Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 năm học 2008 - 2009

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã ký hiệu
Đ01Đ-09-HSGL9
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9
Năm học 2008-2009
Môn thi: Địa lí
Thời gian làm bài 150 phút ( Không kể thời gian giao đề )
(Đề này gồm 05 câu 01 trang)
Câu 1: Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta.
Câu 2: Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp
Câu 3: Điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội.
Câu 4: Tình hình sản xuất công nghiệp ở đông nam bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất.
Câu 5: Thực hành:
Dựa vào bảng số liệu: cơ cấu GDP của nước ta thời kỳ 1991-2002 (%)
Năm
1991
1993
1995
1997
1999
2001
2002
Tổng số
100
100
100
100
100
100
100
Lâm-Ngư nghiệp
40,5
29,9
27,7
25,8
25,4
23,3
23
CN- Xây dựng
23,8
28,9
28,8
32,1
34,5
38,1
38,5
Dịch vụ
35,7
41,2
44
42,1
40,1
38,6
38,5
a) Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kỳ 1991-2002
b) Nhận xét:
- Sự giảm mạnh tỷ trọng của nông, lâm. ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23% nói lên điều gì?
- Tỷ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh? Thực tế này phản ánh điều gì?
.Hết.
Mã ký hiệu
HD01Đ-09-HSGL9
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9
Năm học 2008-2009
Môn thi: Địa lí
Câu 1: ( 6,5 điểm) Sự phát triển nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tài nguyên đất, khí hậu, nước và sinh vật
- Tài nguyên đất: là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. (0,5đ)
Có hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất:
+ Đất phù sa diện tích khoảng 3 triệu ha thích hợp cho trồng lúa nước và những loại cây ngắn ngày ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu long và đồng bằng ven biển nam trung bộ (0,75)
+ Đất feralit diện tích trên 16 triệu ha tập trung ở trung du miền núi thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, chè cao su, cây ăn quả và một số cây ngắn ngày.(0,75đ)
Hiện nay diện tích đất nông nghiệp là 9 triệu ha (0,5đ)
- Tài nguyên khí hậu:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tốt quanh năm, sinh trưởng nhanh có thể trồng 2-3 vụ lúa và rau mảu trong năm, thuận lợi cho nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển tốt (0,5 đ)
Khí hậu phân hoá theo chiều Bắc-Nam, theo mùa và theo độ cao, có thể trồng được các loại cây nhiệt đới đến cây cận nhiệt đới và ôn đới (0,5đ)
Khó khăn: hay có thiên tai, bão lụt, hạn hán và sâu bệnh gây tổn thất cho nông nghiệp.(0,5đ)
- Tài nguyên nước: có mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc do đó có giá trị cung cấp nước cho đồng ruộng, giá trị thuỷ lợi. Nguồn nước ngầm khá dồi dào là nguồn nước tưới quan trọng.(1đ)
Hạn chế: một số lưu vực sông thường gây lũ lụt về mùa mưa và hạn hán về mùa khô gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.(0,5đ)
- Tài nguyên sinh vật: có nguồn động thực vật phong phú là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các cây trồng, vật nuôi thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương.(1đ)
Câu 2: (2 điểm) Yêu cầu:
Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở chỗ:
- Nó làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản.(0,5đ)
- Thúc đẩy phát triển các vùng chuyên canh.(0,5đ)
- Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp (0,5đ)
Nông nghiệp nước ta không thể trở thành ngành sản xuất hàng hoá nếu không có sự hỗ trợ tích cực của công nghiệp chế biến (0,5đ)
Câu 3: ( 3,5 điểm) Điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng sông Hồng có nhiều:
a) - Thuận lợi:
- Sông Hồng bồi đắp phù sa màu mỡ, cung cấp nước tưới, mở rộng diện tích (0,5đ)
- Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh tạo điều kiện thâm canh tăng vụ, phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính (0,5đ)
- Tài nguyên:
+ Có nhiều loại đất, đất phù sa màu mỡ có giá trị cao, diện tích lớn nhất nên thích hợp thâm canh lúa nước (0,5đ)
+ Nhiều khoáng sản có giá trị: Mỏ đá, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên (0,5đ)
+ Nguồn tài nguyên biển: Có tiềm năng lớn để phát triển, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản và phát triển du lịch (0,5đ)
b) Khó khăn:
+ Diện tích đất lầy thụt và đất mặn, phèn cần được cải tạo (0,5đ)
+ Đại bộ phận đất canh tác ngoài đê đang bị bạc màu (0,5đ)
Câu 4: (3 điểm) Tình hình sản xuất công nghiệp ở đông nam bộ thay đổi như thế nào kể từ sau khi đất nước thống nhất.
- Trước năm 1975 công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ lớn (1đ)
- Từ sau 1975:
Công nghiệp - Xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của vùng (59,3%) (0,5đ)
+ Cơ cấu sản xuất cân đối, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm (0,5đ)
+ Một số ngành công nghiệp hiện đại được hình thành và phát triển như dầu khí, điện tử, công nghệ cao (0,5đ)
+ Công nghiệp tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh (50%) giá trị công nghiệp của vùng Biên hoà, Bà rịa vũng tàu (0,5đ)
Câu 5: ( 5 điểm) Thực hành
- Yêu cầu: Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP của nước ta thời kỳ 1991-2002 (%)
Vẽ đúng, đẹp, có tên biểu đồ, ghi chú (3đ)
- Nhận xét:
+ Sự giảm mạnh tỷ trọng của Nông, Lâm, Ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23% nói lên rằng: nước ta đang chuyển dần từ một nước nông nghiệp sang nước công nghiệp (1đ)
+ Tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp, xây dựng tăng lên nhanh nhất. thực tế này phản ánh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đang tiến triển (1đ)
Chú ý: Biểu đồ: - Thiếu tên không cho điểm
 - Thiếu ghi chú trừ ½ số điểm
.Hết.
Người ra đề
(kí, ghi rõ họ tên)
 Phạm Thị Năm
Người duyệt đề
(kí, ghi rõ họ tên)
Xác nhận của nhà trường
(kí tên, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docDia HSG lop 9KHANH HOI.doc
Đề thi liên quan