. ( 3 ®iÓm)
Ngoµi mét sè ph­¬ng ph¸p ®Æc thï trong d¹y häc ph©n m«n TiÕng ViÖt vµ TËp lµm v¨n nh­: Ph­¬ng ph¸p d¹y häc theo ®Þnh h­íng giao tiÕp; Ph­¬ng ph¸p rÌn luyÖn theo mÉu; th× cã mét ph­¬ng ph¸p kh¸ ­u viÖt vµ ph¸t huy ®­îc vai trß chñ ®éng, tÝch cùc cña häc sinh trong ho¹t ®éng d¹y vµ häc, ®ã lµ ph­¬ng ph¸p ph©n tÝch ng«n ng÷. Anh ( ChÞ ) h·y nªu b¶n chÊt, quy tr×nh thùc hiÖn, nh÷ng ­u ®iÓm vµ h¹n chÕ cña ph­¬ng ph¸p d¹y häc nµy, tõ ®ã ®­a ra vÝ dô minh häa.
C©u 3. ( 2 ®iÓm)
Tõ qu¸ tr×nh d¹y häc, anh ( ChÞ) h·y chØ ra thùc tr¹ng, nguyªn nh©n vµ nh÷ng gi¶i ph¸p ®Ó kh¾c phôc nh÷ng h¹n chÕ trong lµm v¨n cña häc sinh hiÖn nay.
Câu 1: (3 điểm)
 Đồng chí hãy trình bày các giải pháp đối với giáo viên được nêu trong Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 13/6/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Khóa XX về nâng cao chất lượng cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên giai đoạn 2011-2015; Đồng chí cần làm gì để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của huyện.
Câu 2: (2 điểm)
Đồng chí hãy trình bày nội dung sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinhh trung học phổ thông theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011, Ban hành Quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Câu 3. (1 điểm)
Tìm các thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá để diễn đạt các ý sau. 
	a) Sợ hãi, khiếp đảm đến mức mặt tái mét.
	b) Luôn kề cạnh bên nhau hoặc gắn bó chặt chẽ, khăng khít với nhau.
	c) Gan dạ, dũng cảm, không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm.
	d) Giống hệt nhau, đến mức tưởng chừng như cũng một thể chất.
Câu 4. (2 điểm):
Hãy viết một đoạn văn ngắn chỉ rõ cái hay của đoạn văn sau:
“ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.”
 (Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 5. (2 điểm): 
Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở đoạn thơ sau:

“ Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro em biết không?”
	(Vũ Quần Phương, Áo đỏ) 
	 Hết 
Câu: 1 (3 điểm)
+ Nêu được giải pháp thứ 3 (01 điểm)
- Chú trọng bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Tăng cường quản lý đội ngũ giáo viên về chất lượng thông qua việc đánh giá phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn của giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên các trường học.
- Đội ngũ giáo viên phải có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên; tích cực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy, cải tiến nội dung, phương pháp soạn giảng và công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh, phát huy tư duy sáng tạo, tiếp cận với kiến thức mới, hiện đại và tạo hứng thú học tập cho học sinh, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học trong các đơn vị trường học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
+ Cá nhân nêu được cụ thể các ý sau: ( 02 điểm).
- Chú trọng bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và chuyên môn
- Có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên; tích cực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy, cải tiến nội dung, phương pháp soạn giảng và công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh, phát huy tư duy sáng tạo, tiếp cận với kiến thức mới, hiện đại và tạo hứng thú học tập cho học sinh, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học trong các đơn vị trường học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. 
Câu: 2 (2 điểm)
SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
Điều 15. Lên lớp hoặc không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:
a) Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;
b) Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
2. Học sinh thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:
a) Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);
b) Học lực cả năm loại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;
c) Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học, môn đánh giá bằng điểm có điểm trung bình dưới 5,0 hay môn đánh giá bằng nhận xét bị xếp loại CĐ, để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình. 
d) Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn bị xếp loại yếu về hạnh kiểm.
Điều 16. Kiểm tra lại các môn học
Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ trung bình trở lên nhưng học lực cả năm học xếp loại yếu, được chọn một số môn học trong các môn học có điểm trung bình cả năm học dưới 5,0 hoặc có kết quả xếp loại CĐ để kiểm tra lại. Kết quả kiểm tra lại được lấy thay thế cho kết quả xếp loại cả năm học của môn học đó để tính lại điểm trung bình các môn cả năm học và xếp loại lại về học lực; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.
Điều 17. Rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè
Học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm học xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, hình thức rèn luyện do hiệu trưởng quy định. Nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè được thông báo đến gia đình, chính quyền, đoàn thể xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi học sinh cư trú. Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được Uỷ ban nhân dân cấp xã công nhận đã hoàn thành nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị hiệu trưởng cho xếp loại lại về hạnh kiểm; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.
Điều 18. Xét công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến
1. Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi.
2. Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở 

