Đề kiểm tra học kì I - Môn: Sinh học 7 - Đề 2

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I - Môn: Sinh học 7 - Đề 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG 
TRƯỜNG THCS CHIỀNG SƠ 
ĐỀ 2
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN : SINH HỌC 7
Năm học : 2011 – 2012
Thời gian : 45 phút( không kể giao đề )
Tên Chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Các ngành giun
- Biết mổ động vật không xương sống 
- Trình bày được lợi ích của giun đất trongviệc cải tạo đất nông nghiệp .
- Hiểu được cơ chế lây nhiễm giun.
Số câu : 2
5 điểm= 50 %
Số câu : 1
Tỷ lệ : 40 %
Điểm : 2
Số câu : ½
Tỷ lệ :40%
Điểm : 2
Số câu : ½
Tỷ lệ : 20%
Điểm : 1
2. Động vật có xương sống 
- Trình bày được cấu tạo của đại diện lớp cá 
Số câu: 1
2 điểm= 20%
Số câu: 1
Tỷ lệ : 100%
Điểm : 2
3 Chân khớp 
- Nêu được vai trò của giáp xác trong tự nhiên và đối với việc cung cấp thực phẩm cho con người 
- Có kĩ năng mổ động vật không xương sống .
Số câu: 1
3 điểm=30 %
Số câu :1
Tỷ lệ : 100%
Điểm : 3
Tổng số câu= 4
Tổng số điểm: 10 = 100 %
Số câu: 2
Số điểm: 4 = 40%
Số câu: 1
Số điểm:3 =30%
Số câu: 1
Số điểm:3 =30%
PHÒNG GD & ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
TRƯỜNG THCS CHIỀNG SƠ 
ĐỀ 2
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN : SINH HỌC 7
Năm học : 2011 – 2012 
Thời gian : 45 phút 
( không kể thời gian giao đề )
 Câu 1 : ( 2 điểm ) Nêu các thao tác mổ giun đất ?
 Câu 2 : ( 2 điểm ) Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống bơi lặn ?
 Câu 3 : ( 3 điểm ) Vai trò thực tiễn của lớp giáp xác ? Tại sao khi mổ tôm phải đổ nước ngập cơ thể tôm ?
 Câu 4 : ( 3 điểm )Lợi ích của giun đất đối với trồng trọt như thế nào ? Do thói quen nào ở trẻ mà giun khép kín được vòng đời ?
 PHÒNG GD & ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG 
TRƯỜNG THCS CHIỀNG SƠ 
ĐỀ 2
ĐÁP ÁN , BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KÌ I 
MÔN : SINH HỌC 7
Năm học : 2011 – 2012 
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Bước 1 : Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ ,cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh gim 
- Bước 2 : Dùng kẹp kéo da , dùng kéo cắt một đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi .
- Bước 3 : Đổ nước ngập cơ thể giun .dùng kẹp phanh thành cơ thể ,dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể .
- Bước 3 : Phanh thành cơ thể đến đâu ,cắm gim tới đó , dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía dầu .
0,5
0,5
0,5
0,5
2
- Thân hình thoi, gắn với đầu thành một khối vững chắc,vảy là những tấm xương mỏng, có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày.
- Mắt không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước.
- Sự sắp xếp vảy trên thân khớp với nhau như ngói lợp.
- Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân.	
0,5
0,5
0,5
0,5
3
* Vai trò thực tiễn của chân khớp: 
-Có lợi:Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp và nghề thủ công.
 +Nguồn thực phẩm: tôm, cua... hàng ngày và xuất khẩu ,nguồn thiên địch chống sâu hại
-Có hại:Hại cho cây trồng ,hại lương thực, thực phẩm
 +Vật chủ trung gian truyền bệnh , trực tiếp kí sinh
* Vì nước làm nội quan ở trạng thái lơ lửng dễ gỡ ,dễ tách mà không sợ rách nát ,dễ quan sát vì nội quan sáng hơn và không chồng lên nhau .
0,5
0,5
0,5
0,5
1
4
* Lợi ích của giun đất : Làm tơi xốp đát , tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất .
- Làm tăng độ màu mỡ cho đất : do phân và chất bài tiết ở cơ thể giun thải ra .
* Do thói quen mút tay , đưa trứng vào miệng để khép kín vòng đời của giun .
1
1
1

File đính kèm:

  • docDe kiem tra hoc ki 1 lop 7.doc
Đề thi liên quan