Đề kiểm tra học kì I Địa 9

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Địa 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I : 2008 – 2009
Môn : ĐỊA LÍ 9
Thời gian : 60 phút
TRẮC NGHIỆM : (4 điểm) Mỗi câu 0,2 điểm. (Học sinh chọn đáp án đúng nhất)
Câu 1 : Việt Nam có bao nhiêu dân tộc :
60 dân tộc
54 dân tộc
45 dân tộc
52 dân tộc
Câu 2 : Dân tộc có dân số đông nhất là :
Tày
Chăm
Kinh (Việt)
Mường
Câu 3 : Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc thể hiện trong :
Tập quán, truyền thống của sản xuất
Ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán
Địa bàn cư trú, tổ chức xã hội
Phong tục tập quán
Câu 4 : Lễ hội đua voi và lễ hội đâm trâu là lễ hội của các dân tộc sống ở đâu?
Miền Đông Nam Bộ
Đồng Bằng Sông Cửu Long
Tây Nguyên
Miền núi Đông Bắc Bắc Bộ
Câu 5 : Loại nhạc cụ nào dưới đây là sản phẩm độc đáo của dân tộc Việt (Kinh) :
Đàn Tơ - rưng
Đàn Bầu
Đàn Đá
Đàn Klông - pút
Câu 6 : Muốn tỉ lệ % gia tăng dân số tự nhiên của 1 năm, ta phải :
Lấy tỉ suất sinh cộng với tỉ suất tử của năm đó
Lấy tỉ suất sinh trừ đi tỉ suất tử của năm đó
Lấy tỉ suất sinh nhân với tỉ suất tử của năm đó
Lấy tỉ suất sinh chia cho tỉ suất tử của năm đó
Câu 7 : Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là :
Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đồng Bằng sông Hồng
Duyên hải Nam Trung Bộ
Đông Nam Bộ
Câu 8 : Nhược điểm của nguồn lao động nước ta là gì?
Thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao
Đội ngũ khoa học kỹ thuật nhiều
Công nhân có tay nghề cao
Lực lượng lao động tập trung ở nông thôn
Câu 9 : Tỉ trọng cao của dân số thuộc nhóm tuổi 0 – 14 đã gây ra những khó khăn gì cho phát triển xã hội?
Văn hóa
Y tế, văn hóa, giáo dục
Giáo dục
Việc làm
Câu 10 : Công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta bắt đầu từ khi nào?
Năm 1976
Năm 1986
Năm 1996
Năm 2000
Câu 11 : Vùng nào của nước ta không giáp biển?
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
Đông Nam Bộ
Tây Nguyên
Câu 12 : Loại đất nào tập trung nhiều nhất ở vùng trung du, miền núi?
Đất phù sa
Đất đỏ Bazan
Đất Feralit
Đất mùn
Câu 13 : Loại đất nào tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng?
Đất phù sa
Đất đỏ Bazan
Đất Feralit
Đất mùn
Câu 14 : Loại cây nào không phải là cây lương thực?
Ngô 
Lạc
Khoai 
Sắn
Câu 15 : Chè là loại cây công nghiệp được trồng nhiều ở:
Đồng bằng sông Hồng
Đông Nam Bộ
Tây Nguyên
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 16 : Trong số các loài vật dưới đây, loài nào không sống ở Việt Nam?
Trâu
Bò 
Căng – gu – ru 
Ếch
Câu 17 : Dịch cúm H5N1 đã làm giảm đáng kể số lượng đàn gia súc, gia cầm nào của nước ta?
Đàn trâu
Đàn lợn
Đàn bò
Đàn gà, vịt 
Câu 18 : Nhà máy điện nào chạy bằng sức nước?
Ya - ly
Phú Mỹ
Phả Lại
Ninh Bình
Câu 19 : Lao động dịch vụ nước ta chiếm bao nhiêu % trong tổng số lao động trong nước?
15%
20%
25%
30%
Câu 20 : Sân bay nào dưới đây khong phải là sân bay quốc tế?
Sân bay Tân Sơn Nhất
Sân bay Đà Nẵng
Sân bay Nội Bài
Sân bay Điện Biên Phủ
TỰ LUẬN : (6 điểm)
Câu 1 : (4đ) Cho biết những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong xây dựng kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên? 
Câu 2 : (2đ) Trung du và miền núi Bắc bộ phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp có ý nghĩa lớn lao như thế nào?
HẾTĐÁP ÁN
TRẮC NGHIỆM : (4 điểm) Học sinh làm đúng 1 câu được 0,2đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
a
b
c
d
TỰ LUẬN : (6 điểm)
Câu 1 : (4 điểm)
Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong xây dựng kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên:
Thuận lợi:
+ Vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng
+ Vị trí cầu nối giữa Việt Nam với Lào, Campuchia
+ Cao nguyên khí hậu điều hòa, mát mẻ
+ Diện tích đất Bazan, rất lớn và màu mỡ rất thích hợp trồng cây công nghiệp
+ Rừng có nhiều gỗ quí
+ Thủy năng dồi dao
+ Bôxit trữ lượng lớn hơn 3 tỉ tấn
+ Có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái
Khó khăn:
+ Mùa khô thiếu nước, hay xảy ra cháy rừng
+ Chặt phá rừng gây xói mòn, thoái hóa đất
+ Săn bắn bừa bãi
+ Môi trường rừng suy thoái
+ Vùng thưa dân thấp nhất nước, dân cư phân bố không đều
+ Thiếu lao động
+ Đời sống còn nhiều khó khăn
+ Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc
=> Học sinh làm đúng mỗi ý được 0,25 điểm
Câu 2 : (2 điểm) Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc bộ:
Điều tiết chế độ dòng chảy của các dòng sông (0,5đ)
Hạn chế xói mòn đất (0,25đ)
Cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy, chế biến gỗ ổn định hơn (0,25đ)
Sử dụng được nguồn lao động nhà rỗi trong nông nghiệp (0,5đ)
Nâng cao đời sống người dân (0,5đ)

File đính kèm:

  • docĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I địa 9.doc