--------------

C©u 1: 
 §ång chÝ cho biÕt khi x©y dùng ®Ò kiÓm tra ®¸nh gi¸, nhÊt thiÕt ph¶i tu©n thñ c¸c b­íc trong quy tr×nh x©y dùng ®Ò. Tr×nh tù c¸c b­íc ®ã nh­ thÕ nµo ?
C©u 2:
	“Th¬ Ng­êi (B¸c Hå) nãi Ýt mµ gîi nhiÒu, lµ lo¹i th¬ cã mµu s¾c thanh ®¹m, cã ©m thanh trÇm lÆng, kh«ng ph« diÔn mµ nh­ cè khÐp l¹i trong ®­êng nÐt ®Ó cho ng­êi ®äc tù th­ëng thøc lÊy c¸i phÇn ý ë ngoµi lêi”.
	( R« -giª §¬ ny – Ph¸p)
	§ång chÝ h·y lµm s¸ng tá ý kiÕn trªn ?./.

--------------------------------------------

H­íng dÉn chÊm kh¶o s¸t gi¸o viªn THCS n¨m häc 2008 – 2009
M«n: Ng÷ v¨n
------------------
C©u 1: 4 ®iÓm - X©y dùng ®Ò kiÓm tra ®¸nh gi¸, nhÊt thiÕt ph¶i tu©n thñ c¸c b­íc trong quy tr×nh x©y dùng ®Ò. Tr×nh tù c¸c b­íc ®ã nh­ sau:
a)X¸c ®Þnh môc ®Ých kiÓm tra vµ néi dung kiÓm tra: môc ®Ých kiÓm tra lµ ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ nµo trong qu¸ tr×nh häc tËp cña häc sinh. Néi dung cÇn kiÓm tra, thêi gia, h×nh thøc kiÓm tra. §©y lµ b­íc ®Çu tiªn cã tÝnh ®Þnh h­íng còng lµ nguyªn t¾c khi x©y dùng ®Ò kiÓm tra ®¸nh gi¸. (0,75®)
	b) X¸c ®Þnh yªu cÇu vÒ kiÕn thøc, kÜ n¨ng cÇn ®¹t ®­îc. (0,75®)
- §Ó x¸c ®Þnh yªu cÇu cã thÓ tham kh¶o kÕt qu¶ cÇn ®¹t ë phÇn ®Çu cña mçi bµi trong SGK, phÇn Ghi nhí sau mçi bµi häc, tham kh¶o theo chuÈn kiÕn thøc vµ kÜ n¨ng trong ch­¬ng tr×nh Ng÷ v¨n THCS ban hµnh th¸ng 5 n¨m 2006 cña Bé GD & §T.
- C¨n cø vµo thêi gian kiÓm tra, víi bµi 1 tiÕt, 2 tiÕt trë lªn th× yªu cÇu khèi l­îng kiÕn thøc lín h¬n vµ ®é khã yªu cÇu cao h¬n, kÜ n¨ng tæng hîp lín h¬n… 
	c) LËp ma trËn c¸c c©u hái vµ møc ®é yªu cÇu (0,5 ®)
- Nh×n tæng qu¸t vÒ néi dung kiÓm tra, møc ®é kiÓm tra, vµ ®iÓm sè dµnh cho mçi lÜnh vùc kiÓm tra…
- Néi dung theo 4 møc ®é: nhËn biÕt; th«ng hiÓu; vËn dông ë møc ®é thÊp; vËn dông ë møc ®é cao. 
	d) Biªn so¹n c¸c c©u hái (0,5®)
- So¹n c©u hái cho c¸c ®Ò kiÓm tra, c¸c c©u hái cÇn t­êng minh, ng¾n gän, dÔ hiÓu, dÔ thùc hiÖn ®èi víi häc sinh.
- C¸c c©u hái cÇn ®­îc c©n nh¾c lùa chän ®¬n nghÜa, ë møc tèt nhÊt.
	®) So¹n ®¸p ¸n vµ biÓu ®iÓm (0,5)
- CÇn so¹n ®¸p ¸n vµ biÓu ®iÓm ®ã chÝnh lµ lêi gi¶i ®óng cho c¸c c©u hái.
- Khi ®Þnh ®iÓm cho c¸c c©u hái cÇn chó ý ®Ó ph©n lo¹i häc sinh, lo¹i TB, lo¹i kh¸, lo¹i giái, tuú theo ®èi t­îng ®Ó cã yªu cÇu cao h¬n…
	e) TiÕn hµnh kiÓm tra trong ph¹m vi hÑp (0,5)
	g) TiÕn hµnh cho häc sinh lµm bµi , tæng hîp kÕt qu¶(0,5®) 
C©u 2: 6 ®iÓm	
Më bµi: 0,5 ®iÓm
Giíi thiÖu vµi nÐt vÒ con ng­êi vµ sù nghiÖp cña B¸c.
Kh¸i qu¸t ®Æc ®iÓm næi bËt trong th¬ Ng­êi (B¸c) 
Th©n bµi: 5,0 ®iÓm
Gi¶i thÝch: Th¬ Ng­êi nãi Ýt mµ gîi nhiÒu…
Chøng minh: (träng t©m)ph©n tÝch mét sè bµi th¬ cña B¸c ®Ó chøng minh c¸c ý sau:
+/ Th¬ Ng­êi nãi Ýt mµ gîi nhiÒu 
+/ Th¬ cã mµu s¾c thanh ®¹m 
+/ Cã ©m thanh trÇm lÆng
+/Kh«ng ph« diÔn… ng­êi ®äc tù th­ëng thøc phÇn ý ë ngoµi lêi?
KÕt bµi : 0,5 ®iÓm
L­u ý: C¨n cø vµo bµi viÕt cña gi¸o viªn, c¸ch lµm s¸ng t¹o, tr×nh bµy râ r¸ng, lËp luËn chÆt chÏ, ng«n ng÷ trong s¸ng, giµu c¶m xóc cÇn cho ®iÓm cao. /.

CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 
1. Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị
Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân. 
2. Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp
Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh. 
3. Tiêu chí 3. Ứng xử với học sinh
Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt. 
4. Tiêu chí 4. Ứng xử với đồng nghiệp
Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục. 
5. Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học. 
Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục
1. Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục 
Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục. 
2. Tiêu chí 7. Tìm hiểu môi trường giáo dục 
Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục. 
Điều 6. Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học 
1. Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học 
Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. 
2. Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học 
Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.
3. Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học
Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học. 
4. Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học 
Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh. 
5. Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học 
Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học.
6. Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập 
Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh. 
7. Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học 
Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định. 
8. Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học. 
Điều 7. Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục
1. Tiêu chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục 
Kế hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. 
2. Tiêu chí 17. Giáo dục qua môn học 
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng. 
3. Tiêu chí 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục 
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng. 
4. Tiêu chí 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng 
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội... theo kế hoạch đã xây dựng. 
5. Tiêu chí 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục 
Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra. 
6. Tiêu chí 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh 
Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh. 
Điều 8. Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội
1. Tiêu chí 22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng 
Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường. 
2. Tiêu chí 23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội 
Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập. 
Điều 9. Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp
1. Tiêu chí 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện 
Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục. 
2. Tiêu chí 25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục 
Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục. 

Chương III
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN THEO CHUẨN
Điều 10. Yêu cầu của việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn
1. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Chuẩn phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực dạy học và giáo dục của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương. 
2. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn phải căn cứ vào kết quả đạt được thông qua các minh chứng phù hợp với các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn được quy định tại Chương II của văn bản này.
Điều 11. Phương pháp đánh giá, xếp loại giáo viên
1. Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí, tính theo thang điểm 4, là số nguyên; nếu có tiêu chí chưa đạt 1 điểm thì không cho điểm. 
Với 25 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 100. 
2. Việc xếp loại giáo viên phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí, thực hiện như sau:
a) Đạt chuẩn :
- Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100.
- Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89.
- Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn.
b) Chưa đạt chuẩn - loại kém: Tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí không được cho điểm.
Điều 12. Quy trình đánh giá, xếp loại
Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn được tiến hành trình tự theo các bước: 
Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 1); 
Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 2 và 3); 
Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại giáo viên (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 4); kết 

File đính kèm:

  • docDe thi GVDG nam 20122013 De 2 (1).doc