Đề kiểm tra học kì 2 năm học: 2013-2014 môn: ngữ văn 9

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 2 năm học: 2013-2014 môn: ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2013-2014
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian: 90 phút( Không kể thời gian phát đề)
I/ Mục tiêu đề kiểm tra :
 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì II môn Ngữ Văn lớp 9 theo 3 nội dung Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc-hiểu và tạo lập văn bản của học sinh (Trường THCS & THPT Trần Ngọc Hoằng– Đối tượng trung bình) 
 1/Kiến thức: Hệ thống, củng cố kiến thức 3 phân môn: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn trong chương trình HK II(Từ tuần 19-34)
 2/Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, tư duy vận dụng.
 3/Thái độ: Vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành tốt bài làm của mình.
II/ Hình thức đề kiểm tra:
- Hình thức đề kiểm tra: Tự luận
- Cách tổ chức: kiểm tra tập trung và đồng loạt theo kế hoạch của Sở, của trường; HS làm bài kiểm tra tự luận trong thời gian 90 phút
III.Thiết kế ma trận:
Mức độ

Tên Chủ đề 

Nhận biết
Thông 
hiểu
Vận dụng
Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao

1. Văn bản:

Thơ hiện đại:
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải

Chép thuộc lòng khổ 4&5 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”




















Số câu 
Tỉ lệ %
Số câu: 01
Tỉ lệ:10%



Sốcâu: 01
Tỉ lệ:10%
2. Tiếng Việt:
Nghĩa tường minh và hàm ý

Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. Cho ví dụ



Số câu 
 Tỉ lệ %

Số câu: 01
Tỉ lệ: 20%


Số câu: 01
Tỉ lệ:20% 
3.Tập làm văn:
Nghị luận văn học: Bài thơ “Sang thu”- Hữu Thỉnh



Viết bài văn nghị luận văn học

Số câu 
Tỉ lệ %



Số câu: 1
Tỉ lệ: 70%
Số câu: 1
Tỉ lệ:70% 

Cộng

Số câu: 01
Tỉ lệ: 10%

Số câu: 01
Tỉ lệ: 20%


Số câu: 02
Tỉ lệ: 70%

Số câu: 03
Tỉ lệ: 100%
IV. Nội dung đề kiểm tra:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2013-2014
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian: 90 phút( Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (1.0 điểm)
Chép thuộc lòng khổ bốn và khổ năm bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
Câu 2: (2.0 điểm)
	Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Cho ví dụ phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
Câu 3: (7.0 điểm)
Em hãy phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về những biến chuyển của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu qua bài thơ sau:
SANG THU- Hữu Thỉnh
 Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”




V.Hướng dẫn chấm, đáp án:
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9 KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học 2013-2014

 I. HƯỚNG DẪN CHUNG 
	- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
	- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
	- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, giám khảo vẫn cho đủ điểm.
	- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm thi. 
 - Điểm toàn bài đạt được vẫn giữ nguyên,thực hiện việc làm tròn số(một số thập phân).
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 
 Nội dung
Điểm
Câu 1

(1.0 điểm)

Chép đúng, chính xác khổ bốn và khổ năm bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
- Không ghi tên tựa bài thơ và tên tác giả
Sai hai lỗi chính tả 	
Thiếu hoặc sai từ	 	 

(1.0điểm)

- 0.25 điểm
- 0.25 điểm
- 0.25 điểm
Câu 2

(2.0điểm)

Khái niệm:
Nghĩa tường minh là phần thong báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ rong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
Cho ví dụ phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý
Ví dụ:
Nam ơi, chủ nhật này mình đi siêu thị chơi nhé!(nghĩa tường minh)
Chủ nhật, mình bận ở nhà ôn bài kiểm tra Tiếng Việt .
( Hàm ý từ chối đi siêu thị với bạn)

(1.0điểm)






(0.5 điểm)

(0.5 điểm)
Câu 3
Viết bài văn nghị luận văn học
(7.0 điểm)

a. Yêu cầu về kỹ năng:
 - Biết cách làm bài nghị luận kiểu bài phân tích một bài thơ. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Trình bày cẩn thận.
 - Thí sinh biết cách phân tích cái hay cái đẹp của một bài thơ. 



b. Yêu cầu về kiến thức: 
 Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau: 


 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận - sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về những biến chuyển của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
 - Phân tích:
 Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về những biến chuyển của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu được Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế:
 + Cảm nhận của nhà thơ khi tiết trời sang thu (khổ 1) 
 . Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa được cảm nhận qua khứu giác: hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se.
 . Bức tranh thiên nhiên còn được cảm nhận bằng thị giác và cảm giác: sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm; hình như thu đã về.
 . Tác giả cảm nhận bức tranh đất trời sang thu bằng tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng: bỗng, hình như.
 + Sự chuyển đổi của thiên nhiên khi đất trời vào thu và những chiêm nghiệm của tác giả (khổ 2, khổ 3) 
 . Không gian thu được mở rộng từ thấp lên cao: dòng sông trôi chậm rãi gợi sự bình yên trong khi những cánh chim đã bắt đầu vội vã. Những đám mây nửa là của mùa hạ, nửa lại vắt sang thu. Nắng vẫn còn nồng nhưng những cơn mưa mùa hạ đã bớt dần.
 - Nói về mùa thu, nhưng vừa có ý hàm ẩn về cuộc đời của mỗi người (2 câu cuối): khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
* Nghệ thuật:
 	Bức tranh giao mùa được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan: khứu giác, thị giác, cảm giác;
Những hình ảnh, từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái: bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nửa mình, vẫn còn, đã vơi, bắt đầu vội vã;
Phép tu từ: nhân hóa, ẩn dụ...
Ngoài ra thí sính còn có thể phát hiện thêm: nhịp thơ; phép đối (Sông được lúc dềnh dàng - Chim bắt đầu vội vã); cách sử dụng từ ngữ của tác giả mới lạ, độc đáo.
- Đánh giá chung: 
 + Với hình ảnh tự nhiên, giàu sức gợi, cùng với nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ tài tình, Hữu Thỉnh đã thể hiện một cách đặc sắc những cảm xúc tinh tế trước bước chuyển giao từ cuối hạ sang đầu thu.
 + Với Sang thu, Hữu Thỉnh đã góp thêm một nét thu mang dấu ấn riêng của mình vào chùm thơ về mùa thu.
	
(1.0điểm)



 (2.5điểm)


















(1.5điểm)



(1.0điểm)









(1.0 điểm)

Lưu ý: Trong quá trình phân tích, thí sinh không được tách rời nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Nếu phân tích nội dung trước, sau đó nói qua về nghệ thuật thì tối đa chỉ được 2,5 điểm.
c. Cách cho điểm:
 - Điểm 6-7: Đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. Phân tích nghệ thuật để làm nổi bật nội dung. 
 - Điểm 3-4: Trình bày được hơn nửa các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, còn mắc một số lỗi diễn đạt. Có khai thác các yếu tố nghệ thuật để làm nổi bật nội dung nhưng chưa đầy đủ.
 - Điểm 1-2: Bài viết quá sơ sài, diễn đạt yếu.
 - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
	


Tổng

10.0 điểm










File đính kèm:

  • docDE2MA TRANDAP AN THI KI 2 VAN 9 1314.doc